Kỹ thuật nuôi và chăm sóc ba ba mang lại nguồn kinh tế cao cho gia đình không phải đơn giản đòi hỏi người nuôi phải nắm bắt rõ quy trình kỹ thuật cũng như chăm sóc hàng ngày một cách khoa học.
Mô hình chăn nuôi ba ba đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh minh họa
Hiện nay, tại các nhà hàng sang trọng ở các thành phố lớn xuất hiện món ăn đặc sản là thịt ba ba. Đây không những là một ngón ăn thơm ngọn và còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh như ho lao, thận yếu, đau lưng, rụng tóc… nên rất được giới thực khách ưa chuộng.
Nắm bắt được xu thế đó nên hiện nay mô hình chăn nuôi ba ba được nhiều gia đình áp dụng. Tuy nhiên để mang lại lợi nhuận cao thì không phải ai cũng làm được. Mô hình này đòi hỏi ngoài kỹ thuật nuôi khoa học, đầu tư quy mô mà còn phải bỏ công sức, tiền bạc và cách xoay sở đầu ra cho sản phẩm của mình. Nhưng nếu quyết tâm cao thì đây lại là một mô hình chăn nuôi cực hiệu quả.
Thời vụ
Mặc dù mô hình nuôi ba ba có thể áp dụng quanh năm nhưng thời gian bắt đầu nuôi thích hợp nhất vào khoảng tháng 3 đến đầu tháng 12, thời gian còn lại do mùa đông, thời tiết lạnh nhiệt độ nước thấp dưới 18oC, ba ba ngừng ăn và không lớn. Tháng sinh trưởng của ba ba là tháng 5 đến tháng 10.
Kỹ thuật nuôi ba ba
Kỹ thuật nuôi ba ba con cũng giống như cách nuôi những thủy sản khác đòi hỏi phải có kỹ thuật nuôi đúng cách, khoa học. Trước hết phải có hiểu biết và tận tâm với nghề. Không nắm rõ đặc tính, kỹ thuật nuôi sẽ dẫn đến những thiệt hại về tài chính, uổng phí công sức.
Diện tích nuôi trước hết phải bố trí từ 100 đến 600m2 để không gian thoáng đãng, độ sâu từ 1-1,5m. Phải luôn luôn đảm bảo nguồn nước sạch, cần có hệ thống cấp thoát nước để thay nước và tháo nước vào mùa mưa. Nếu nuôi ngay trong vườn nhà là tốt nhất để tiện theo dõi và bảo vệ chúng, nhất là thời gian sinh sản cần phải chăm sóc cẩn thận.
Muốn nuôi ba ba đạt hiệu quả cần làm ao có quy mô theo mô hình liên hoàn. Cụ thể, ao nuôi giành cho ba ba bố mẹ để sản xuất, phần ao giành cho ba ba giống để nuôi thành ba ba thương phẩm gối vụ nhau. Công trình nuôi đều phải xây vững chắc, tường cắm sâu xuống đáy, trên mặt tường có mũ, góc phải trát nhẵn đánh bóng không cho ba ba leo ra. Tường cao hơn mặt nước cao nhất 0,6 – 0,8m.
Ba ba thích sống nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn, kín đáo. Ảnh minh họa
Về đặc tính của ba ba hơi nhút nhát lại vừa hung dữ. Ba ba thích sống nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn, kín đáo. Khi thấy có tiếng động mạnh, có bóng người hay bóng súc vật đến gần, chúng lập tức nhảy xuống nước lẩn trốn. Tính hung dữ của ba ba thể hiện ở chỗ hay cắn nhau rất đau, con lớn hay cắn và ăn tranh mồi của con bé, bị đói lâu có thể ăn thịt con bé. Khi có người hoặc động vật muốn bắt nó, nó có phản ứng tự vệ rất nhanh là vươn cổ dài ra cắn. Khi nuôi cần phải biết rõ đặc tính này của chúng để hạn chế tối đa ba ba đánh nhau tránh thất thoát.
Dinh dưỡng
Trong tự nhiên thức ăn chính trong mấy ngày mới nở là động vật phù du, giun nước và giun đất loại nhỏ. Khi lớn ba ba ăn cá, tép, cua, ốc, giun đất, trai, hến… Trong điều kiện nuôi dưỡng, có thể cho ba ba ăn thêm thịt của nhiều loại động vật rẻ tiền khác, đồng thời có thể huấn luyện cho ba ba biết ăn thức ăn chế biến tức là thức ăn công nghiệp ngay từ giai đoạn còn nhỏ.
Đối với ba ba bố mẹ cần tập trung cho ăn tích cực từ tháng 6,7,8,9 để vỗ béo, hình thành trứng, Qua mùa Đông vỗ tiếp ba ba đẻ vào tháng 4, chất lượng sẽ tốt, tỷ lệ nở cao. Loại thức ăn hiện nay tốt nhất vẫn là cá mè tươi băm thái cho ăn, các loại cá tạp chất lượng kém hơn. Ngoài ra phải bổ sung ốc cho ba ba, nhất là ba ba sinh sản.
Lưu ý khi ba ba sinh sản
Ba ba thường đẻ trứng vào ban đêm, dùng chân bới cát tạo thành hố sâu để làm ổ đẻ. Mỗi lần ba ba đẻ từ 10 – 15 trứng, trứng được lấp cát ấp khoảng 70 – 75 ngày sẽ nở ba ba con. Sau khi ba ba đẻ trứng phải lấy ra khỏi ổ, tránh tình trạng ba ba mẹ ăn trứng con khi đói. Sau từ 2,5 – 3 tháng nuôi, sẽ chuyển sang bồn nuôi ba ba con riêng. Ba ba hầu như ít xảy ra bệnh tật, nhưng muốn đảm bảo thành công, các bể nuôi, ao nuôi phải đúng quy trình kỹ thuật, vệ sinh môi trường thật tốt, thức ăn phải sạch, nhất là con giống phải sạch bệnh.
Sau từ 2,5 – 3 tháng nuôi, sẽ chuyển sang bồn nuôi ba ba con riêng. Ảnh minh họa
Phòng bệnh
Trong quá trình nuôi ba ba thường gặp các bệnh ngoài da, bệnh rong rêu, ký sinh trùng đường ruột. Đối với bệnh ngoài da là do nguồn nước nuôi quá dơ bẩn lâu ngày, tạo điều kiện cho các vật ký sinh đục khoét da thịt làm cho con vật khó chịu sinh ra ghẻ lở. Cũng có khi ba ba bị bệnh ký sinh trùng đường ruột là do các loại sán, lãi, bệnh không gây con vật chết, nhưng ăn uống kém, tăng trọng chậm, bệnh nặng cũng tạo cơ hội cho vi trùng xâm nhập gây ra các bệnh lý khác.
Cách điều trị mỗi tháng tẩy định kỳ 1 lần là tốt hơn điều trị, vì khó phát hiện con nào bị, con nào không bị. Thuốc thường dùng là Mebendazon 20mg/kg thể trọng trộn vào thức ăn cho ăn 1 lần/tháng. Hoặc Paraced-X 1 lít thuốc / 400m3 nước hòa tan trong hồ nuôi mỗi tháng 1 lần.
Lợi nhuận từ việc nuôi ba ba
Hiện nay, ba ba thịt có giá giao động từ 350.000 – 400.000 đồng/kg. Nếu kết hợp bán thịt và con giống thì thu nhập của người nuôi ba ba một năm từ cũng đạt khoảng trên 80 triệu đồng trừ đi chi phí chăm sóc, thức ăn và ao nuôi. Với mức thu nhập này bà con nông dân sẽ có tiền tỷ trong vòng vài năm.
An Dương
Nguồn: Chất lượng Việt Nam Online
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất