Hỗ trợ để vịt cho năng suất tối ưu - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Hỗ trợ để vịt cho năng suất tối ưu

    Nghiên cứu mới đã xem xét các cách để cải thiện năng suất vịt. Các thử nghiệm trước đây đã chỉ ra rằng việc cung cấp đủ lượng methionine giúp cải thiện năng suất của gia cầm nói chung và hiệu quả sinh học của DL-methionine (DL-Met) và hydroxy-methionine (OH-Met) duy trì sự sinh trưởng ở gia cầm thịt.

     

    Bài tóm tắt lược dịch trong tạp chí poultryworld.net do Dolores I. Batonon-Alavo và Yves Mercier biên soạn (1/2019) với tiêu đề “Supporting optimal duck performance” viết về các nghiên cứu mới đã nhìn nhận về năng suất, phát triển bộ lông và đặc điểm thân thịt của vịt được cho ăn khẩu phần có bổ sung các mức khác nhau của hai nguồn methionine. Tăng trọng là giống nhau cho cả hai nguồn và tăng lên cùng với liều bổ sung. Cùng với kết quả về lông, thân thịt và trọng lượng ức, nghiên cứu đã xác nhận hiệu quả đầy đủ của hydroxy-methionine trong nuôi dưỡng vịt để đạt được năng suất tối ưu. Bổ sung OH-Met cho thấy còn có lợi ích thêm về gia tăng tổng khả năng kháng oxy hóa của vịt. Sau đây là các phần nội dung của bài tóm tắt.

    Ảnh minh họa các nghiên cứu dinh dưỡng được thực hiện tại Trung Quốc để so sánh hiệu quả của OH-Met với DL-Met trên vịt thịt Anh Đào, cũng như xác định hiệu quả sinh học của hai nguồn này.

     

    Sản xuất vịt trên toàn thế giới

     

    Với dân số ngày càng tăng, việc tập trung vào sản xuất thực phẩm đầy đủ, bổ dưỡng và giá cả phải chăng vẫn tiếp diễn. Thịt vịt rất phổ biến ở Trung Quốc, nơi có 80% trong số năm tỷ vịt nuôi trên toàn thế giới. Trong số những vịt này thì 3,8 tỷ là vịt Bắc Kinh. Sau Trung Quốc, các nước Đông Nam Á có số lượng lớn nhất là 280 triệu vịt Bắc Kinh với sản lượng ở các mức công nghiệp hóa khác nhau. Nhưng có tiềm năng phát triển lớn, với các công ty nhân giống và thức ăn lớn được thành lập để hỗ trợ các thị trường đang phát triển này.

     

    Mục đích của các hoạt động này sẽ là giúp khách hàng của họ khai thác tiềm năng di truyền của vịt Anh Đào. Do đó, giải pháp dinh dưỡng để giúp tối ưu hóa thể trọng và phát triển của lông sẽ là vô giá. Lông vũ là phần đáng kể của lợi nhuận từ sản xuất vịt. Lông vũ kém làm tăng sự chê trách và đánh giá thấp của gia cầm lúc giết mổ. Sản lượng thịt là một chỉ số năng suất quan trọng và đặc biệt ở Trung Quốc có các tiêu chuẩn rất cao về chất lượng thân thịt. Vì thế, sự che phủ lông tối ưu là điều cần thiết để duy trì lợi nhuận.

    Hình minh họa các nghiên cứu dinh dưỡng được thực hiện tại đại học Huazhong, Trung Quốc để so sánh hiệu quả của OH-Met với DL-Met ở vịt Anh Đào, cũng như xác định hiệu quả sinh học của hai nguồn này.

     

    Tầm quan trọng của methionine

     

    Các chuyên gia dinh dưỡng làm rõ ràng rằng cần bổ sung methionine vào khẩu phần gia cầm để đảm bảo đáp ứng mục tiêu năng suất. Methionine là cần thiết cho cả sinh trưởng và mọc lông; thậm chí một sự thiếu hụt nhẹ cũng sẽ làm giảm năng suất và vì lý do đó là lợi nhuận kinh tế. Nó đóng vai trò sinh học ngoài việc tổng hợp protein, thông qua sự chuyển hóa thành các hợp chất lưu huỳnh khác như glutathione và taurine, hai chất chống oxy hóa không enzyme chính của tế bào.

     

    Có ba nguồn methionine được sử dụng trong dinh dưỡng vật nuôi là L-methionine, DL-methionine (DL-Met) và hydroxy-methionine (OH-Met). OH-Met hiệu quả như DL-Met để duy trì sự sinh trưởng của gà thịt và sự so sánh này cũng đã được thực hiện trên vịt. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Gia cầm năm 2016, đã nghiên cứu hiệu quả của OH-Met và DL-Met ở vịt Bắc Kinh. Được so với khẩu phần cơ sở, sự bổ sung methionine đã giúp cải thiện thể trọng và tùy thuộc vào liều sử dụng. Một mô hình hồi quy theo cấp số nhân cho thấy hiệu quả sinh trưởng giống nhau giữa các nguồn. Các nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng cần hàm lượng methionine 0,37% trong khẩu phần để đạt được thể trọng tối ưu trong giai đoạn khởi đầu.

     

    Bảng 1: Mức và nguồn Methionine trong khẩu phần thí nghiệm và đối chứng

     

    Nghiệm thức Nguồn Methionine Mức bổ sung (%). Khẩu phần khởi đầu Mức bổ sung (%). Khẩu phần sinh trưởng
    1 Khẩu phần cơ sở 0,00 0,00
    2 DL-Met 0,04 0,02
    3 DL-Met 0,12 0,06
    4 DL-Met 0,15 0,10
    5 DL-Met 0,20 0,15
    6 OH-Met 0,04 0,02
    7 OH-Met 0,11 0,05
    8 OH-Met 0,16 0,11
    9 OH-Met 0,19 0,14

     

    Mọc lông và đặc tính kháng oxy hóa

     

    Lông vũ thực hiện sự cách nhiệt để giảm nhu cầu năng lượng duy trì cũng như ngăn ngừa sự trầy mòn và nhiễm trùng da. Mọc lông tối ưu được coi là quyết định trong chăn nuôi gia cầm hiện đại để đảm bảo chất lượng thân thịt. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo rằng cysteine ​​và methionine có liên quan đến quá trình tổng hợp keratin lông và quan trọng cho sự phát triển của lông. Cysteine ​​là thành phần chính của keratin và methionine được chuyển đổi thành cysteine. Conde-Aguilera và cs. năm 2016 đã báo cáo rằng trong trường hợp hạn chế methionine, việc mọc lông được duy trì là ưu tiên cho sự tích lũy acid amin chứa lưu huỳnh trước khi với cơ bắp.

     

    OH-Met được chuyển đổi hiệu quả hơn thành cysteine ​​và taurine so với DL-Met theo chuỗi phản ứng trans-sulphuration. Cysteine ​​sau đó được chuyển đổi thành glutathione, cùng với taurine, đóng vai trò cơ bản trong cơ chế kháng oxy hóa và cải thiện tình trạng oxy hóa. Do đó, OH-Met có thể có giá trị cao hơn để đảm bảo sự sinh trưởng lông và khả năng kháng oxy hóa cùng lúc.

     

    Bảng 2: Mức methionine và một số chỉ tiêu dinh dưỡng khuyến cáo cho vịt Bắc Kinh

     

    Dưỡng chất, % 0-14 ngày. NRC (1994) Adeola (2006) Grimaud Frères (2015) 15-49 ngày. NRC (1994) Adeola (2006) Grimaud Frères (2015)
    ME (MJ/kg) 12,1 12,0 12,1 12,5 12,8 12,8
    CP 22 21 20 16 18 17
    Lysine 0,90 0,96 1,00 0,63 0,86 0,8
    Methionine 0,40 0,55 0,50 0,3 0,45 0,4
    Met+Cys 0,70 0,85 0,85 0,55 0,75 0,7
    Threonine 0,62 0,75 0,56 0,6

     

    Thử nghiệm ở vịt Anh Đào

     

    Các nghiên cứu dinh dưỡng được thực hiện tại Đại học Huazhong, Trung Quốc để so sánh hiệu quả của OH-Met với DL-Met ở vịt Anh Đào, cũng như xác định hiệu quả sinh học của hai nguồn này. Vịt được cho ăn khẩu phần có bổ sung các mức OH-Met và DL-Met khác nhau để tạo ra 8 nghiệm thức thí nghiệm; sau đó được so với khẩu phần cơ sở thiếu TSAA (Bảng 1). Khẩu phần khởi đầu (0-21 ngày) và sinh trưởng (22-42 ngày) dựa trên bắp, lúa mì và bột đậu nành và được thiết lập theo khuyến cáo của NRC (1994).

     

    Lượng ăn vào của khẩu phần cơ sở khác biệt đáng kể so với các nghiệm thức có bổ sung methionine, không có sự khác biệt đáng kể giữa các nguồn (Hình 1). Tăng trọng tăng đáng kể khi bổ sung methionine, với năng suất giống như được quan sát thấy ở OH-Met và DL-Met. Lượng ăn vào tăng với liều methionine và gây ngạc nhiên, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) tăng khi bổ sung methionine, một xu hướng cũng được quan sát thấy trong một nghiên cứu trước đây.

    Hình 1: Lượng thức ăn, tăng trọng cơ thể và FCR sau 42 ngày


    Các khuyến cáo về acid amin

     

    Các khuyến cáo acid amin tổng số cho vịt được dẫn chứng nghèo nàn và chỉ có một số nhu cầu được biết (Bảng 2). Các nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng methionine; cùng với lysine, threonine và tryptophan là những acid amin giới hạn nhất trong khẩu phần thực hành của vịt. Tuy nhiên, dường như mức threonine trong khẩu phần cơ sở được sử dụng thấp hơn một số khuyến cáo. Ngoài ra, mức năng lượng của khẩu phần thí nghiệm thấp hơn một chút so với sử dụng trong các nghiên cứu trước đây. Những khác biệt nhỏ này có thể giải thích sự thiếu cải thiện FCR đối với các nghiệm thức được bổ sung so với khẩu phần cơ sở. Quan sát này nhấn mạnh sự cần thiết phải cập nhật các khuyến cáo về acid amin cho vịt.

     

    Thân thịt và trọng lượng ức tăng lên khi bổ sung methionine, hiệu quả tương tự giữa các nguồn (Hình 2). Năng suất thân thịt và ức (thể hiện so với trọng lượng cơ thể) không bị ảnh hưởng bởi các nghiệm thức. Tuy nhiên, một mô hình hồi quy tuyến tính được thực hiện trên năng suất thịt ức chỉ ra rằng nó tăng tuyến tính khi bổ sung methionine (P = 0,001).

     

    Trọng lượng lông đặc biệt quan trọng trong chăn nuôi vịt không chỉ vì sự hỗ trợ cho năng suất và sức khỏe của chúng mà còn cùng là một sản phẩm có giá trị. Ở 42 ngày tuổi, trọng lượng lông thấp hơn đáng kể đối với những vịt được ăn khẩu phần cơ sở so với vịt được bổ sung một trong hai nguồn methionine. Không có sự khác biệt đáng kể về trọng lượng hoặc sản lượng lông được quan sát giữa OH-Met và DL-Met, cho thấy chúng thúc đẩy sự sinh trưởng lông theo cách giống nhau.

    Hình 2: Trọng lượng ức lúc 42 ngày

    Hiệu quả sinh học của các nguồn methionine

     

    Hiệu quả của Methionine được tính bằng lượng ăn vào thêm methionine cho tăng trọng thêm – những kết quả tương tự giữa các nguồn. Để xác định hiệu quả sinh học thực sự của OH-Met so với DL-Met, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình hàm mũ của tốc độ tăng trưởng như là một hàm của lượng ăn vào TSAA, xem xét sự khác biệt về lượng ăn vào. Tăng trọng cho hai nguồn theo cùng một phản ứng theo cấp số nhân, không có sự khác biệt đáng kể. Hiệu quả sinh học được tính theo tỷ lệ hệ số độ dốc là 99% với khoảng tin cậy dao động từ 86% đến 112%. Mô hình này đã xác nhận rằng OH-Met và DL-Met có cùng hiệu quả sinh học để thúc đẩy năng suất của vịt.

     

    Khả năng kháng oxy hóa của thịt

     

    Nồng độ hoặc hoạt tính của một số chất chỉ thị oxy hóa khử trong cơ ngực được cải thiện bằng cách bổ sung OH-Met, so với DL-Met, bao gồm khả năng kháng oxy hóa tổng số của thịt, hoạt tính của glutathione peroxidase (GPX) và nồng độ glutathione (GSH) bị giảm trong cơ ngực. Do sự cải thiện khả năng chống oxy hóa được quan sát ở OH-Met, nó là một ứng viên tốt hơn so với DL-Met để làm giảm các quá trình oxy hóa trong thịt trong quá trình bảo quản sau khi chết và có thể dẫn đến chất lượng thịt vịt tốt hơn.

     

    Ý nghĩa của lợi nhuận

     

    Giám định chuyên môn dinh dưỡng, cũng như kiến thức khoa học và kỹ thuật, cần được sử dụng để đạt được các thiết lập công thức thức ăn có chi phí hiệu quả cho vịt. Đánh giá thấp tầm quan trọng của methionine trong dinh dưỡng gia cầm có thể có tác động kinh tế rất lớn. Nghiên cứu được công bố năm nay trên tạp chí Khoa học gia cầm đã kết luận rằng OH-Met có hiệu quả 100% để duy trì năng suất sinh trưởng và phát triển lông của vịt Anh Đào, cái sau là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng của chăn nuôi vịt. Hơn nữa, OH-Met mang lại lợi ích bổ sung vào lợi nhuận của ngành sản xuất vịt. Nó cải thiện được khả năng kháng oxy hóa của cơ, điều này sẽ làm giảm quá trình oxy hóa trong thịt trong quá trình dự trữ bảo quản – góp phần làm cho chất lượng thịt vịt tốt hơn.

    PGS Bùi Xuân Mến,

    Trung tâm RD Vemedim, tóm tắt lược dịch

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.