Độc tố mycotoxin đe dọa ngành công nghiệp bò sữa và bò thịt
Johanna Fink-Gremmels, Giáo sư về lĩnh vực Thú y và xét nghiệm độc tố thú y tại Đại học Utrecht cho biết: “Các nhà chăn nuôi bò sữa và bò thịt tại nước Anh cần phải đặc biệt chú ý đến tình trạng nhiễm chất độc mycotoxin và mối đe dọa của chất độc này đến sức khỏe của động vật. Sự đe dọa của mycotoxin với gia súc đang gia tăng ở Anh quốc. Người nông dân và các cán bộ thú y thường đánh giá thấp ảnh hưởng của chất độc này đến sức khỏe và hiệu suất của động vật”.
Tiến sĩ Fink-Gremmels giải thích rằng, các độc tố tự nhiên do nhiều loài nấm khác nhau tạo ra và các loài nấm này có sự tăng nhanh về số lượng trên toàn thế giới. Điều này một phần do biến đổi khí hậu toàn cầu nhưng cũng bởi sự thay đổi các hình thức canh tác ở các nước phát triển.
Hình minh hoạ
Các thức ăn gia súc thường chứa ít nhất 2 loại nấm, điều này khiến việc xem xét độc tố mycotoxin trở nên phức tạp. Các dấu hiệu ở bò sữa như giảm ăn, rối loạn sinh sản, viêm móng suy giảm chức năng gan, phản ứng kém với các chương trình tiêm chủng và thậm chí dễ mắc bệnh do vi rút và vi khuẩn gây ra có thể do ăn phải thức ăn chăn nuôi có chứa độc chất mycotoxin.
Mycotoxin hiện cũng có thể có trong cỏ và trong thức ăn gia súc làm từ ngô. Hiện nay, việc phát hiện các độc chất có nấm fusarium như Enniatins và Beauvericin trong các loại ngũ cốc trở nên khó khăn hơn. Các độc chất này cũng đã xuất hiện ở các cánh đồng cỏ chăn nuôi ở khu vực Bắc Âu. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng của dạ cỏ ở các loài động vật nhai lại.
Hoạt động của dạ cỏ giúp xác định sức khỏe và năng suất của bò sữa. Khi vi khuẩn ở dạ cỏ bị tổn thương, chức năng gan suy yếu tạo nên nhiều bất lợi và thường dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, từ đó làm giảm năng suất của bò sữa.
Tiến sĩ Fink-Gremmels nói thêm rằng, trong tương lai nông dân sẽ cần phải lựa chọn các loài thực vật làm thức ăn cho gia súc có sức đề kháng tốt hơn với nấm độc và cũng sẽ phải điều chỉnh phương pháp làm đất để giảm tình trạng nhiễm nấm.
Biên dịch: Lê Hồng Vân (theo phys.org)
Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT
Từ khóa
- thức ăn chăn nuôi li>
- độc tố li>
- mycotoxin li> ul>
Tin liên quan
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất