Sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh trâu, bò
Bệnh hô hấp phức hợp hợp ở trâu, bò (Bovine Respiratory Complex)
Bệnh CRB có thể do vi khuẩn Pasteurella multocida hoặc Mycoplasma gây ra. Đặc trưng của bệnh do Pasteurella multocida là viêm phổi, bỏ ăn, sốt, thở khó, ho có dịch tiết nhất là đối với bê.
Ngoài ra, với bê, bệnh có thể gây nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp, viêm não. Bệnh tích thường gặp là viêm phổi với vùng phổi viêm trở nên cứng rắn và đổi màu (đỏ, xanh). Bệnh phức hợp này có liên quan đến các yếu tố nguy cơ như nồng độ ammonia, bụi, kiểu chuồng nuôi… Điều trị viêm phổi sớm là rất quan trọng đối với bệnh này. Do đó, điều trị toàn đàn thường được áp dụng cho CRB.
Bệnh tiêu chảy ở bê, nghé
Tiêu chảy thường xảy ra trong 3 tuần đầu tiên sau khi sinh của bê, nghé. Nguyên nhân do vi khuẩn thường liên quan đến E. coli, Salmonella. Đây là các vi khuẩn Gram âm. Ngoài ra, bê nghé cũng có thể tiêu chảy do nhiễm virus (Rotavirus, Corona virus…) hoặc hàm lượng chất béo cao trong sữa bò cũng có thể gây tiêu chảy cho bê, nghé.
Để phòng bệnh thì giải pháp đầu tiên là cho bê, nghé uống đủ sữa đầu (colostrum) 10% khối lượng cơ thể bê, nghé, càng sớm càng tốt và không trễ hơn 24 giờ sau khi sinh. Đặc biệt là sữa đầu từ bò mẹ có chủng ngừa các mầm bệnh liên quan tiêu chảy thì càng bảo hộ cho bê, nghé.
Vệ sinh môi trường nuôi bê, nghé cũng là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh. Nếu xảy ra tiêu chảy, bù dịch (nước và chất điện giải) là nền tảng trong điều trị. Kháng sinh được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn E. coli, Salmonella. Kháng viêm nhóm NSAID (không steroid), như “oxicam” có thể giảm triệu chứng lâm sàng cho bê, nghé.
Bệnh do Clostridium
Viêm cơ gây tử số cao ở bò có thể gây ra bởi các loài của giống vi khuẩn Gram dương, yếm khí sinh bào tử Clostridium như C. chauvoei, C. septicum, C. novyi, và C. perfringens. Bệnh có thể xảy ra sau những thương tổn ở da, cơ do chấn thương, sau tiêm với các thuốc hay hóa chất kích ứng rồi nhiễm khuẩn từ đất, phân.
Bệnh làm con vật sốt, viêm, sưng phù vùng nhiễm khuẩn và có thể bại liệt. Diễn biến bệnh nhanh và con vật có thể chết trong 2 ngày. Bệnh do C. chauvoei gây ra còn gọi là bệnh chân đen (blackleg) với bệnh tích ở vùng cơ có màu đen.
Bệnh viêm vú
Viêm vú là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong chăn nuôi bò sữa. Vú viêm thường sưng, gây đau cho bò. Sản lượng sữa và chất lượng sữa giảm. Nhiều tác nhân tham gia vào quá trình này. Trong một nghiên cứu mới nhất tại Trung quốc, các mầm bệnh
thường thấy trong các ca viêm vú lâm sàng là Escherichia coli (82%), Streptococcus uberis (53%), Staphylococcus aureus (41%), Streptococcus dysgalactiae (29%), Streptococcus agalactiae (27%).
Viêm tử cung cấp tính
Viêm nội mạc tử cung (endometritis) thường xảy ra ở bò sau khi sinh. Các yếu tố liên quan đến bệnh này là đẻ khó, sót nhau hoặc chậm ra nhau, vệ sinh khi đẻ kém … Viêm tử cung cấp tính còn gọi là viêm từ cung nhiễm khuẩn huyết. Thể này thường xảy ra trong vòng 10 ngày sau sinh với dấu hiệu sốt trên 39,50C, dịch tiết ra từ âm hộ đỏ, nâu, mùi tanh. Kiểm tra trực tràng có thể phát hiện tử cung rất to và lỏng lẻo. Bò thường mệt mỏi, ăm kém và giảm năng suất sữa. Các vi khuẩn có thể liên quan là Trueperella pyogenes (Gram dương) hoặc các vi khuẩn Gram âm như coliforms, Fusobacterium necrophorum, Bacteroides, Prevotella spp. Điều trị thể này thường sử dụng kháng sinh đặt vào tử cung và kết hợp đường tiêm điều trị toàn thân.
Bảng 1. Chọn lựa kháng sinh phòng trị bệnh nhiễm khuẩn cho trâu, bò
Bệnh/ mầm bệnh |
Ưu tiên 1 |
Ưu tiên 2 |
Giải pháp cuối |
Nhiễm trùng vết thương, viêm rốn (Escherichia coli, Klebsiella spp., Stap. spp., Trueperella pyogenes, Bacteroides spp., Fusobacterium necrophorum, Prevotella) |
cephalexin, flofenicol, procaine peni. G, (+strep) sulfa/trimethoprim, các tetracycline |
ampicillin, amoxicillin, amox/clavulanic, gentamicin, lincomycin/spectinomycin |
|
Hội chứng hô hấp (Pasteurella multocida, Mannheimia haemolytica, Histophilus somni, Mycoplasma bovis, Trueperella pyogenes) |
florfenicol |
các tetracycline, tilmicosin, lincomycin+spectinonyci, tylosin, tulathromycin |
enrofloxacin, marbofloxacin, difloxacin, danofloxacin |
Hội chứng hô hấp (không có Mycoplasma) |
florfenicol, procain peni.G, sulfa/trimethoprim |
ampicillin, amoxicillin, amox/clavulanic, các tetracycline, tylosin, lincomycin/spectinomycin, tilmicosin, tulathromycin, gamithromycin, tildipirosin |
ceftiofur, cefquinome, flumequin, enrofloxacin, marbofloxacin, danofloxacin, difloxacin |
Viêm mắt (Moraxella bovis) |
cephalexin, flofenicol, procaine peni. G, sulfa/trimethoprim |
các tetracycline, tylosin, tulathromycin |
|
Viêm tai (Mannheimia haemolytica, Pasteurella multocida, Mycoplasma) |
florfenicol |
các tetracycline, tilmicosin, tylosin, tulathromycin |
marbofloxacin, difloxacin danofloxacin |
Tiêu chảy bê nghé (Escherichia coli, Salmonella spp.) |
|
colistin, apramycin, gentamicin, ampicillin, amoxicillin, amox/clavulanic, sulfa/trimethoprim, lincomycin/spectinomycin |
flumequin, enrofloxacin, marbofloxacin, danofloxacin, difloxacin |
Tiêu chảy bò (Escherichia coli, Salmonella spp) |
sulfa/trimethoprim |
colistin, ampicillin, neomycin amoxicillin, gentamicin, amox/clavulanic, các tetracycline |
flumequin, enrofloxacin, marbofloxacin, danofloxacin, difloxacin |
Viêm khớp (Mycoplasma bovis, E.coli, Trueperella pyogenes, Staphylococcus spp., Histophilus somni, Salmonella spp.) |
|
amoxicillin/clavulanic acid, lincomycin/spectinomycin |
enrofloxacin |
Viêm tử cung (Trueperella pyogenes, coliform, vi khuẩn Gram âm yếm khí) |
cephapirin |
cephalexin, ampicillin, amoxicillin, amox/clavulanic, các tetracycline, tylosin |
ceftiofur |
Viêm vú do vi khuẩn Gram dương (Staphylococcus aureus, Streptococcus uberis, S. dysgalactiae, S. agalactiae) |
cephalexin, cephapirin, cloxacillin, procain peni.G,sulfa/trimethoprim |
amoxicillin/clavulanic acid, caphalexin/kanamycin, procain peni G/neomycin, tylosin, pirlimycin |
cefoperazone, cefquinome |
Viêm vú do vi khuẩn Gram âm (E. coli) |
cephalexin, sulfa/trimethoprim |
amoxicillin/clavulanic acid, caphalexin/kanamycin, procain peni G/neomycin, lincomycin/neomycin |
cefoperazone, cefquinome, enrofloxacin, marbofloxacin |
Nhiễm trùng huyết |
ampicillin, amoxicillin, gentamicin |
procaine peni.G, colistin, peni/streptomycin, các tetracycline, sulfa/trimethoprim |
cefquinome, difloxacin enrofloxacin, marbofloxacin, danofloxacin |
Chống nhiễm khuẩn sau phẫu thuật |
cephalexin, procain peni G, sulfa/ trimethoprim |
amoxicillin, ampicillin, amox/clavulanic, oxytetracycline, peni/streptomycin |
|
(Nguồn: Constable và ctv, 2008. AMRCA, 2021)
Lưu ý: Mức độ mẫn cảm kháng sinh của từng vi khuẩn trên từng loài động vật có thể rất khác nhau giữa các địa phương, khu vực địa lý. Người sử dụng kháng sinh cụ thể cho từng loài vật cần liên tục cập nhật về tình hình mẫn cảm/ đề kháng kháng sinh của trang trại, địa phương, khu vực để chọn lựa.
Bảng 2. Đường dùng, liều lượng kháng sinh sử dụng cho điều trị nhiễm khuẩn ở trâu, bò
Kháng sinh |
Liều lượng |
Chỉ định |
Ghi chú |
Amoxicillin |
10-15 mg/kg IM/PO, mỗi 12h |
Tiêu chảy bê nghé (uống) Viêm khớp, viêm tử cung |
|
Amoxicillin/Clavulanic |
12.5 mg/kg PO, mỗi 12h |
Tiêu chảy bê nghé (uống) |
|
Ampicillin |
10-15 mg/kg IM, mỗi 12h |
Viêm tử cung, viêm khớp |
|
|
1g ampicillin+1g cloxacillin |
Đặt tử cung |
|
Cefquinome |
1 mg/kg IM, mỗi 24h |
Nhiễm trùng hô hấp, móng |
Giải pháp cuối |
Ceftiofur (crystalline free acid) |
3 mg/kg SC |
Nhiễm trùng hô hấp |
Giải pháp cuối |
Ceftiofur (HCl suspension) |
1.1-2.2 mg/kg IM/SC, mỗi 24h |
Nhiễm trùng hô hấp |
Giải pháp cuối |
|
2.2 mg/kg SC, mỗi 24h |
Viêm tử cung, viêm vú |
Giải pháp cuối |
Ceftiofur sodium |
1.1-2.2 mg/kg IM/SC, mỗi 24h |
Nhiễm trùng hô hấp |
Giải pháp cuối |
|
1.5-2.0 mg/kg IM, mỗi 24h |
Viêm móng |
Giải pháp cuối |
|
5 mg/kg IM, mỗi 24h |
Bệnh do Salmonella ở bê |
Giải pháp cuối |
Chlortetracycline |
7-11 mg/kg PO, mỗi 12h |
Bệnh ở bê nghé |
|
Danofloxacin |
1.25mg/kg IV/SC/IM, mỗi 24h |
Nhiễm trùng hô hấp |
Giải pháp cuối |
Difloxacin |
2.5 mg/kg, mỗi 24h |
Nhiễm trùng hô hấp |
Giải pháp cuối |
|
7.5-12.5 mg/kg IV/SC |
Nhiễm trùng huyết, tiêu chảy bê |
Giải pháp cuối |
Enrofloxacin |
2.5-5.0 mg/kg IV/SC, mỗi 24h |
Nhiễm trùng hô hấp |
Giải pháp cuối |
|
5 mg/kg IV, mỗi 24h |
Viêm vú do coliform cấp tính |
Giải pháp cuối |
Erythromycin |
8.8-10 mg/kg IM |
Nhiễm trùng hô hấp |
|
Florfenicol |
20 mg/kg IM, lặp lại 48h |
Nhiễm trùng hô hấp |
|
Gentamicin |
2.2-6.6 mg/kg IM, mỗi 12-24h |
Nhiễm trùng huyết ở bê |
thời gian ngưng thuốc dài |
Marbofloxacin |
2 mg/kg IV/IM, mỗi 24h |
Nhiễm trùng hô hấp |
Giải pháp cuối |
Neomycin sulfate |
22 mg/kg PO, mỗi 12h |
Tiêu chảy bê nghé |
|
Oxytetracycline |
10 mg/kg IV, mỗi 24h 20 mg/kg IM, mỗi 48h (kéo dài) |
Viêm tử cung, móng, áp-xe, hô hấp, viêm mắt, kí sinh trùng máu |
|
Penicillin G: procaine |
20.000 U/kg IM, mỗi 24h |
Viêm vú do Sta. Strep. spp viêm khớp, viêm tử cung |
|
Penicillin G (Na/K) |
9.500 U/kg IV, mỗi 12h |
Viêm vú do Sta. Strep. spp |
|
Spectinomycin |
10-15 m/kg, mỗi 24h SC |
Nhiễm trùng hô hấp |
|
Spiramycin |
10 mg/kg IV, mỗi 24h |
Viêm vú do Sta. Strep. spp |
|
Tetracycline |
5-6 g đặt tử cung |
Viêm tử cung |
|
Tilmicosin |
10 mg/kg SC |
Nhiễm trùng hô hấp ở bò thịt > 1 tháng tuổi và bò sữa < 20 tháng |
|
Sulfa/trimethoprim |
25 mg/kg IV/IM, mỗi 24h |
Nhiễm trùng huyết, tiêu chảy bê |
|
Tulathromycin |
2.5 mg/kg SC |
Nhiễm trùng hô hấp |
|
Tylosin |
10-20 mg/kg IM |
Nhiễm trùng hô hấp ở bò thịt và bò cạn sữa |
|
* Thời gian sử dụng tối thiểu là 3 ngày và tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đường cấp: PO – uống; SC – tiêm dưới da; IM – tiêm bắp; IV – tiêm tĩnh mạch (Nguồn: Constable, 2008).
Nguồn: Cục Thú y
- kháng sinh an toàn li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất