Với dáng vẻ đáng yêu của mình, lợn lông xù không chỉ được nuôi để lấy mỡ, thịt mà chúng còn được nuôi như thú cưng.
Tên của chúng là lợn lông xù Mangalitsa (Mangalica) – một giống lợn hiếm có nguồn gốc ở Hungary. Đặc điểm khác lạ là nó có lớp lông xù xì bao phủ khắp cơ thể như lông cừu.
Thế giới động vật chứa đựng những điều kì lạ và đặc biệt khó giải thích.
Vào một ngày đẹp trời, bạn bắt gặp chú lợn xinh xắn với bộ lông xù màu kem đi lại tung tăng trước mặt bạn. Chúng được ví như những chú cừu mini bởi dáng vẻ và bộ lông xù đặc trưng.
Hiện có tới ba loại lợn lông xù Mangalitsa, phân theo màu sắc là vàng, bụng lông nhạn và đỏ, phổ biến nhất là màu vàng hoe.
Mỗi con lợn Mangalitsa có 5 núm vú và được phát triển bình thường ở hai bên. Lợn Mangalitsa không yêu cầu chế độ chăm sóc đặc biệt, thức ăn chủ yếu của chúng là lúa mỳ, bắp, lúa mạch, cỏ. Chúng còn được đánh giá là khá thông minh.
Vào những năm 1990, lợn lông xù Mangalitsa gần như tuyệt chủng với chưa đầy 200 con trên thế giới.
Thế nhưng, hiện nay giống lợn này ngày càng được ưa chuộng và được cưng chiều hết mực bởi bộ lông khác thường cực kỳ dễ thương.
“Chẳng có gì dễ thương hơn khi thấy một chú lợn cừu lông vàng hay đỏ bé xinh… Nếu bạn đối xử tốt với chúng, bạn có thể thuần hoá chúng y như với chó vậy. Chúng sẽ đi theo và chơi đùa với bạn”, Wilhelm Kohl – một người nuôi cho biết.
Đó là một điểm cộng dành cho loài vật này khi tốc độ mọc lông của chúng thật sự đáng kinh ngạc. Tuy nhiên chúng vẫn được xếp vào một trong những loài động vật quý hiếm trên thế giới.
Lợn Mangalitsa được xem như giống heo béo nhất thế giới với cơ thể chiếm 65-70% là mỡ, nhưng đó là mỡ tốt giàu axit béo Omega 3 và 6, thường chỉ thấy ở loài cá.
Do đó phần thịt ít ỏi trong mỗi con heo Mangalica thật sự là một cực phẩm xứng đáng đứng ngang hàng với thịt bò Wagyu hay Kobe đẳng cấp.
Một nông dân nuôi lợn Mangalitsa ở Hungary cho biết, tốc độ tăng trưởng của lợn Mangalitsa khá chậm so với những giống lợn khác.
Để lợn Mangalitsa đạt trọng lượng 150kg, nông dân này đã phải nuôi chúng trong thời gian từ 20-24 tháng.
Năm 1994, tổ chức nhân giống lợn Mangalitsa của Hungary được thành lập nhằm bảo vệ giống lợn này.
Nguồn tin: Báo Giáo Dục & TĐ
- giống lợn li>
- Giống lợn lông xù li> ul>
11 Comments
Để lại comment của bạn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Mình muốn mua loại giống lợn lông xù này 0334412737.
Mình muốn mua nuôi số lượng giống lơn này xin liên hệ: 0903259866
Mình muốn mua giống Lợn này
Mình muốn mua lợn này ở đâu vậy? 0849004303
Mình muốn mua giống lợn lông cừu này 0981569446
Mình muốn nuôi và bảo tồn loài vật này sdt: 0814918868
Mình muốn nuôi và bảo tồn loài vật này sdt: 0814918868 cám ơn
mình muốn mua giống lợn này
0919686786. Tôi muốn mua 2 lợn con (1 đực + 1 cái)
Đã có giống lợn lông xù này ở Việt Nam chưa mọi người nhỉ?