Hướng dẫn nuôi bò Lai Sind - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Hướng dẫn nuôi bò Lai Sind

    Nhằm nâng cao chất lượng đàn bò Việt Nam, Nhà nước đã tiến hành chương trình Sind hóa đàn bò trên cả nước nghĩa là sử dụng bò đực Sind hoặc tinh của nó phối cho bò Vàng Việt Nam để tạo ra con Lai Sind có tầm vóc lớn hơn.

     

    Để nuôi bò Lai Sind đạt hiệu quả đòi hỏi người nuôi phải biết chăm sóc đúng kỹ thuật và đảm bảo lượng thức ăn cho bò. Sau đây chúng tôi xin được phổ biến tới bà con chăn nuôi một số đặc điểm cơ bản về bò Lai Sind cũng như kỹ thuật nuôi dưỡng:

     

    1. Khái niệm:

     

    Bò Lai Sind là kết quả tạp giao giữa bò Red Sindhi hoặc bò Sahiwal với bò Vàng Việt Nam. Tỷ lệ máu của bò Lai Sind thay đổi rất lớn giữa các cá thể và do đó mà ngoại hình và sức sản xuất cũng thay đổi tương ứng.

    Hướng dẫn nuôi bò Lai Sind

    2. Ngoại hình:

     

    Ngoại hình của bò Lai Sind trung gian giữa bò Sind và bò Vàng VN.

     

    + Đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống.

     

    + Rốn và yếm rất phát triển: yếm kéo dài từ hầu đến rốn; nhiều nếp nhăn.

     

    + U vai nổi rõ. Âm hộ có nhiều nếp nhăn.

     

    + Lưng ngắn, ngực sâu, mông dốc.

     

    + Bầu vú khá phát triển, đuôi dài, chót đuôi thường không có xương.

     

    + Màu lông thường là vàng hoặc sẫm, một số ít con có vá trắng.

     

    3. Tính năng sản xuất:

     

    Thể vóc lớn hơn bò Vàng:

     

    + Khối lượng sơ sinh 17 – 19kg,

     

    + Trưởng thành 250 – 350kg đối với con cái, 400 – 450 kg đối với con đực.

     

    + Có thể phối giống lần đầu lúc 18 – 24 tháng tuổi.

     

    + Khoảng cách lúa đẻ khoảng 15 tháng.

     

    + Năng suất sữa khoảng 1200 – 1400kg/240 – 270 ngày, mỡ sữa: 5 – 5,5%.

     

    + Có thể dùng làm nền để lai với bò sữa tạo ra các con lai cho sữa tốt.

     

    + Tỉ lệ thịt xẻ 48 – 49% (bò thiến).

     

    + Có thể dùng làm nền để lai với bò đực chuyên dụng thịt thành bò lai hướng thịt.

     

    Bò này có khả năng cày kéo tốt: sức kéo trung bình 560 – 600N, tối đa: cái 1300 – 2500N,đực 2000 – 3000N.

     

    Bò Lai Sind chịu đựng kham khổ tốt, khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi tốt được với khí hậu nóng ẩm.

     

    4. Kỹ thuật nuôi bò lai Sind:

     

    4.1. Chọn giống:

     

    a. Chọn nuôi thịt

     

    Chọn những con tốt, thân hình vạm vỡ, mình tròn, phía mông và vai phát triển như nhau giống hình trụ. Nên biết rõ nguồn góc và tính năng sản xuất của đời bố mẹ.

     

    b. Chọn nuôi sinh sản

     

    Chọn những con cái nhanh nhẹn, da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành, có sự hài hoà giữa các phần đầu và cổ, thân và vai; ngực sâu, rộng, bầu vú phát triển.

     

    4.2. Thức ăn, dinh dưỡng:

     

    – Nguồn thức ăn chủ yếu của bò gồm các loại cỏ tươi, rơm rạ, cỏ khô, thức ăn xanh thô và củ, quả…

     

    – Ngoài ra nên sử dụng thức ăn ủ chua hoặc rơm được kiềm hóa và thức ăn tinh chế chủ động trong việc tìm thức ăn cho bò.

     

    4.3. Nuôi dưỡng, chăm sóc, thú y:

     

    4.3.1 Nuôi dưỡng, chăm sóc

     

    – Bò cái chửa: Cần cho ăn uống đầy đủ, tránh cày kéo nặng, đặc biệt là ở những tháng chửa cuối cùng. Nhu cầu ăn mỗi ngày là: 25 – 30kg cỏ tươi, 2kg rơm, 1 kg thức ăn tinh và 20 – 30g muối.

     

    – Bò cái nuôi con: Ngoài khẩu phần trên, cần cho thêm các thức ăn củ quả tươi và thức ăn tinh để bò cái tăng khả năng tiết sữa nuôi con.

     

    – Bê con: Tập cho bê con ăn cỏ khô từ tháng thứ 2, cỏ tươi và củ quả từ tháng thứ 4 và cai sữa từ tháng thứ 6. Khi trời nắng ấm nên cho bê con vận động tự do. Nhu cầu ăn mỗi ngày 5 – 10kg cỏ tươi, 0,2 – 0,3kg thức ăn tinh.

     

    – Bê từ 6 – 24 tháng: Trường hợp nuôi chuồng phải thường xuyên cho bò, bê ra sân vận động từ 2 – 4 giờ/ngày. Nhu cầu ăn một ngày: 10 – 15kg cỏ tươi và cho ăn thêm các thức ăn tận dụng khác như ngọn mía, dây khoai, rơm rạ, cỏ khô, cỏ ủ chua và củ quả thay thế.

     

    – Để có bò thịt đạt khối lượng cuối cùng khi giết thịt từ 250 – 300kg lúc 24 tháng tuổi cần nuôi vỗ béo bò trong khoảng 80 – 90 ngày trước khi bán bằng thức ăn tinh 1 kg/con/ ngày.

     

    Chú ý :

     

    Muốn nuôi bò thịt có hiệu quả kinh doanh cao, người chăn nuôi phải biết tận dụng khả năng tiêu hóa thức ăn xanh thô của chúng. Cho bò ăn no, đủ cỏ tươi và các loại củ quả. Trường hợp thiếu cỏ tươi có thể thay thế:

     

    1kg cỏ khô = 4 – 5kg cỏ tươi

     

    1kg cỏ ủ chua, 1kg rơm ủ urê, 1 kg củ quả = 2kg cỏ tươi

     

    4.3.2. Thú y

     

    Thực hiện tốt lịch tiêm phòng các loại bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng… theo quy định của ngành thú y đề ra. Định kỳ tẩy giun, sán (sán lá gan, sán dạ cỏ…) cho bò bằng các loại thuốc đặc hiệu như dùng thuốc tẩy giun Lêvamisol với liều lượng 1ml/8-10 kg trọng lượng bò hơi; thuốc tẩy sán DextilB với liều 1 viên thuốc dùng cho 75 kg trọng lượng bò hơi, phòng trị các loại bệnh ký sinh trùng đường máu cho bò.

    Nguyễn Hải

    Nguồn: Hội Nông dân tỉnh Thái Bình

    3 Comments

    1. bảo 9a6 (2019)

      thanks ^^

    2. Trần Quốc Huyến

      Tôi ở Thái Bình muốn mua bê cái Lai Sind để làm bò sinh sảnh thì mua ở đâu ạ?

    3. Bùi Thị Năm

      Cho hỏi mình muốn mua giống bò lai Sind thì ở đâu bán giống ạ? Mình ở Quốc Oai, Hà Nội.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.