Heo con có sức sống tốt hơn sẽ giúp tăng lợi nhuận trong quá trình chăn nuôi. Dựa trên những thí nghiệm gần đây và kết quả thực hiện chương trình dinh dưỡng tiên tiến đã khẳng định rằng cải thiện dinh dưỡng cho heo nái vào những giai đoạn then chốt trong chu kỳ sinh sản sẽ giúp tăng trọng lượng sơ sinh và sức sống của heo con.
Tỷ lệ sống trung bình của heo con ở Châu Âu là 83%, dao động từ 70% – 90%. Con số này bị ảnh hưởng bởi số lượng thai chết lưu và tỷ lệ tử vong trước khi cai sữa trong một lứa sinh. Nếu chúng ta có thể làm giảm tỷ lệ của 2 nguyên nhân này trong lứa sinh thì khả năng sống sẽ tăng lên, thúc đẩy hiệu suất của heo nái và phúc lợi cho heo con.
Kích cỡ lứa sinh lớn hơn là yếu tố thách thức đối với sức sống của heo con. Có thể có nhiều heo con sinh ra trễ hơn, thêm khó khăn cho heo mẹ trong khi sinh và giảm độ đồng đều trong đàn. Những heo con nhẹ cân nói riêng có nhiều nguy cơ tử vong trước khi cai sữa.
Sức sống của heo con có thể được cải thiện bằng cách cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho heo mẹ trong giai gần sinh con, giai đoạn chuyển tiếp từ lúc mang thai sang nuôi con
Đáp ứng với những thách thức trong quá trình chuyển tiếp
Hỗ trợ heo nái bằng cách cải thiện chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn gần sinh con, giai đoạn chuyển tiếp từ thời kỳ mang thai sang nuôi con, có thể có tác động đáng kể đến sức sống của heo con. Đây là trọng tâm của chương trình nghiên cứu trên heo gần đây và tiến đến phát triển chiến lược nuôi dưỡng Livelle Transition. Bước đột phá trong dinh dưỡng có thể giúp hỗ trợ cho heo nái có những lứa sinh kích thước lớn hơn, từ khi sinh con cho đến khi cai sữa.
Có 3 bước quan trọng trong giai đoạn chuyển tiếp:
1. tuần lễ trước khi sinh,
2. khi sinh con và,
3. tuần lễ nuôi con đầu tiên.
Những chuyển biến cơ thể heo nái diễn ra trong giai đoạn chuyển tiếp, được đánh dấu bởi sự cân bằng năng lượng âm và stress oxy hóa cao, như thể hiện trong hình 1. Những thay đổi này lớn hơn ở những heo nái có lứa sinh kích thước lớn và cần được chú ý đặc biệt về dinh dưỡng.
1. Bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp
Giai đoạn chuyển tiếp bắt đầu từ tuần lễ trước khi nái sinh con. Quá trình trao đổi chất ở nái lúc này chuyển từ trạng thái đồng hóa sang dị hóa, hỗ trợ sự phát triển ở mức cao của bào thai, chuẩn bị cho cơ thể để sinh con, sản xuất sữa non và nuôi con từ sớm.
2. Giai đoạn sinh con
Thời gian sinh con không nên kéo dài quá 5 giờ, nhưng có thể thay đổi rất nhiều từ nái này đến nái khác. Thời gian này sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng cơ thể của nái, khả năng huy động năng lượng và khoáng chất tăng lên, đặc biệt là canxi. Cung cấp đầy đủ nước và đảm bảo lượng thức ăn thu nhận, với khẩu phần được bổ sung hóa chất xơ lên men, axit amin dễ tiêu và cân bằng điện giải, sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình nái sinh con.
3. Nuôi con
Quá trình sản xuất sữa bắt đầu ngay sau khi sinh con và tăng dần từng ngày, với tốc độ nhanh hơn so với lượng thức ăn mà nái ăn vào. Điều này gây ảnh hưởng đến sự huy động nguồn dự trữ trong cơ thể heo mẹ. Trong giai đoạn này, quản lý và nuôi dưỡng heo nái một cách chính xác có thể giúp cải thiện đáng kể khả năng sống sót của heo con.
Tăng khả năng sống của heo con thêm 3%
- Áp dụng chiến lược nuôi dưỡng trong giai đoạn chuyển tiếp như đã kể trên vào khẩu phần của heo nái từ lúc chuyển sang chuồng sinh cho đến khi bắt đầu nuôi con có thể thúc đẩy hiệu suất trong thời kỳ quan trọng này. Chương trình này bao gồm những sản phẩm giúp kích thích chức năng gan và tăng năng lượng cho nái lúc sanh và trong giai đoạn đầu nuôi con. Nghiên cứu cho thấy chương trình này có thể cải thiện khả năng sống của heo con thêm đến 3% và hạn chế hao hụt cơ thể của heo nái trong thời gian nuôi con.
- Chiến lược nuôi dưỡng còn bao gồm sản phẩm phụ gia chống oxy hóa và các vi chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất của nái, sự phát triển của bào thai và hỗ trợ biện pháp chống oxy hóa.
- Thông qua công thức cân bằng với chất xơ lên men, cân bằng điện giải và axit amin dễ tiêu giúp đường ruột của nái thoải mái, tăng cường huy động khoáng và tăng cường sự tiết sữa.
Nghiên cứu mở rộng đã chứng minh được những lợi ích đáng kể của chương trình nuôi dưỡng trong giai đoạn chuyển tiếp. Kết quả thử nghiệm cho thấy có sự cải thiện về trọng lượng sơ sinh của heo con thêm 2.7% và tỷ lệ sống tăng thêm 2.1%, như ở hình 2. Những cải tiến này tương đương với việc có thêm 0.75 heo con hoặc 50kg thịt/nái/năm. Mức độ cải tiến sẽ khác nhau dựa trên mức hiệu suất ban đầu của nái.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng
Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho nái từ lúc cai sữa đến động dục lại cũng có thể mang lại lợi ích đối với khả năng sống của heo con về sau. Đây là giai đoạn từ 4 – 6 ngày khi nái đang phục hồi sau thời kỳ nuôi con và chuẩn bị lên giống lại. Một chế độ dinh dưỡng tốt hơn có thể cải thiện chất lượng sản xuất trứng; điểm khởi đầu cho một lứa sinh chất lượng đồng nhất.
- Để giúp đạt được điều này, các nhà khoa học đã phát triển và thử nghiệm một loại thức ăn bổ sung giàu thành phần glycogenic giúp kích thích các hormone sinh sản và cung cấp vi dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển phôi từ sớm.
- Các thử nghiệm thực hiện bằng cách sử dụng chương trình nuôi dưỡng bổ sung giúp trọng lượng heo con sơ sinh tăng thêm đến 11.5%, như thể hiện trong hình 3. Trong cùng một thử nghiệm, heo nái được cho ăn thức ăn bổ sung có số heo nặng dưới 1kg ít hơn 40% so với nhóm đối chứng.
Kết luận
Trong thập kỷ qua, trung bình kích thước lứa sinh ở nhiều nái đã tăng hơn 30%. Số lượng heo con cai sữa không theo kịp thách thức sống còn về sau cũng tăng lên. Việc lựa chọn giống vật nuôi di truyền, quản lý và vệ sinh góp phần tăng khả năng sống sót của heo con. Áp dụng một chiến lược dinh dưỡng cụ thể cho heo nái từ giai cai sữa cho đến thời điểm động dục lại, và trong giai đoạn chuyển tiếp từ thời kỳ mang thai sang nuôi con giúp cải thiện hiệu suất của heo nái vượt bậc.
Biên dịch: Ecovet Team (theo Pigprogress.net)
Nguồn: Ecovet
- heo nái li>
- dinh dưỡng cho heo nái li> ul>
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
- Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?
- 10 điểm đặc biệt cần lưu ý khi lập công thức thức ăn cho bò
- Chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh về tai trên chó, mèo
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
- Áp dụng kỹ thuật mới cho mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất