[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Giai đoạn mang thai và nuôi con đóng một vai trò quan trọng trong vòng đời của heo nái. Và trong giai đoạn nái khô, hệ thống sinh sản của heo nái vẫn chuẩn bị cho giai đoạn giao phối.Mỗi giai đoạn đều có sự trao đổi chất và sinh lý đặc trưng riêng biệt. Hiểu rõ về các giai đoạn khác nhau và cách quản lý chúng phù hợp là rất quan trọng để đạt hiệu quả cao.
I-GIAI ĐOẠN THEN CHỐT
Thụ tinh nhân tạo
Đầu tiên, nang trứng tiếp tục phát triển ngay sau khi đẻ và trong suốt giai đoạn nuôi con. Sự phát triển này không thực sự giống nhau giữa những con nái khác nhau, nhưng chưa có giải thích nào rõ ràng về vấn đề này; ngay cả khi có sự không đồng nhất về kích thước nang trứng – một phần là từ di truyền trên nái cao sản. Tuy nhiên, những con nái có nang trứng phát triển tốt trong giai đoạn nuôi con thì khoảng thời gian từ cai sữa đến lần động dục tiếp theo ngắn hơn và cho lứa đẻ lớn hơn ở lần đẻ tiếp theo. Điều đó có nghĩa là việc chăm sóc tốt nái nuôi con là rất quan trọng để chuẩn bị cho lứa sinh sản tiếp theo.
Tiếp theo, thời điểm cai sữa là bắt đầu giai đoạn phát triển và hình thành nang trứng. Nang trứng phát triển tốt sẽ rút ngắn giai đoạn cai sữa đến động dục và đảm bảo quá trình rụng trứng tốt, đồng nghĩa với việc tối đa số trứng rụng trong cùng 1 thời gian. Tiếp đó, thời gian thụ tinh cho đến khi phôi làm tổ trong tử cung heo nái cũng rất quan trọng. Trên thực tế, trong trường hợp quản lý không tốt ở khâu này (nhu cầu dinh dưỡng, phúc lợi, sinh lý,…) phôi có thể dễ bị chết vì mức độ nhạy cảm cao -đặc biệt trong mùa nắng nóng liên quan đến stress nhiệt. Hơn cả việc giảm khả năng sinh sản, nguy cơ mất phôi trước khi làm tổ dẫn đến việc không phát hiện nái có chửa, từ đó tạo nên thời kỳ đình dục trên nái. Nếu phôi làm tổ trong nội mạc tử cung thành công sẽ hình thành sự phát triển của nhau thai – liên kết giữa nái và phôi (khoảng 3 tuần sau khi động dục), khi đó việc quản lý thai nghén sẽ dễ dàng hơn.
Cuối giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con
Vào 1/3 thời gian cuối mang thai (từ ngày 80 trở đi) rất quan trọng chủ yếu dựa vào nhu cầu dinh dưỡng. Bào thai bắt đầu phát triển nhanh chóng trong giai đoạn cuối cùng này cho đến khi đẻ (7g / ngày vào khoảng ngày thứ 40 mang thai so với 36 gr/ ngày vào khoảng ngày thứ 100 thai kỳ). Sự cân bằng dinh dưỡng tốt là rất cần thiết để bảo vệ heo nái cũng như bào thai. Trong trường hợp đó, điều quan trọng hơn là phải quản lý tốt heo nái cao sản và các chất dinh dưỡng được cung cấp trong khẩu phần. Đảm bảo trạng thái cơ thể heo nái cân bằng tốt trước khi vào chuồng đẻ là điều cần thiết để bắt đầu giai đoạn nuôi con.
Sau cùng, giai đoạn nuôi con là rất cần thiết để quản lý tốt heo nái. Heo con 1 ngày tuổi phụ thuộc nhiều vào sữa đầu; Và đối với lứa đẻ có số lượng heo con lớn thì chất lượng sữa đầu là điều rất cần thiết vì lượng sữa không tăng luỹ tiến với số lượng heo con. Năng suất tăng trưởng của heo ảnh hưởng lớn bởi những ngày đầu tiên của vòng đời do vậy heo nái phải cung cấp sữa đầu có chất lượng cao hơn (protein, chất béo, khả năng miễn dịch, hàm lượng chất chống oxy hóa…).
II. TÁC ĐỘNG VÀ CÁCH QUẢN LÝ STRESS OXY HOÁ
Các giải pháp để kiểm soát các giai đoạn này rất đa dạng và cần phải có một cách tiếp cận tổng thể. Di truyền, cân bằng năng lượng, thao tác kỹ thuật ở trang trại, chất lượng thức ăn, quản lý stress, … tất cả mọi thứ đều phải được xem xét. Nhưng hãy cùng tập trung vào việc chống oxy hóa – một trạng thái trao đổi chất tương ứng với khả năng của cơ thể đối mặt với các gốc tự do, chất thải tự nhiên của các phản ứng sinh học và trao đổi chất (ví dụ: hô hấp tế bào).
Các gốc tự do này bình thường được tạo ra bởi các tế bào nhưng trong trường hợp có yếu tố stress (nội sinh hoặc ngoại sinh), nồng độ của chúng tăng cao hơn mức bình thường, tạo ra sự mất cân bằng dẫn đến các tế bào bị tổn thương. Trong quá trình động dục và làm tổ, nó có thể làm giảm số lượng tế bào trứng còn sống và làm rối loạn quá trình cấy ghép phôi. Trong quá trình đẻ, nó có thể làm giảm chất lượng sữa đầu từ đó ảnh hưởng đến việc truyền khả năng phòng vệ từ nái sang heo con.
Chất chống oxy hóa là các phân tử có thể cân bằng các gốc tự do và cản trở tác động có hại của chúng. Tăng hàm lượng chất chống oxy hóa giúp vật nuôi đối phó với tác hại của quá trình oxy hóa và giúp cho sức khỏe, năng suất tốt hơn. Vitamin E, vitamin C hoặc selen là chất chống oxy hóa ngoại sinh được bổ sung trong khẩu phần ăn của heo nái. Nhưng khả năng hấp thụ của mỗi loại trên vật nuôi khác nhau nên phải đa dạng hóa nguồn chất chống oxy hóa để tối đa hóa lợi ích. Các phân tử tự nhiên từ chiết xuất thực vật thường giàu chất chống oxy hóa như polyphenols; chúng có khả năng trung hòa các gốc tự do. Đôi khi, chúng cũng hoạt động trên các enzym chống oxy hóa nội sinh như
glutathione peroxidase (GPx) hoặc superoxide dismutase (SOD).
Chất chống oxy hóa để chống lại stress oxy hóa Ví dụ như Nor-Grape với chiết xuất polyphenol 100% từ thực vật tự nhiên; hàm lượng cao. Sau hơn 10 năm nghiên cứu và phát triển, sảnphẩm này đã cho thấy hoạt tính chống oxy hóa mạnh mẽ (gấp 22 lần so với vitamin E50) trên tất cả các loài. Trong chăn nuôi heo, sử dụng đa dạng các chất chống oxi hóa giúp heo con cai sữa tốt, tác động đến heo giai đoạn vỗ béo để cải thiện chất lượng thịt hoặc tăng năng suất sinh sản trên heo nái. Cuối cùng, chất chống oxy hóa của Nor-Feed tăng cường hiệu quả năng suất của heo nái trong giai đoạn nuôi con.
Một thử nghiệm được thực hiện tại Canada vào cuối năm 2020 trên hơn 300 heo nái. Chúng được bổ sung Nor-Grape từ 6 ngày trước khi đẻ cho đến khi cai sữa. Về thời gian bổ sung, mục tiêu là cải thiện chất lượng sữa và colostrum trong sữa đầu để tăng khả năng chống oxy hóa cho heo con và sự tăng trưởng heo con khi cai sữa.
Kết quả phân tích sữa đầu và máu đã chứng minh được hiệu quả của chất chống oxy hóa tự nhiên này. Thật vậy, hoạt động của Glutathione Peroxidase (GPx) trong sữa đầu tăng 28% đối với heo nái được bổ sung Nor-Grape (p <0,05). Hơn nữa, miễn dịch được truyền sang cho heo con tốt hơn trong sữa non. Chúng ta có thể nhận thấy rằng heo con lúc cai sữa có hệ miễn dịch khá tốt với sự cải thiện + 29% hoạt tính GPx trong huyết thanh của chúng (p <0,001). Trạng thái miễn dịch tốt hơn này giảm tác động của các mầm bệnh và hỗ trợ sự phát triển sớm trong giai đoạn nuôi con. Đặc biệt, cân nặng heo con khi cai sữa được đánh giá tốt hơn lô đối chứng. Tăng trọng cá thể heo con lúc cai sữa được cải thiện là + 361g (p <0,001). Kết hợp cả 2 yếu tố, tình trạng miễn dịch tốt khi cai sữa và đường tiêu hóa khỏe mạnh giúp heo con thích nghi tốt hơn trong giai đoạn cai sữa quan trọng.
Các thông số khác như hàm lượng vitamin E hoặc IgG cũng tăng lên đối với heo con khi sinh ra từ heo nái được bổ sung Nor-Grape. Vì vậy, chúng tôi có thể kết luận rằng việc bổ sung chiết xuất từ nho 100% tự nhiên này từ Nor-Feed có hiệu quả đáng kể để hỗ trợ năng suất trên nái sinh sản và nuôi con.
Như đã đề cập trước đó, giai đoạn nuôi con rất quan trọng tương tự như giai đoạn tiền mang thai và giai đoạn cai sữa nhạy cảm. Nor-Grape đã chứng minh hiệu quả thực sự của nó trên tất cả các giai đoạn này.
Để biết thêm về các thử nghiệm của Nor-Feed và các sản phẩm thảo dược tự nhiên khác dành cho sức khỏe vật nuôi, vui lòng liên hệ [email protected].
Nor-Feed Việt Nam
www.norfeed.net
Liên hệ kinh doanh: Mr. Niên (+84) 362 431 352
- norfeed li>
- Stress nhiệt trên heo li>
- polyphenol li>
- nái cao sản li>
- mang thai li>
- nuôi con li>
- Nor-Grape li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất