[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Con dế, tiếng Anh là Cricket, phổ biến ở Việt Nam là loại dế đen, có nơi gọi dế than hoặc dế mèn có tên khoa học là Gryllus bimaculatus, tên thông dụng tiếng Anh là African field cricket. Dế là loài côn trùng có mặt phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các vùng nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam.
Hình 1. Dế đen (African field cricket)
Ở Việt Nam từ khá lâu nay, người ta đã biết đến việc nuôi dế tập trung để chủ động thu hoạch, nhưng thật ra vẫn chỉ mới ở phạm vi nuôi số lượng ít. Dế mới được dùng làm thức ăn cho chim cảnh hoặc món ăn ở quán, chứ chưa nhiều nơi xem xét đến việc nuôi dế với quy mô lớn, để khai thác thành nguồn cung protein và chất béo giá trị (dinh dưỡng) cao và từ đó, trở thành nguồn thực phẩm hoặc nguyên liệu để sản xuất các loại thực phẩm giá trị dinh dưỡng tốt cho người sử dụng như xu hướng nghiên cứu hiện nay trên thế giới đang quan tâm nhiều đến nguồn thực phẩm từ côn trùng.
Nuôi dế khó hay dễ, nhất là nếu muốn nuôi với quy mô công nghiệp thì cần phải xem xét các vấn đề gì? Bài viết này sẽ giới thiệu quy trình tổng quát của việc nuôi dế để người đọc có thể áp dụng và có thể nhân rộng quy mô nuôi tùy theo điều kiện cụ thể ở các vùng khác nhau.
Con giống
Không giống như trường hợp nuôi một số loài động vật hiếm là phải tìm kiếm con giống khó khăn và đôi lúc các phong trào nuôi được hô hào cũng chỉ nhằm mục đích là bán con giống kiếm lợi, với con dế vì là nguồn có sẵn trong tự nhiên nên người nuôi chỉ cần có được số lượng nuôi cần thiết trong lần đầu, rồi sau khi nuôi 6 – 7 tuần lễ, tùy theo thời tiết và kỹ thuật nuôi, dế đã bắt đầu đẻ và sẽ có được số trứng dế dùng cho việc nuôi dưỡng các lứa sau.
Phương tiện chăn nuôi
Dế được nuôi trong thùng nhỏ với kích thước không bắt buộc. Quy cách gợi ý có thể là dài 1,3 m x rộng 0,9 m x cao 0,6 m. Thùng có thể bằng nhựa, gỗ, hoặc khung kim loại, khung gỗ trải lưới khít (vì dế con rất nhỏ) nhưng phải làm sao để giữ ổn định được nhiệt độ, độ ẩm trong thùng nuôi.
Hình 2. Thùng nuôi dế đặt trong nhà kín, tối
Hình 3. Khay đựng trứng dế chờ nở
Các thùng nuôi phải được đặt trong nhà, có mái che, vách kín để tránh mưa tạt, gió lùa. Cần làm vệ sinh kỹ lưỡng trước mỗi đợt nuôi để tránh kiến hoặc vài loài vật khác có thể gây hại cho dế. Lưu ý dế là côn trùng nên cũng rất nhạy với các loại thuốc diệt kiến, ruồi muỗi thông thường. Bên trong thùng nuôi dế cần giữ sao cho nhiệt độ ở mức ấm (trên 30 oC) và độ ẩm cần khá cao (trên 70%). Trong thùng nuôi đặt các vật liệu xốp, mềm tạo các khe hở nhỏ làm chỗ cho dế trú ẩn.
Thức ăn
Dế là loài ăn tạp, nhưng nghiêng về hướng ăn thực vật (cỏ, lá cây); nên khi nuôi tập trung, muốn dế mau lớn thì có thể sử dụng thức ăn công nghiệp của gà thịt cho ăn thường xuyên nhưng phải bổ sung thêm các loại lá cây xanh như rau lang, rau muống, cỏ xanh. Sau khi thu hái cần để cho ráo nước rồi mới để trong thùng cho dế ăn.
Một trở ngại là người nuôi khó ước lượng được số trứng thu hoạch hoặc số dế con nở ra trong mỗi thùng nên cũng không ước lượng được số lượng thức ăn cần cung cấp mỗi ngày. Vì vậy, cần cho dế ăn theo nhiều bữa, với “máng ăn” là các đĩa giấy hoặc khay có thành thấp rồi rải một lớp thức ăn mỏng vào đó. Sau mỗi khoảng 2 giờ quan sát, nếu thấy trong đĩa ăn đã gần hết thức ăn thì cung cấp thêm. Cuối giờ chiều nên cho thức ăn nhiều hơn vì ban đêm dế cũng ăn rất nhiều.
Trong 1-2 tuần đầu từ khi dế nở có thể không cần đặt “máng uống” mà lượng nước có sẵn trong rau xanh là cũng đủ cho dế. Tuy nhiên sau 2 tuần khi dế đã lớn hơn thì cần đặt các khay mỏng chứa giấy xốp hoặc bông gòn đổ nước ở mức độ ướt giấy/bông gòn chứ không thể ngập nước được vì “dế không biết bơi”.
Sự phát triển của dế
Dế lớn rất nhanh (như trong Hình 4 so với Hình 5). Sau 5 tuần nuôi, 100 con dế đạt trọng lượng khoảng 55 gam (1 con dế 05 tuần tuổi nặng 0,55 gam). Lúc này đã có 1 vài con bắt đầu gáy và là lúc có thể thu hoạch rồi, nếu không muốn giữ lại cho sinh sản. Thu hoạch vào lúc này thì đạt mức hệ số chuyển hóa thức ăn khoảng 1,6 – 1,7 kg thức ăn (hỗn hợp) cho 1 kg dế; chưa tính đến lượng thức ăn xanh cung cấp thêm. Bình quân mỗi thùng dế kích thước nêu trên có thể nuôi để thu hoạch được khoảng 5,5 – 7,0 kg dế sau 05 tuần lễ.
Khi dế đã bắt đầu có tiếng gáy là lúc trưởng thành về mặt sinh dục, nên nếu nuôi tiếp thì dế sẽ lớn chậm lại, tiêu tốn thức ăn nhiều hơn mặc dù người ăn dế cảm thấy ngon nhất là khi dế đang mang bụng trứng bên trong (khoảng hơn 6 tuần tuổi).
Hình 4. Dế 1 tuần sau khi nở
Hình 5. Dế 4 tuần sau khi nở
Hình 6: Dế trưởng thành với con trống có đường vân trên cánh đẹp mắt hơn so với con mái
Giá trị dinh dưỡng của dế
Khi thu hoạch sau 05 tuần lễ nuôi, bình quân 3,5 kg dế tươi đem sấy 60 oC sẽ được 01 kg dế khô. Thành phần hóa học của cơ thể dế được nêu trong Bảng 1 dưới đây.
Hai thành phần dưỡng chất chính trong dế tươi hoặc khô là protein và chất béo. Tính riêng trong chất béo (100%) có chứa nhiều một số loại acid béo tốt như acid oleic 28,8 %; acid linoleic 28,4 (cả hai acid này đều thuộc nhóm acid béo omega-3 có giá trị tốt cho sức khỏe người).
Bảng 1. Thành phần hóa học (%) cơ thể dế
Chất khô |
Đạm thô |
Béo thô |
Khoáng |
Ca |
|
Dế tươi |
28,33 |
16,64 |
7,58 |
1,85 |
0,11 |
Bột dế khô |
95,40 |
58,74 |
26,75 |
6,53 |
0,38 |
Với thành phần dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe con người nên hoàn toàn có thể sử dụng dế chế biến thành nhiều món ăn cho người. Hiện tại đã có những công ty thu mua nguyên liệu bột dế để chế biến thành bánh, kẹo như sản phẩm trong
Hình 7: Kẹo chocolate chứa bột dế từ công ty The Cricket Hop, Anh quốc
Hình 8. Một số món ăn như dế rang muối, dế chiên nước mắm, dế xào xả ớt, dế xào nấm, dế xào bún gạo được thực hiện ngay tại Bộ môn Dinh Dưỡng, Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh sau đợt nuôi để minh họa khả năng sử dụng dế trong bữa ăn hàng ngày cho con người
Tóm lại, với các kết quả được trình bày như trên, có thể thấy rằng dế là loài có thể nuôi dễ dàng trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta. Quy mô nuôi tùy theo điều kiện về vị trí, diện tích và công lao động sẵn có. Với thời gian tăng trưởng ngắn, dễ nuôi, tốn ít thức ăn nên một năm có thể nuôi nhiều đợt và người nuôi có thể chủ động sắp xếp lịch nuôi để thu hoạch xen kẽ, đều đặn trong suốt các tuần của năm, tránh được tình trạng lúc thiếu, lúc dư thừa sản phẩm.
Một khi số lượng dế nuôi đã khá đủ làm nguồn thực phẩm cho người thì lúc đó số lượng dế thu hoạch vẫn có thể dùng làm nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chất lượng cao, sử dụng cho thức ăn con non (lợn con, gà con), hoặc một phần cho việc nuôi chim, cá cảnh hoặc các loại thủy sản giá trị cao như cá giống, tôm.
Nhóm tác giả: Dương Duy Đồng,
Đặng Cao Nam, Nguyễn Thị Thùy Trang
Mail: [email protected]
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
- nuôi dế li>
- nuôi côn trùng li> ul>
8 Comments
Để lại comment của bạn
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Cần tìm đầu ra cho dế thái 0368551619
Minh dang o dong nai ,can tim nguoi thu mua con de thai,0774946704
0386742826.Cần bán dế thương phẩm
Có ai hợp tác. Chế biến thức ăn công nghiệp. Từ con dê thái không 0386742826
cần tìm người thu mua dế thái lâu dài 0379981464
Muốn được tham quan mô hình nuôi dế để học hỏi , bạn nào cí mô hình tốt xin giới thiệu để mình học tâp
Cần người thu mua dế Thái sdt 0977 577 009
Trang trại dế Cần Thơ. Gặp a thuận ban nhé