[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nắng, nóng, ảnh hưởng rất lớn đến lợn đực giống nuôi. Vì vậy, cần chăm sóc tốt đực giống để khai thác tinh hiệu quả nhất.
Nắng, nóng, ảnh hưởng rất lớn đến lợn đực giống
Nhiệt độ
Nhiệt độ phù hợp cho lợn đực giống là khoảng 25°C.Vì vậy, luôn giữ nhiệt độ chuồng nuôi ổn định dù là chuồng kín hay chuồng hở.
Chuồng trại đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, diện tích chuồng nuôi tối thiểu 5 m²/con đối với lợn nội và 6 m²/con đối với lợn ngoại.
Chế độ chăm sóc
– Kiểm tra lượng thức ăn thu nhận, máng ăn, vòi uống, trạng thái, tình trạng sức khoẻ của lợn.
– Thường xuyên tắm chải cho lợn; không tắm hoặc cho ăn sau khi đi phối giống hoặc khai thác tinh, ít nhất 30 phút.
– Cho lợn ăn vào sáng sớm, không cho ăn no trước khi khai thác.
– Chỉ cho lợn đực nhảy trực tiếp hoặc khai thác tinh vào những lúc thời tiết mát trong ngày.
– Định kỳ tiêm ADE hoặc bổ sung giá đỗ, ngô, thóc mầm cho lợn.
– Cho ăn:
+ Lợn đực làm việc: Cho ăn thức ăn lợn đực giống hoặc 50% thức ăn lợn nái đẻ (có thành phần dinh dưỡng: Protein: 17%; Xơ thô: 7%; Ca: 0,6-1,2%; Năng lượng trao đổi: 3.100 kcal/kg; P: 0,5-1,0%; Lysine: 0,9%; Methionine + Cystine: 0,5%) + 50% thức ăn lợn thương phẩm giai đoạn 2 (có thành phần dinh dưỡng: Protein: 18%; Xơ thô: 6%; Ca: 0,5-1,2%; Năng lượng trao đổi: 3.150 Kcal/kg; P: 0,5-1,0%; Lysine: 1,0%; Methionine + Cystine: 0,6%).
+ Lợn dưới 1 năm tuổi: Cho ăn 2,0 – 2,2 kg/ngày.
+ Lợn trên 1 năm tuổi: Cho ăn 2,2 – 2,5 kg/ngày.
+ Mùa hè cần cung cấp 4g vitamin C/ngày để có thể duy trì chất lượng tinh.
+ Sau mỗi lần khai thác: Cho ăn thêm 2 quả trứng gà.
– Nước uống được cung cấp đầy đủ.
Khai thác và sử dụng đực giống
– Chỉ sử dụng lợn đực đã qua kiểm tra năng suất (KTNS) đạt yêu cầu.
– Số lần khai thác tinh không quá hai lần/tuần đối với lợn đực giống dưới hai năm tuổi và không quá ba lần/ tuần đối với lợn đực giống trên hai năm tuổi. Tuổi bắt đầu khai thác tinh của lợn đực giống không ít hơn tám tháng tuổi đối với lợn nội, mười tháng tuổi đối với lợn ngoại và tuổi sử dụng không quá ba năm rưỡi.
– Lợn đực sau khi hồi phục điều trị bệnh phải lấy tinh kiểm tra trước khi cho phối giống.
– Hàng ngày ghi chép sổ sách theo dõi theo mẫu hiện hành.
Tiêm phòng
Tiêm vắcxin phòng bệnh và vệ sinh phòng bệnh cho lợn đực làm việc theo quy trình thú y.
Lê Hoàng
Một số bệnh lý cơ bản thường gặp ở tinh dịch lợn
Vô tinh, ít tinh, lãnh tinh và tinh kỳ hình. Những biến đổi bệnh lý của tinh là hậu quả đặc trưng thuộc các dạng vô sinh khác nhau (bẩm sinh, già, triệu chứng, nuôi dưỡng, do sử dụng….).
Để khắc phục những bệnh lý trên, cần quản lý tốt thức ăn, bệnh tật ở lợn đực giống. Với trường hợp lợn bị ít tinh, nếu tinh hoàn kém phát triển cần cải thiện thức ăn và chăm sóc đực giống tốt, mát xa tinh hoàn. Một phương pháp hiệu quả là cho đực tiếp xúc với nái chịu đực, đặc biệt là trong trường hợp có đực “ có kinh nghiệm ” đang phủ nái.
Nếu quá trình tạo tinh rối loạn do thức ăn thì cần cải thiện thức ăn (cho ăn thêm ngô mầm, thóc mầm, trứng gà.. .) nhưng cần phải nhiều thời gian (1-2 tháng hoặc có thể lâu hơn).
Với trường hợp lợn bị lãnh tinh, hằng ngày cần vệ sinh bao tinh hoàn đực giống bằng nước sạch. Trong mùa hè cần dội nước thường xuyên và tắm đều đặn.
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi lợn li>
- lợn giống li> ul>
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T2,02/12/2024
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Nor-Feed tài trợ Diễn đàn Quốc tế IAIEH 2024, về Sinh thái và Sức khỏe Đường ruột động vật lần thứ 10 tại Trung Quốc
- Nghệ An: Ưu tiên kinh phí mua vắc xin Dịch tả lợn châu Phi
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1 ở động vật
- Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi tại khu vực Đông Nam Á
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất