Hãy nghĩ về sữa đầu, chứ không phải kháng sinh, để chống lại tiêu chảy trên bê con - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Hãy nghĩ về sữa đầu, chứ không phải kháng sinh, để chống lại tiêu chảy trên bê con

    Tiêu chảy là vấn đề phổ biến đối với bê con mới sinh. So với thuốc kháng sinh, quản lí sữa đầu tốt có thể tạo ra một một lộ trình tốt hơn cho sức khỏe bê con và lợi nhuận.

     

    Theo như ước lượng khoảng 56% những vấn đề về sức khỏe trong thời kì đầu là có liên quan đến tiêu chảy, tạo nên một vấn đề sức khỏe số 1 đối với bê con mới sinh và chiếm 52.2% tỉ lệ bê con chết trước khi cai sữa, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra sự chậm tăng trưởng, tăng nhu cầu lao động và tăng chi phí. Ở Mĩ, 23,9% bê cái bị ảnh hưởng và được điều trị chứng tiêu chảy và tỉ lệ chết trước cai sữa ước tính ở mức 7.8% theo như trường Đại học Cornell và Hệ thống theo dõi Sức khỏe động vật Quốc gia (NAHMS,2007), theo thứ tự.

     

    Không phải vi khuẩn

     

    Các trận dịch do nhiễm trùng gây tiêu chảy trên bê về bản chất thường nhanh chóng và đa yếu tố. Tác nhân gây bệnh đường ruột chính tạo ra tiêu chảy trên bê là virus (tức là rotavirus bò, corona-virus (BCoV) bò, tiêu chảy bò do virus (BVDV) và ký sinh trùng cực nhỏ (Cryptosporidium parvum), như được trình bày trong Hình 1. Vi khuẩn như Salmonella (S.) enterica, Escherichia (E.) coli, Clostridium (C.) perfringens, thường là tác nhân gây nhiễm thứ cấp.

     

    Vì thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại virus và kí sinh trùng, nên việc ứng dụng của chúng ít có ý nghĩa. Kháng sinh sử dụng trong trường hợp này có nhiều bất lợi. Thứ nhất, bê cái được điều trị bằng kháng sinh thì cho năng suất sữa kém 492 kg (1084lbs) trong suốt giai đoạn cho sữa đầu tiên, theo Mike van Amburgh của trường Đại học Cornell và sự đồng tình của một số khác. Thứ hai, kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột có lợi, bình thường và vì vậy phá vỡ sức khỏe đường ruột. Thứ ba, sự tiêu diệt vi khuẩn Gram – chết làm giải phóng một lượng nội độc tố, là thành phần lipopolysaccharide của thành tế bào.

     

    Theo James Cullor của UC Davis, tác động chung của nội độc tố được ghi chép một cách cẩn thận và được báo cáo, bao gồm cả tình trạng hôn mê, suy kiệt phổi, thân nhiệt cao tạm thời theo sau là thân nhiệt giảm, huyết áp giảm, nhịp tim cao theo sau là hiệu suất tim giảm, tiêu chảy, thay đổi về lượng tế bào máu và biến đổi về hệ thống đông máu. Thứ tư, sử dụng kháng sinh liên quan đến sự đề kháng kháng sinh.

    Một phương pháp tốt hơn

     

    Sữa đầu từ bò mẹ cung cấp một nguồn sống cho bê con mới sinh để bảo vệ chống lại các thách thức ngay từ khi chào đời. Nó tốt cho hệ thống miễn dịch, hormone và tiêu hóa của bê con, và chứa mọi thứ để đảm bảo sức khỏe cho bê, phát triển năng suất cùng với hàm lượng rất cao các chất dinh dưỡng.

     

    Với khoảng thời gian ngắn khi uống sữa đầu sau khi sinh, một lần bú bê con nhận được 97 yếu tố miễn dịch (thành phần để cấu thành hệ thống miễn dịch), 87 yếu tố tăng trưởng (Hormone sinh học và tiền hormone) và nhiều chủng probiotics khác nhau cùng với prebiotics giúp tăng trưởng và cung cấp thức ăn cho hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Sự truyền lại tính miễn dịch thụ động này giúp bảo vệ bê con cho đến khi nó thiết lập được hệ thống nhận dạng mầm bệnh và xử lý. 

     

    Thành phần chính của hormone và yếu tố tăng trưởng như relaxin, prolactin, insulin, IGF-1, IGF-2, và leptin chỉ có trong sữa đầu. Những thành phần có lợi của lần vắt sữa đầu có thể tiếp tục tồn tại qua lần vắt sữa thứ 5 hoặc 3 ngày sau khi sau khi đẻ. (Hình 2). Sữa đầu cung cấp một nguồn sống từ bò mẹ  cho bê con mới sinh để bảo vệ chống lại những thách thức trong giai đoạn đầu của cuộc sống.

     

    Giải pháp được thiết kế riêng

     

    Sự hình thành sữa đầu bắt đầu từ 3 đến 4 tuần trước khi đẻ với sự tích lũy các hormone, yếu tố tăng trưởng (IGF-I và IGF-II) và chuyển đổi yếu tố tăng trưởng (TGF- ß1 và TGF- ß2) kích hoạt tế bào tuyến vú tiết sữa.

     

    Bởi vì sữa đầu cung cấp kháng thể cho bê con, các nhà làm giống bò có thể thiết kế cơ bản sữa đầu cho bê sắp ra đời bằng cách chủng vắc xin cho bò cái 60-30 ngày trước khi sinh bê để chống lại tác nhân gây bệnh thường xuất hiện nhiều nhất trong trại. Bằng cách đó, bê con mới sinh nhận được sự bảo vệ chọn lọc chống lại các mầm bệnh trong môi trường trại.

     

    Sữa đầu của bò mẹ được chủng vắc xin đã được chứng minh là có khả năng giết vi khuẩn và virus, kích thích phục hồi mô (đặc biệt là vách ruột), chống lại một loạt các chất gây dị ứng và làm mất tác dụng của các sinh vật sản xuất ra độc tố. Sữa đầu cũng đã được chứng minh là có tác dụng điều trị tiêu chảy nặng. Theo khảo sát của Hệ thống Giám sát Sức khỏe Động vật Quốc gia năm 2017, khoảng 19% bê sữa ở Mĩ không có sự truyền miễn dịch thụ động.

     

    Hoàn thành trước thời gian

     

    Tốc độ là quan trọng khi nói đến vắt sữa và cho bê con mới sinh uống sữa đầu với nhiều lí do. Thứ nhất, thành phần của sữa đầu thay đổi sau khi nhau thai thoát ra. Thứ hai, bê mới sinh thiếu enzyme thủy phân các thành phần hoạt tính trong sữa đầu – những enzyme này được phát triển về sau. Thứ ba, điều quan trọng là nắm bắt cơ hội có đủ sức nhờ hiện tượng ”ruột mở”, trong đó phần thượng tá tràng tiếp tục mở cho sự hấp thụ trực tiếp các thành phần của sữa đầu vào máu bê. (lưu ý các mầm bệnh có thể đi vào ruột mở).

     

    Xem xét thêm

     

    Cho bò cái ăn đúng cách vào cuối giai đoạn cho sữa và giai đoạn khô/ cạn sữa, có thể ảnh hưởng tích cực đến chất lượng và số lượng sữa đầu. Độc tố nấm mốc được tìm thấy trên cả ngũ cốc và rơm, có thể làm giảm chức năng miễn dịch và chức năng gan, vì vậy quản lí rủi ro do độc tố nấm mốc là rất cần thiết.

     

    Tác nhân gây ra tiêu chảy xuất hiện trong môi trường nuôi bê. Cải thiện vệ sinh môi trường và giảm các yếu tố gây stress (ví dụ mật độ nuôi cao, thay đổi thức ăn thường xuyên, stress do nhiệt,…) kết hợp với quản lí sữa đầu đúng cách có thể giúp hỗ trợ sức khỏe bê con.

     

    Lời khuyên về việc quản lí sữa đầu hiệu quả

     

    • Vắt sữa đầu từ con khỏe mạnh, tốt nhất trong vòng 2 giờ sau khỉ đẻ.
    • Cho uống sữa đầu ở nhiệt độ cơ thể bê con ngay sau khi vắt sữa. Cho uống ít nhất 3 lít ở lần đầu và 2 lít nữa trong vòng 6 giờ sau của vòng đời bê. Nếu có thể thì cũng nên cho uống 6 lít trong ngày thứ 2 và 3 từ lần vắt sữa sau.
    • Kiểm tra với máy đo khúc xạ BRIX hoặc máy đo sữa đầu. Hàm lượng protein cung cấp một dự báo tốt về IgG >50g/L IgG (3-4 L sẽ cho 150- 200g) được kiểm tra trên máy đo khúc xạ BRIX >22% cho thấy chất lượng cao (nồng độ IgG cao).
    • Sử dụng sữa đầu sạch với nồng độ vi khuẩn thấp: ít hơn 100.000CFU/ml và 10.000 mẫu coli form.

     

    Kết luận

     

    Tất cả bê con sinh ra tại trại đều tiêu biểu cho một cơ hội duy trì hoặc tăng đàn, để cải thiện đàn về di truyền, và để cải thiện hiệu quả kinh tế. Sự xâm nhập của mầm bệnh có thể làm tăng chi phí, gây trở ngại về sức khỏe và năng suất kém. Chất lượng sữa đầu tốt có thể cho phép các nhà nuôi bò sữa giống đạt được kết quả thành công.

     

    Sữa đầu cung cấp một nguồn sống từ bò mẹ cho bê con mới sinh để bảo vệ chống lại những thách thức trong giai đoạn đầu của cuộc sống.

     

    Thạc sĩ kĩ thuật Zanetta Chodorowska

    Science & Solutions No.41 – BIOMIN

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.