[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Cho đến nay, tất cả các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 là do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp giữa con người, chưa có trường hợp cụ thể nào chứng minh sự lây nhiễm từ động vật hay sản phẩm động vật sang người. Câu hỏi lớn đặt ra là liệu virus SARS-CoV-2 có khả năng lây chéo giữa con người và động vật hay không?
Nguồn gốc và con đường lây nhiễm virus SARs-CoV-2
Sau hơn 4 tháng xuất hiện, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chắc chắn nguồn gốc của virus SARS-CoV-2, mặc dù Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có kết luận bước đầu rằng virus này có nguồn gốc từ động vật và dơi có thể là vật chủ ban đầu, nhưng vật chủ trung gian là loài vật nào thì vẫn chưa xác định được.
Hơn thế nữa, con đường lây nhiễm của loại virus mới này cũng là câu hỏi lớn đòi hỏi các nhà khoa học cần nghiên cứu để tìm ra câu trả lời sớm nhất có thể. Cho đến nay, tất cả các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 là do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp giữa con người, chưa có trường hợp cụ thể nào chứng minh sự lây nhiễm từ động vật hay sản phẩm động vật sang người. Câu hỏi lớn đặt ra là liệu virus này có khả năng lây chéo giữa con người và động vật hay không?
Câu hỏi lớn đặt ra là liệu virus này có khả năng lây chéo giữa con người và động vật hay không?
Để làm sáng tỏ vấn đề này, hàng loạt nghiên cứu mới tại nhiều nước đã được tiến hành, trong đó đáng chú ý là nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Scripps (Califonia – Hoa Kỳ) được công bố trên tạp chí Science Direct tháng 4/2020. Kết quả nghiên cứu của nhóm nàycho biết con đường lây nhiễm SARS-CoV-2 là thông qua loại emzyme chuyển đổi có tên Angiotensin 2 (ACE2), đây làmột enzyme gắn vào bề mặt các tế bào trong phổi, động mạch, tim, thận và ruột.
Tất cả các loại động vật có xương sống, máu nóng bao gồm cả con người và một số loài như cầy hương, lợn, tê tê, mèo, bò, trâu, dê, cừu…đều có thể mắc loại virus này. Đây là lý do bước đầu có thể giải thích tại sao một số động vật như chó (công bố của Hồng Kông) hay hổ (công bố của Mỹ) bị lây nhiễm SARS-CoV-2. Điều này cũng cho phép suy đoán khả năng lây nhiễm virus từ vật nuôi như lợn, chó mèo, dê cừu…sang người hoàn toàn có thể xảy ra.
Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Thú y thế giới (OIE)
Dựa trên các suy đoán vừa nêu, trong khi chờ các nghiên cứu rõ ràng hơn về nguồn gốc và cách thức lây nhiễm của virus, WHO và OIE đã phối hợp đưa ra một số khuyến cáo đối với các nhà chăn nuôi như sau:
– Không loại trừ khả năng các loài vật nuôi thông thường như lợn, gia cầm, dê cừu…là vật chủ trung gian, thậm chí là vật chủ ban đầu nên cần hết sức đề cao cảnh giác. Nếu một trong những loài vật nuôi trên là vật chủ gây bệnh lại được nuôi theo phương pháp công nghiệp thì mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đối với cả con người và vật nuôi sẽ khốc liệt hơn rất nhiều;
– Tiếp tục thực hiện tốt quy trình chăn nuôi Global GAP đặc biệt là các cơ sở chăn nuôi công nghiệp, các trang trại có quy mô lớn. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature chỉ ra các cơ sở chăn nuôi vệ sinh kém, xử lý chất thải không an toàn có thể là địa điểm tốt giúp virus sinh sản phát triển mầm bệnh.
– Hạn chế sử dụng kháng sinh vì việc sử dụng kháng sinh tràn lan sẽ làm tăng các loại vi khuẩn kháng thuốc, xuất hiện nhiều loại siêu vi khuẩn kháng thuốc, giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điệu kiện để virus tấn công.
Nhà chăn nuôi cần thực hành tốt và tuân thủ các biện pháp an toàn sinh học
– Thực hành vệ sinh tốt và tuân thủ các biện pháp an toàn sinh học: Vì chưa có bằng chứng cho thấy vật nuôi, gia súc, gia cầm… có thể lây truyền virus sang người nên chưa có các khuyến cáo cụ thể trong quy trình chăn nuôi, nhưng 2 tổ chức này cũng khuyến cáo các cơ sở chăn nuôi cần thực hành vệ sinh tốt và tuân thủ các biện pháp an toàn sinhhọc, đây là nguyên tắc chung tốt nhất áp dụng với mọi loại dịch bệnh xảy ra. Người chăn nuôi cần rửa tay bằng xà phòng, thuốc sát trùng sau khi tiếp xúc với vật nuôi, khử trùng thường xuyên chuồng trại, khử trùng thường xuyên chuồng trại, các loại dụng cụ, vật dụng, máy móc…
– Tiếp tục cho phép vận chuyển, buôn bán vật nuôi và các loại sản phẩm từ vật nuôi theo các quy định hiện hành vì chưa có bằng chứng liên quan đến lây nhiễm dịch Covid 19 giữa vật nuôi, sản phẩm vật nuôi và con người. Tuuy nhiên, cần tuân thủ nghiêm ngặt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và các biện pháp an toàn thực phẩm để ngăn ngừa lây nhiễm chéo.
– Hạn chế, tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc lưu hành, vận chuyển và tiêu thụ động vật hoang dã, đặc biệt là các loài động vật hoang dã có nguy cơ lây nhiễm cao như dơi, tê tê, kỳ đà, rắn…
– Sử dụng thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cần nấu chín các loại thịt kể cả các loại thực phẩm đông lạnh vì virus có thể tồn tại đến 2 năm lưu trữ ở âm 20°C.
– Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường các lò mổ, chợ đầu mối, chợ bán thủy hải sản, tránh ẩm ướt vì ẩm độ cao tạo điều kiện cho virus sinh sản và truyền bệnh.
– Các cơ quan thú y duy trì liên lạc thường xuyên, chặt chẽ với các cơ quan y tế để kịp thời can thiệp và xử lý khi có dấu hiệu lây chéo virus SARS-CoV-2 giữa người và vật nuôi./.
GS.TS Nguyễn Duy Hoan
Đại học Thái Nguyên
- OIE li>
- Virus Sars-CoV-2 li>
- lây chéo Virus Sars-CoV-2 li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất