[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Những ngày qua thời tiết rơi vào những ngày nắng nóng cao độ, đặc biệt ở các khu vực có nhiều khu chung cư, nhà cao tầng, khu vực chưa có nhiều cây xanh. Nhiệt độ ngoài trời thường xuyên ở mức trên 400c, thời điểm từ 13-15h có thể lên trên 500C, ở nhiệt độ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con vật, làm phát sinh một số bệnh truyền nguy hiểm, trong đó phải kể đến bệnh Dại ở chó, mèo.
Nhiệt độ cao làm phát sinh bệnh Dại ở chó, mèo (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân có nhiều song yếu tố chủ yếu do thời tiết nắng nóng tạo điều kiện để mầm bệnh (vi khuẩn, virut) phát sinh phát triển. Con vật gặp thời tiết bất lợi nhất là nắng nóng cao độ con vật suy yếu mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm chính là cơ hội để mầm bệnh tấn công.
Bệnh Dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do viruts hướng thần kinh gây nên, bệnh phát sinh theo mùa vụ, đặc biệt ở mùa hè, khi thời tiết nắng nóng con vật chưa được tiêm phòng vác xin sẽ là thời điểm để viruts gây bệnh. Hơn nữa ở một số nơi hiện nay do chưa thực hiện tốt công tác quản lý nên để chó thả rông nhiều nếu như chỉ một con mắc bệnh dại sẽ là nguồn gây bệnh cho nhiều chó ở vùng xung quanh.
Hà Nội hiện có tổng đàn chó khá lớn (khoảng 490.000 con). Ở những khu vực chung cư hiện nay nhu cầu chơi chó cảnh, mèo cảnh khá phổ biến nên số lượng đàn cho mèo đã và đang có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên việc quản lý chó nuôi hiện chưa được thực hiện đúng theo quy định của Pháp luật, cụ thể việc lập sổ sách theo dõi chưa đảm bảo, còn để chó thả rông nhiều ở ngoài nơi công cộng, nhất là ở các khu vực nông thôn. Việc tiêm phòng vác xin dại cho đàn chó chưa được thực hiện triệt để, đây sẽ là nguy cơ rất lớn để bệnh dại phát sinh gây bệnh cho chính đàn chó mèo và quá nguy hiểm sẽ gây bệnh cho người.
Để chủ động ngăn chặn bệnh Dại cho người và đàn chó mèo, nhất là thời điểm thời tiết đang nắng nóng cao độ, người chăn nuôi cần thực hiện ngay một số giải pháp cụ thể:
Chủ động tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó mèo để tạo miễn dịch chủ động. Lưu ý khi tiêm phòng về, đảm bảo nhốt chó để theo dõi đồng thời chăm sóc nuôi dưỡng tốt để chó được tiêm phòng có miến dịch. Khi phát hiện chó khi tiêm phòng xong, có triệu chứng không bình thường (như bỏ ăn, đi lại khó khăn, hay giận giữ, cắn xé đồ vật …) cần báo ngay cho cán bộ thú y để có biện pháp can thiệp kịp thời. Khi nhập đàn, bổ sung chó mèo nuôi phải tiến hành tiêm phòng bổ sung kịp thời, với chó phát sinh (tự nhiên do chó đẻ con) cũng cần được tiêm phòng bổ sung ngay khi đủ điều kiện.
Thực hiện tốt những quy định về quản lý chó nuôi, khai báo với chính quyền địa phương về việc nuôi chó, nội dung khai báo về đặc tính về chó, giống chó, mầu sắc lông để lập sổ theo dõi quản lý chó nuôi theo quy định. Trên thực tế nội dung này ở nhiều nơi chưa làm tốt, chủ yếu vẫn thông qua đợt tiêm phòng để cặp nhật chưa phải thực hiện nghiêm quy định về phải khai báo. Trong qua trình nuôi dưỡng phải đảm bảo nuôi trong khuôn viên của gia đình, không nuôi chó thả rông. Khi mang chó ra nơi công cộng phải có rọ mõm hoặc có người dắt để chó không tấn công người khác, trường hợp để chó cắn người khác phải chịu mọi chi phí, phí tổn với người bị chó cắn. Bên cạnh đó, phải đảm bảo nuội chó không để chó gây ô nhiễm môi trường, gây ồn ào cho gia đình xung quanh.
Đối với các cấp chính quyền địa phương cần thực hiện ngay một số giải pháp đó là chỉ đạo hệ thống mạng lưới thú y cơ sở giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn chó, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp mắc bệnh, nghi mắc bệnh. Tổ chức thống kê tổng đàn chó mèo, theo dõi rà soát biến động đàn chó, mèo trên địa bàn. Thực hiện tốt việc lập sổ sách theo dõi số lượng chó, mèo từng hộ gia đình (nắm bắt thông tin về độ tuổi, màu lông, giống, loài…). Kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển chó mèo, các điểm kinh doanh chó mèo, thịt chó mèo theo đúng quy định. Thông tin phối hợp giữa y tế và thú y, thông báo của người dân về các trường hợp chó cắn người, người mắc dại. Trong trường hợp cần thiết lấy mẫu gửi xét nghiệm, đồng thời thực hiện tốt việc thông tin báo cáo kịp thời. Làm tốt công tác tuyên truyền các quy định về quản lý chó nuôi, bệnh dại và nguy cơ lây nhễm bệnh dại để người dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật.
Tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó mèo tại huyện Thanh Trì
Tổ chức tốt việc tiêm phòng vắc xin cho đàn chó hiện có và đảm bảo tiêm phòng bổ sung cho chó phát sinh, cho nhập đàn. Thành lập các tổ bắt giữ chó thả rông, xử lý chó thả rông và xử phạt theo Nghị định số 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y có hiệu lực từ ngày 15/9/2017.
Đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp về Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017- 2021. Chỉ thị số 3042/CT-BNN-TY ngày 16/5/2019 của Bộ Nông nghiệp về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý chó nuôi và phòng chống bệnh dại ở động vật.
Trường hợp không may người bị chó cắn cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý vết thương do chó cắn và được hướng dẫn tiêm phòng kịp thời ngăn chặn bệnh dại trên người./.
Nguyễn Ngọc Sơn
Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội
- bệnh dại li>
- Chữa bệnh cho chó li>
- bệnh chó mèo li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất