[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nắng, nóng, ảnh hưởng rất lớn đến lợn đực giống nuôi. Vì vậy, cần chăm sóc tốt đực giống để khai thác tinh hiệu quả nhất.
Nắng, nóng, ảnh hưởng rất lớn đến lợn đực giống
Nhiệt độ
Nhiệt độ phù hợp cho lợn đực giống là khoảng 25°C.Vì vậy, luôn giữ nhiệt độ chuồng nuôi ổn định dù là chuồng kín hay chuồng hở.
Chuồng trại đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, diện tích chuồng nuôi tối thiểu 5 m²/con đối với lợn nội và 6 m²/con đối với lợn ngoại.
Chế độ chăm sóc
– Kiểm tra lượng thức ăn thu nhận, máng ăn, vòi uống, trạng thái, tình trạng sức khoẻ của lợn.
– Thường xuyên tắm chải cho lợn; không tắm hoặc cho ăn sau khi đi phối giống hoặc khai thác tinh, ít nhất 30 phút.
– Cho lợn ăn vào sáng sớm, không cho ăn no trước khi khai thác.
– Chỉ cho lợn đực nhảy trực tiếp hoặc khai thác tinh vào những lúc thời tiết mát trong ngày.
– Định kỳ tiêm ADE hoặc bổ sung giá đỗ, ngô, thóc mầm cho lợn.
– Cho ăn:
+ Lợn đực làm việc: Cho ăn thức ăn lợn đực giống hoặc 50% thức ăn lợn nái đẻ (có thành phần dinh dưỡng: Protein: 17%; Xơ thô: 7%; Ca: 0,6-1,2%; Năng lượng trao đổi: 3.100 kcal/kg; P: 0,5-1,0%; Lysine: 0,9%; Methionine + Cystine: 0,5%) + 50% thức ăn lợn thương phẩm giai đoạn 2 (có thành phần dinh dưỡng: Protein: 18%; Xơ thô: 6%; Ca: 0,5-1,2%; Năng lượng trao đổi: 3.150 Kcal/kg; P: 0,5-1,0%; Lysine: 1,0%; Methionine + Cystine: 0,6%).
+ Lợn dưới 1 năm tuổi: Cho ăn 2,0 – 2,2 kg/ngày.
+ Lợn trên 1 năm tuổi: Cho ăn 2,2 – 2,5 kg/ngày.
+ Mùa hè cần cung cấp 4g vitamin C/ngày để có thể duy trì chất lượng tinh.
+ Sau mỗi lần khai thác: Cho ăn thêm 2 quả trứng gà.
– Nước uống được cung cấp đầy đủ.
Khai thác và sử dụng đực giống
– Chỉ sử dụng lợn đực đã qua kiểm tra năng suất (KTNS) đạt yêu cầu.
– Số lần khai thác tinh không quá hai lần/tuần đối với lợn đực giống dưới hai năm tuổi và không quá ba lần/ tuần đối với lợn đực giống trên hai năm tuổi. Tuổi bắt đầu khai thác tinh của lợn đực giống không ít hơn tám tháng tuổi đối với lợn nội, mười tháng tuổi đối với lợn ngoại và tuổi sử dụng không quá ba năm rưỡi.
– Lợn đực sau khi hồi phục điều trị bệnh phải lấy tinh kiểm tra trước khi cho phối giống.
– Hàng ngày ghi chép sổ sách theo dõi theo mẫu hiện hành.
Tiêm phòng
Tiêm vắcxin phòng bệnh và vệ sinh phòng bệnh cho lợn đực làm việc theo quy trình thú y.
Lê Hoàng
Một số bệnh lý cơ bản thường gặp ở tinh dịch lợn
Vô tinh, ít tinh, lãnh tinh và tinh kỳ hình. Những biến đổi bệnh lý của tinh là hậu quả đặc trưng thuộc các dạng vô sinh khác nhau (bẩm sinh, già, triệu chứng, nuôi dưỡng, do sử dụng….).
Để khắc phục những bệnh lý trên, cần quản lý tốt thức ăn, bệnh tật ở lợn đực giống. Với trường hợp lợn bị ít tinh, nếu tinh hoàn kém phát triển cần cải thiện thức ăn và chăm sóc đực giống tốt, mát xa tinh hoàn. Một phương pháp hiệu quả là cho đực tiếp xúc với nái chịu đực, đặc biệt là trong trường hợp có đực “ có kinh nghiệm ” đang phủ nái.
Nếu quá trình tạo tinh rối loạn do thức ăn thì cần cải thiện thức ăn (cho ăn thêm ngô mầm, thóc mầm, trứng gà.. .) nhưng cần phải nhiều thời gian (1-2 tháng hoặc có thể lâu hơn).
Với trường hợp lợn bị lãnh tinh, hằng ngày cần vệ sinh bao tinh hoàn đực giống bằng nước sạch. Trong mùa hè cần dội nước thường xuyên và tắm đều đặn.
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi lợn li>
- lợn giống li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất