Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh ven biển phía Nam đều có các hộ nuôi chim yến nhưng nhiều nhất ở vùng Gò Công tỉnh Tiền Giang và vùng Cần Giờ – TP Hồ Chí Minh.Một số hộ tận dụng các tầng trên của nhà mình để nuôi chim yến nhưng rất nhiều hộ đầu tư nhiều tỷ đồng xây riêng một căn nhà chỉ để nuôi chim yến và thường gọi là nhà yến.
Nhà yến đã có chim yến làm tổ
Nuôi chim yến trong nhà hiện nay có thể gọilà nghề khai thác “vàng trắng” nếu thành công do giá tổ yến có giá cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều hộ nuôi chim yến đã giàu lên nhanh chóng nhưng không ít hộ đã thất bại thảm hại vì đầu tư nhiều tỷ đồng xây dựng nhà yến mà nhiều năm sau vẫn không dụ được chim yến về làm tổ.Hoạt động này thực chất chỉ là là tạo những điều kiện phù hợp nhất rồi tìm mọi cách dẫn dụ chim yến về làm tổ nhưng cách làm này đã còn phù hợp và có rủi ro cao.
Chim yến là loài chim hoang dã có đặc tính rất đặc biệt, suốt ngày chỉ bay lượn, không đậu lại bất kỳ ở đâu ngoài tổ của mình. Chúng kiếm mồi là các côn trùng sống ở trên không trung. Ngoài tự nhiên, chúng làm tổ ở các hốc đá ngoài đảo xa như đảo yến Khánh Hòa. Loài yến sào còn có khả năng phát ra âm thanh dò đường để bay lượn trong hang tối như loài dơi. Chim yến thường gắn bó với nơi ở cũ và tổ của mình. Một ngôi nhà cổ ở thị xã Gò Công trước 1975 gọi là Dinh Tỉnh trưởng, để được UBNDtỉnh Tiền Giang công nhận di tích văn hóa thì phải đuổi đàn chim yến đang sống ở đây đi nơi khác nhưng đuổi mãi mà chim yến vẫn tìm mọi cách chui vào làm tổ.
Dựa trên đặc tính thường gắn bó với nơi ở cũ của chim yến người ta đã dùng biện pháp mới khả thi hơn, đó là ấp nở chim yến và nuôi đến khi chúng tự kiếm mồi. Đây là công nghệ mới được chuyển giao từ Malaysia. Công ty cổ phần Yến Việt đã và đang áp dụng ở một dự án đã được UBND tỉnh Long An phê duyệt. Có thể mô tả công nghệ này như sau: Có nhà yến, máy ấp trứng, giàn tổ nhân tạo, thức ăn phù hợp, người nuôi dưỡng chăm sóc.
Nhà yến đang được tiếp tục xây dựng trong khu dự án tại Long An
Đầu tiên phải xây nhà yến theo thiết kế trước đảm bảo có đủ các điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, loại bỏ thiên địch và các điều kiện khác cho chim yến sinh sống. Tầng trệt (thấp nhất) là nơi nuôi yến non. Từ phòng nàycó lỗ thông lên các phòng trên gọi là lỗ gom và thông lên lỗ gom trên cùng để ra ngoài.
Tổ nhân tạo cho chim non
Sau khi trứng chim yến được ấp nở người ta chuyển chim non lên giàn tổ nhân tạo,người nuôi cho chim non ăn thức ăn chế biến sẵn (dạng bột nhão). Có một máy thổi thức ăn dạng hạt nhỏ bay lên để chim yến mới biết bay tập ăn, tập bắt mồi. Các hạt thức ăn rơi xuống được cái phễu lớn phía dưới (có phủ lưới) thu gom lại rồi tiếp tục được thổi bay lên.
Khi chim lớn tự bay qua lỗ gom lên các tầng trên và bay ra ngoài đi kiếm ăn. Các chim con lớn lên sẽ làm tổ ở các tầng trên, tầng dưới nuôi nốt số chim còn lại, hết đợt thì chuyển dụng cụ đếnnhà yến khác tiếp tục quy trình nuôi cho nhà yến mới. Tầng đó trở thành nơi làm tổ của đàn chim yến như các tầng khác.
Như vậy,một nhà yến ban đầu chỉ cần có khoảng 30 đến 50 đôi chim thì những năm sau số lượng sẽ tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân và chắc chắn việc chăn nuôi chim yến sẽ thành công.
Tuy nhiên, công nghệ nuôi chim yến nhân tạo vẫn còn nhiều vấn đề chưa rõ ở Việt Nam như nguồn trứng chim yến ở đâu? Thức ăn cho chim con mua đâu hoặc sản xuất theo công thức nào? Quy trình ấp nở ra sao? Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng dịch thế nào?… Nói chung, hiện vẫn còn rất nhiều vấn đề liên quan đến phát triển công nghệ khá mới mẻ này trong nuôi chim yến cần phải nghiên cứu, hoàn thiện quy trình và được cơ quan có thẩm quyền công nhận trước khi nhận rộng trong sản xuất./.
Mai Thế Hào
Nguồn: Cục Chăn nuôi
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- văn bản pháp luật li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- tin tức chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi hữu cơ li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- vietgap li>
- chăn nuôi gia súc li>
- nuôi chim yến li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Tôi quan tâm đến công nghệ này. Tòa soạn có thể cho tôi xin thông tin liên hệ với cty cung cấp dịch vụ này được không. Chân thành cám ơn
Thông tin liên lạc 0973283979
Cám ơn anh Trần Trung đã quan tâm đến thông tin bài viết. Anh có thể liên hệ với Công ty Cổ phần Yến Việt như sau:
Trụ sở: Cụm Công Nghiệp Thành Hải, xã Thành Hải, TP. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.
Văn phòng: 217 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Quận 1
Hotline: (028) 6265.1818
Fax: (028).62.658.658
https://www.yenviet.com.vn/
Trân trọng cám ơn!