Đục lỗ trên thân bò - công cụ chăn nuôi tuyệt vời hay minh chứng cho sự quá đáng của con người? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Đục lỗ trên thân bò – công cụ chăn nuôi tuyệt vời hay minh chứng cho sự quá đáng của con người?

    Một trong những giải pháp chăn nuôi phổ biến nhất trong các trang trại, đó là đục lỗ trên thân bò, cừu… Tại sao phải làm như vậy, và liệu nó có cần thiết hay không?

    Đục lỗ trên thân bò - công cụ chăn nuôi tuyệt vời hay minh chứng cho sự quá đáng của con người?

     

    Paul McCartney đã từng nói: “Nếu tất cả những lò mổ đều có tường làm bằng kính, thì cả nhân loại sẽ đều ăn chay.”

     

    Không chỉ riêng với mục đích lấy thịt, ngành công nghiệp kinh doanh trên động vật nói chung đều có một kịch bản: những con vật được “nuôi” sẽ phải chịu đủ mọi loại đau đớn, hành hạ miễn sao chúng cho ra thành phẩm tốt nhất – vậy là đủ.

     

    Chúng ta đã chứng kiến nhiều lần con người tàn nhẫn với các loài vật khác để đạt được lợi ích cho riêng mình. Nếu sự thật rơi nước mắt về cuộc đời của một chú bò công nghiệp, khung cảnh đáng sợ đằng sau các rạp xiếc thú… vẫn chưa đủ, thì đây: con người đang làm những điều đáng sợ đến thế này nữa:

     

    Đúng thế, bạn không nhìn nhầm đâu. Người ta đục và nong một cái lỗ trên thân bò, gọi là các ống thông. Các ống này thông thẳng vào dạ dày của chúng, bình thường sẽ có nắp đậy kín và chỉ mở ra khi cần thiết. Vậy các ống này là gì, tại sao người ta tạo ra chúng?

     

    Sự ra đời của kĩ thuật tạo ống thông

     

    Mặc dù được ít người biết đến, kĩ thuật này đã ra đời từ khá lâu. Tất cả bắt đầu vào năm 1822, một bệnh nhân người Canada mặc dù bị chấn thương rách sâu ở phần bụng và vết thương không liền lại, ông vẫn sống sót một cách kì diệu, thậm chí còn sống rất khỏe mạnh.

     

    Nhận ra điều này có thể tương tự với các loài vật khác, một bác sĩ người Mĩ đã chế tạo ra kĩ thuật ống thông, với hi vọng nó có thể cho phép chúng ta quan sát – thậm chí kiểm soát được các chất trong dạ dày của vật nuôi một cách trực tiếp.

    Đục lỗ trên thân bò - công cụ chăn nuôi tuyệt vời hay minh chứng cho sự quá đáng của con người?

     

    Trong suốt 11 năm sau đó, rất nhiều tài liệu về chủ đề này được nghiên cứu và công bố. Vào thập niên 20 của thế kỉ XX, những ống thông này được đón nhận rộng rãi ở các trang trại nuôi thú lấy thịt và sữa. Bò, dê, cừu,… và các loài nhai lại nói chung khi được nuôi với mục đích kinh tế – đều có thể áp dụng kĩ thuật này. Trong đó bò là loài phổ biến nhất.

     

    Hiện nay, chi phí cho một ca lắp ống thông là vào khoảng 300$/con và các ống này gần như có thể theo những chú bò suốt đời mà không cần thay thế hay lắp lại.

     

    Vậy rốt cục kết quả đem lại có đáng không?

     

    Đối với những người trong ngành chăn nuôi, câu trả lời là có. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như số lượng thịt và sữa sản xuất ra.

     

    Nếu có thể kiểm soát các khí, men, vi sinh vật, độ pH, lượng thức ăn… trong dạ dày gia súc, thì còn gì có thể tuyệt vời hơn thế nữa?

    Đục lỗ trên thân bò - công cụ chăn nuôi tuyệt vời hay minh chứng cho sự quá đáng của con người?

     

    Người ta có thể bơm thêm dưỡng chất hoặc thuốc men, lấy ra những chất thừa, quan sát và xét nghiệm môi trường dạ dày…

     

    Bằng chuyên môn của mình, các chuyên gia sẽ giữ cho chế độ dinh dưỡng của gia súc luôn ở mức tốt nhất và vì thế, lợi nhuận đem lại cũng tăng theo.

     

    Bên cạnh đó, chúng cũng được đem tới các trường thú y để sinh viên quan sát và học tập

    Đục lỗ trên thân bò - công cụ chăn nuôi tuyệt vời hay minh chứng cho sự quá đáng của con người?

    Một sinh viên đang nghiên cứu sự hoạt động của dạ dày bò

     

    Tuy nhiên, mặt trái khiến nhiều chuyên gia động vật quan tâm: đó là số phận đau khổ của những sinh vật bị đục lỗ.

     

    Số ít trường hợp sẽ bị nhiễm trùng và chết – nhưng không sao cả, chúng sẽ được đưa đến lò mổ và thiệt hại này coi như đã được bù đắp bằng khoản tiền thu được từ thịt của chúng.

     

    Theo chia sẻ của các nhân viên trang trại, lỗ thông cũng giống như một loại khuyên vậy. Tương tự như cái nong tai của chúng ta, những chú bò sẽ không gặp phải bất kì nguy hiểm nào cả.

     

    Vòng đời của chúng được cho là không bị ảnh hưởng bởi dụng cụ đặc biệt này. Và mặc dù quy trình phẫu thuật trông có vẻ đau đớn, nhưng các bác sĩ sẽ đảm bảo cho vết mổ lành kín miệng ống (tất nhiên, quá trình lành bệnh sẽ đau rồi).

    Đục lỗ trên thân bò - công cụ chăn nuôi tuyệt vời hay minh chứng cho sự quá đáng của con người?

     

    Tuy vậy, nhiều người cho rằng dù quá trình “nong bụng” này có vẻ đau đớn, nhưng đó lại là cách hiệu quả nhất để chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho gia súc tại các trại chăn nuôi.

     

    Vậy còn bạn, bạn nghĩ gì về điều này? Hãy để lại bình luận nhé!

     

    Nguồn: Peta, eCow, AgriLand, Trường Cao đẳng Nông nghiệp & Tài nguyên, Nông dân Mordern

     

    Bill Cypher
    Nguồn: soha.vn

    Để lại comment của bạn

    Tin mới nhất

    T7,28/12/2024

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.