Nghiên cứu về tồn dư và kháng kháng sinh của Dự án nghiên cứu gia cầm một sức khỏe tại Việt Nam (OHPH) cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại.
Đại diện “Dự án nghiên cứu gia cầm một sức khỏe” tại Việt Nam trình bày về nghiên cứu tồn dư và kháng kháng sinh trên gà. Ảnh: Tùng Đinh.
Một phần kết của nghiên cứu này được các đại diện của OHPH đưa ra trong hội thảo “Huy động hợp tác đa ngành chung tay hợp tác về kháng kháng sinh” do Bộ NN-PTNT và tổ chức Chatham House của Anh đồng tổ chức sáng 5/5.
Dự án OHPH được tài trợ bởi Ủy ban Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo Vương quốc Anh thông qua Quỹ Nghiên cứu thách thức toàn cầu với cơ quan chủ trì là Trường đại học thú y Hoàng gia Anh.
Quy mô của dự án OHPH được triển khai trên 10 quốc gia với 27 đối tác với mục tiêu phát triển bền vững chăn nuôi gà thịt và gà đẻ trứng đồng thời giảm thiểu nguy cơ sức khỏe cho con người và động vật.
Trong nghiên cứu về tồn dư và kháng kháng sinh của OHPH, trọng tâm tập trung vào các vấn đề cúm gia cầm, mầm bệnh gây ngộ độc thực phầm và kháng kháng sinh, thực hiện tại Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka và Việt Nam, kéo dài từ tháng 3/2019 đến tháng 2/2024.
Trong đó, phần nghiên cứu sự lây truyền và tiến hóa của các nguy cơ sức khỏe trong mạng lưới gà có sự tham gia của Viện Chăn nuôi, Viện Thú y của Bộ NN-PTNT và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương của Bộ Y tế.
Chỉ tính riêng kết quả khảo sát về tồn dư kháng sinh trong thịt gà, 110 mẫu thịt gà được xét nghiệm có tồn dư đối với 70 loại kháng sinh, trong đó, 41% mẫu lấy từ trang trại, 59% còn lại từ chợ và cơ sở giết mổ; về chủng loại, 87% gà màu và 13% gà lông trắng.
Cụ thể hơn, 91/110 (82%) mẫu phát hiên tồn dư ít nhất 1 loại kháng sinh ở mức độ khác nhau và không phát hiện mối liên hệ giữa tỉ lệ tồn dư và loại gà và địa điểm lấy mẫu.
Trong khi đó, với các mẫu chủng vi sinh lấy từ manh tràng gà, 92 chủng vi sinh trong nghiên cứu của OHPH đều kháng kháng sinh ở mức độ cao.
Đại diện “Dự án nghiên cứu gia cầm một sức khỏe” tại Việt Nam trình bày về nghiên cứu tồn dư và kháng kháng sinh trên gà. Ảnh: Tùng Đinh.
Kết luận của nghiên cứu được OHPH đưa ra là, có 9 nhóm kháng sinh được phát hiện với tỉ lệ tồn dư ở thịt gà lớn hơn hoặc bằng giới hạn phát hiện lớn nhất, dao động từ 7% – 19%.
Bên cạnh đó, hệ vi sinh trong gà thịt kháng với hầu hết các nhóm kháng sinh và có sự khác biệt về nhóm kháng sinh và loại kháng sinh giữa gà trắng với gà màu.
Trước những kết quả đáng lo ngại nói trên, phía OHPH đề nghị cần có các giải pháp khuyến khích người chăn nuôi sử dung các biện pháp thay thế kháng sinh và tăng cường các biện pháp an toàn sinh học.
Ngoài ra, có thể khuyến cáo người chăn nuôi lựa chọn các kháng sinh có tỉ lệ kháng thấp để điều trị bệnh trên gà.
Đặc biệt, với các cơ quan chức năng, OHPH đề xuất cần tăng cường quản lý và kiểm soát việc mua bán, sử dung kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm, bao gồm cả thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết mổ.
Tùng Đinh
Nguồn: nongnghiep.vn
Quy trình thực hiện nghiên cứu
OHPH cho biết, khảo sát sử dụng kháng sinh và kiến thức về kháng sinh được thực hiện tại nhiều địa điểm, trong đó phỏng vấn 30 người chăn nuôi gà có quy mô tư 500 – 10.000 con, 15 người bán thuốc, thức ăn và 5 nhân viên các công ty thuốc, thức ăn.
Với mẫu vật, điểm lấy mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên tại các trang trại, chợ, cơ sở giết mổ từ danh sách được cán bộ thú y địa phương cung cấp. Ở các trang trại, mẫu lấy từ những con gà khỏe mạnh tại thời điểm chuẩn bị xuất bán và lấy mẫu đối với cả gà trắng và gà màu tại địa điểm lấy mẫu có cả 2 loại gà này.
Kết quả cho thấy, thuốc kháng sinh được coi là quan trọng trong chăn nuôi gà, đặc biệt là ở các trại chăn nuôi lớn với mật độ gia cầm, tần suất tái đàn cao, thường xảy ra các bệnh đường tiêu hóa và hô hấp dẫn đến tình trạng lạm dụng kháng sinh.
Tuy nhiên, kiến thức thức về kháng sinh của người chăn nuôi được OHPH đánh giá là cao vì có khả năng phân biệt kháng sinh với các loại thuốc khác, có đánh giá về chất lượng và hiệu quả của các nhãn hiệu trong nước và nước ngoài.
- công nghệ vi sinh li>
- hệ vi sinh đường ruột ruột li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất