Những giống gà được nuôi ở nước ta bên cạnh các giống bản địa còn có các giống gà ngoại nhập. Mỗi giống gà đều có giá trị kinh tế khác nhau phụ thuộc vào chất lượng thịt và trứng của các giống gà. |
Gà Đông Tảo là giống gà nội địa có giá trị kinh tế cao
Những giống gà nội
1. Gà ri
Nguồn gốc: phổ biến nhất ở miền Bắc, miền Trung (ở miền Nam ít hơn).
Đặc điểm ngoại hình: Gà mái có màu lông màu vàng và nâu, có các điểm đốm đen ở cổ, đầu cánh và chót đuôi. Gà trống có lông màu vàng tía, sặc sỡ, đuôi có lông màu vàng đen dần ở phía cuối đuôi.
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái: 1,2 – 1,8 kg; gà trống: 1,5 – 2,1 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 – 5 tháng. Sản lượng trứng bình thường (80 – 100 trứng/ năm). Gà chỉ đẻ 10 – 15 trứng là lại ấp, thời gian ấp gần 1 tháng. Sức kháng bệnh tốt, dễ nuôi, cần cù, chăm con tốt. Thịt thơm ngon, dai, xương cứng, phẩm chất trứng cao. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng 2,5 – 3,5 kg.
2. Gà Đông Tảo
Nguồn gốc: là giống gà thịt có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên.
Đặc điểm ngoại hình: Con trống có lông màu tía sẫm hoặc màu mận chín pha lẫn màu đen. Con mái có lông màu vàng nhạt, mỏ, da và chân vàng. Có vòng cổ chân to, chân to cao, lưng phẳng rộng.
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái: 2,5 – 3,5 kg, gà trống: 3,5 – 4,5 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 – 5 tháng. Sản lượng trứng thấp (50 – 70 trứng/ năm). Gà mái bắt đầu đẻ lúc 5 – 7 tháng.
3. Gà Hồ
Nguồn gốc: từ làng Hồ, Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Đặc điểm ngoại hình: Tầm vóc to, chân to, lưng rộng. Con trống có màu lông mận chín, thẫm đen, da đỏ, con mái có lông màu xám. Thân hình chắc khỏe, chậm chạp.
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng con mái: 2,7 kg, con trống: 4,4 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 6 tháng. Sản lượng trứng thấp 40 – 50 trứng / năm. Thồi gian gà mái bắt đầu đẻ khoảng 6 – 8 tháng.
4. Gà mía
Nguồn gốc: từ tỉnh Sơn Tây.
Đặc điểm ngoại hình: Con trống có màu lông đỏ sẫm xen kẻ lông màu đen ở đuôi, đùi, lườn, hai hàng lông cánh xanh biếc. Con mái có lông màu vàng nhạt xen kẽ long đen ở cánh đuôi, lông cổ có màu nâu. Là giống gà hướng thịt, có tầm vóc to, ngoại hình thô, đi lại chậm.
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 2,5 – 3 kg, gà trống 4,4 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 5 tháng. Sản lượng trứng thấp (55 – 60 trứng/ năm). Thời gian gà mái bắt đầu đẻ khoảng 7 tháng.
5. Gà tàu vàng
Nguồn gốc: Chủ yếu ở phía nam và rất được ưa chuộng vì chất lượng thịt cao, dễ nuôi.
Đặc điểm ngoại hình: Gà bị pha tạp nhiều nhưng phần lớn có lông, chân và da đều màu vàng.
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 1,6 – 1,8 kg, gà trống: 2,2 – 2,5 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt là 6 tháng. Sản lượng trứng bình quân (60 – 70 trứng/ năm). Gà mái 6 tháng tuổi bắt đầu đẻ trứng, gà mái có đặc tính thích ấp, nuôi con giỏi. Thích hợp với nuôi thả vườn.
6. Giống gà ác
Đặc điểm ngoại hình: Sắc lông trắng tuyền, mỏ và da chấm đen, chân 5 ngón đen xanh. Gà mái ấp và nuôi con khéo.
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành con mái: 0,5 – 0,6 kg, con trống: 0,7 – 0,8 kg. Gà mái đẻ 1 – 2 trứng/ lứa, sản lượng trứng 70 – 80 quả/ năm. Người ta nuôi gà ác để làm thuốc hay chế biến như một món ăn đặc sản. Hiện nay giống gà này bị tạp pha với một số giống khác như: gà ri, gà Tàu Vàng, gà Tre…
7. Giống gà tre
Nguồn gốc: Giống gà này thường gặp ở những vùng nông thôn phía Nam.
Đặc điểm ngoại hình: Gà có sắc lông sặc sỡ, nhanh nhẹn, thịt thơm ngon (nhiều nơi cũng nuôi để làm cảnh).
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 0,6 – 0,7 kg, gà trống: 0,8 – 10 kg. Gà mái đẻ trứng trung bình (40 – 50 trứng/ năm).
8. Gà nòi
Nguồn gốc: Giống gà này có ở khắp các miền Việt Nam, thường gọi là gà chọi hay gà đá…
Đặc điểm ngoại hình: Con trống có lông màu xám, màu đỏ lửa xen lẫn các vệt xanh biếc, con mái có màu xám đá, vóc dáng to, chân cao, chân cao, cổ cao, thịt đỏ rắn chắc..
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 2,0 – 2,5 kg, gà trống: 3,0 – 4,0 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt 5 tháng, sản lượng trứng bình quân (50 – 60 trứng/ năm). Thời gian bắt đầu đẻ là 7 tháng. Con trống được dùng để lai với gà Ri và các giống gà khác để sản xuất con lai nuôi thịt.
Ngoài các giống gà nêu trên còn một số giống khác nhưng ít phổ biến như: giống gà lai Miên thường nuôi ở Tây Ninh, gà Mèo của đồng bào H’mông ở vùng núi phía Bắc.
Những giống gà ngoại nhập
Giống gà thịt
1. Gà Tam Hoàng
Nguồn gốc: Xuất xứ từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Đặc điểm ngoại hình: Gà có đặc điểm lông, da, chân màu vàng. Cơ thể hình tam giác, thân ngắn, lưng phẳng, ngực nở, thịt ức nhiều, hai đùi phát triển.
Chỉ tiêu kinh tế: Gà nuôi đến 70 – 80 ngày tuổi đã có thể đạt trọng lượng 1,5 – 1,75 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,5 – 3 kg. Gà mái bắt đầu đẻ vào khoảng 125 ngày tuổi. Sản lượng trứng đạt 135 quả/ năm. Trọng lượng trưởng thành gà mái: 1,8 – 2,0 kg, gà trống: 2,2 – 2,8 kg. Gà có những đặc điểm rất giống với gà Ri của nước ta, phẩm chất thịt thơm ngon, phù hợp với điều kiện chăn thả ở Việt Nam cũng như nuôi công nghiệp và bán công nghiệp.
* Lưu ý: Gà Tam Hoàng được nhập vào nước ta theo nhiều nguồn, thường ít khi được thuần nhất và đạt tiêu chuẩn giống. Do đó người nuôi phải hiểu biết và mua đúng giống thì nuôi mới đảm bảo.
2. Gà Lương Phượng
Nguồn gốc: Xuất xứ từ Trung Quốc.
Đặc điểm ngoại hình: Gà có hình dáng bên ngoài giống với gà Ri, bộ lông có màu vàng, dày, bóng, mượt. Mào và phần đầu màu đỏ. Da màu vàng, chất thịt min, vị đậm. Gầ trống có màu vàng hoặc tía sẫm, mào đơn, hông rộng, lưng phẳng, lông đuôi dựng đứng, đầu và cổ gọn, chân thấp và nhỏ.
Chỉ tiêu kinh tế: Gà xuất chuồng lúc 70 ngày tuổi cân nặng 1,5 – 1,6 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,4 – 2,6 kg. Giống gà này rất phù hợp với điều kiện chăn thả tự do.
3. Giống Gà Sasso
Nguồn gốc: Là giống gà nặng cân của Pháp, có thể nuôi thả vườn.
Đặc điểm ngoại hình: Gà có lông màu nâu đỏ, da chân vàng.
Chỉ tiêu kinh tế: Nếu nuôi theo phương pháp nữa nhốt nữa thả 90 – 100 ngày có thể đạt trọng lượng 2,1 – 2,3 kg. Tiêu tốn thức ăn 3,1 – 3,5 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng.
4. Gà Plymouth
Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ Mỹ.
Đặc điểm ngoại hình: Lông màu trắng tinh, hoặc vân đen, thân hình hơi ngắn, ngực nở.
Chỉ tiêu kinh tế: Sau 4 tháng tuổi gà trống nặng từ 3 – 3,8 kg, gà mái từ 2,8 – 3,3 kg. Sản lượng trứng từ 150 – 160 trứng/ năm. Tiêu tốn thức ăn 3 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Gà có thể nuôi theo kiểu bán công nghiệp.
5. Gà Hubbard
Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ Mỹ.
Đặc điểm ngoại hình: Gà có lông màu trắng, ngực rộng, thân hình nỡ nang.
Chỉ tiêu kinh tế: Sau 4 tháng gà mái đạt trọng lượng 3,6 – 3,8 kg, gà trống đạt: 4 – 4,2 kg. Tiêu tốn thức ăn 2 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng.
6. Gà Hybro (HV 85)
Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ Hà Lan
Đặc điểm ngoại hình: Gà có màu lông trắng, ngực rộng, thân hình vạm vỡ, tăng trọng nhanh.
7. Gà BE
Nguồn gốc: Xuất xứ từ Cuba, là giống gà thịt cao sản
Đặc điểm ngoại hình: Gà dòng thuần có màu lông trắng, gà có năng suất cao, ưu thế rõ rệt khi được lai với các dòng gà mái khác.
Chỉ tiêu kinh tế: Gà đạt trọng lượng 2,1 kg sau 7 tuần nuôi.
8. Giống gà AA. (Arboi Acres)
Nguồn gốc: Là giống gà cao sản có nguồn gốc từ Mỹ.
Đặc điểm: Gà có năng suất cao hơn BE và HV85. Khi gà trống 7 tuần đạt trọng lượng 3,2 kg, gà mái: 2,6 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng chưa đến 2 kg. Hiện nay giống gà này rất được ưu chuộng, tuy nhiên vì lớn nhanh nên yêu cầu về nuôi dưỡng và kỹ thuật cao chỉ phù hợp với những cơ sở chăn nuôi lớn.
9. Giống Ross 208
Nguồn gốc: Gà xuất xứ từ Hung Ga Ri.
Đặc điểm: Gà 7 tuần tuổi đạt 2,29 kg, tiêu tốn thức ăn 1,97 kg cho 1 kg tăng trọng.
10. Giống Avian:
Nguồn gốc: Xuất xứ từ Mỹ, có những đặc tính giống gà AA.
11. Giống gà Isa Vedette
Nguồn gốc: Là giống gà thịt của Pháp.
Đặc điểm: Gà trống 7 tuần tuổi đạt 2,577 kg, gà mái đạt: 2,374 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng khoảng 1,96 kg.
Ngoài các giống gà nêu trên còn một số giống khác nhưng ít phổ biến như: gà Cobb, gà Cohman meat, gà Lohmann.
Gà Leghorn
1. Gà Leghorn
Gà có thân hình nhỏ, lông và trứng màu trắng. Gà mái trưởng thành đạt trọng lượng 1,7 – 1,8 kg. Năng suất trứng đạt 270 – 280 trứng/ năm. Tiêu tốn 1 quả trứng hết: 0,13 – 0,16 kg thức ăn. Có thể nuôi theo phương pháp thả vườn, nhưng phải đảm bảo thức ăn tốt. Không nên nuôi quá 2 năm vì sức đẻ giảm.
2. Gà Gold – Line
Con mái có lông màu nâu, con trống màu trắng nên có ý nghĩa trong việc chọn trống mái ngay từ khi gà con mới nở.
Năng suất trứng 250 – 300 trứng/ năm. Trứng có màu nâu.
Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng hết: 1,5 – 1,6 kg thức ăn.
Gà có ưu điểm là chu kỳ đẻ trứng dài (có thể kéo dài tới 15 tháng hoặc hơn)
3. Gà Brown nick
Gà nhập từ Mỹ, gà mái có lông màu nâu, gà trống có lông màu trắng.
Năng suất trứng đạt 280 – 300 trứng/ năm.
Trứng có vỏ màu nâu, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 1,5 – 1,6 kg thức ăn.
Ngoài các giống gà nêu trên còn một số giống khác như: gà Hisex Brown, gà Hy – Line, gà Isa Brown là những giống gà chuyên trứng tiên tiến trên thế giới cho năng suất 280 – 300 trứng/ năm. Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng khoảng 1,5 – 1,6 kg thức ăn, trọng lượng trứng nặng bình quân 50 – 60 g.
Gà kiêm dụng
1. Gà Rohde đỏ
Nguồn gốc: vùng Rhode Island
Đặc điểm ngoại hình: Thân hình vuông vức, dáng đẹp cân đối, ức rộng và sâu, lườn dài và thẳng. Gà có lông màu đỏ, mồng đơn trung bình, vành tai màu đỏ, chân và da màu vàng.
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái trưởng thành nặng 2,5 – 3 kg, gà trống nặng 3,4 – 4kg, gà con 1 ngày tuổi nặng khoảng 40g, tốc độ tăng trọng không cao (10 tuẩn tuổi đạt trọng lượng bình quân khoảng 1,3 – 1,5kg). Năng suất trứng khoảng 180 – 200 quả /năm, trứng nặng trung bình 55 – 60 g, vỏ màu nâu nhạt.
* Gà rhode đỏ được sử dụng để lai tao với gà ri địa phương có phẩm chất thịt thơm ngon cho ra giống gà rhode-ri có nhiều đặc tính tốt phù hợp với điều kiện nuôi thả vườn và thị hiếu của người tiêu dùng.
2. Gà New Hamp Shire
Nguồn gốc: Được chọn lọc chủ yếu ở bang Newhamshire.
Đặc điểm ngoại hình: Gà có lông màu vàng nâu với lông xanh đen điểm vùng cuối cánh và đuôi, mồng đơn trung bình, chân và da màu vàng.
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái trưởng thành nặng 2,3 – 3 kg, gà trống nặng 3,5 – 4 kg. Gà con chậm lớn (ở 10 tuần tuổi nặng khoảng 1,2 – 1,4 kg). Phẩm chất thịt thơm ngon, năng suất trứng đạt khoảng 200 – 220 quả /năm, trứng nặng khoảng 60g.
* Gà Newhamshire được sử dụng để tạo ra các giống gà chuyên trứng có sức sống cao. Với đặc điểm thuận lợi đó là sự di truyền màu sắc lông theo giới tính (autosex) nên gà Newhamshire được sử dụng trong công tác phân biệt trống mái theo màu lông khi gà con mới nở, điều này đã đem lại nhiều lợi ích như giảm chi phí thức ăn, công sức và diện tích nuôi gà hậu bị.
3. Gà Susnex
Nguồn gốc: Là giống gà được nuôi phổ biến ở Anh và các nước Châu Âu khác.
Đặc điểm ngoại hình: Gà có hai màu lông vàng trắng và vàng nâu với những đốm đen ở cổ và đuôi, mồng đơn trung bình, vành tai đỏ, da và chân trắng.
Chỉ tiêu kinh tế: Gà mái trưởng thành nặng khoảng 2,5 – 2,8 kg, gà trống nặng khoảng 3 – 3,2 kg, gà màu trắng có tầm vóc nhỏ hơn gà màu vàng sẫm, thịt thơm ngon. Năng suất trứng tương đối cao: 200 – 240 trứng /năm.
* Gà susex được sử dụng làm dòng mái để lai tạo ra gà hướng trứng cao sản và sử dụng phương thức autosex.
4. Gà lai Rohde-ri
Nguồn gốc: Là nhóm giống lai do viện chăn nuôi tạo ra bằng cách lai giữa gà Rohde và gà Ri.
Đặc điểm ngoại hình: Lông gà màu vàng nâu, trọng lượng 2 – 2,5 kg.
Chỉ tiêu kinh tế: Sản lượng trứng 150 – 170 trứng/ năm. Gà thích hợp với nuôi phương thức nữa nhốt, nữa thả, và được phổ biến ở phía Bắc.
5. Gà BT1
Nguồn gốc: Do trung tâm nghiên cứu phát triển chăn nuôi Bình Thắng thuộc viện khoa học nông nghiệp miền Nam lai tạo từ giống Rohde-ri và Gold-line.
Đặc điểm ngoại hình: Gà có tầm vóc to, mào đơn, chân cao vừa phải, chắc khỏe. Con trống có màu lông đỏ xen một số sọc đen ở đuôi và cánh, lưng phẳng rộng. Con mái có màu lông nâu nhạt. Gà có đầu thanh, bụng xệ, da và chân màu vàng.
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà trống đạt: 3,2 – 3,6 kg, gà mái: 2,2 – 2,5 kg. Gà nuôi bán thịt lúc 5 tháng tuổi đạt: trống: 2,0 – 2,2 kg, mái: 1,5 -1,7 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là: 2,9 – 3,2 kg thức ăn. Gà mái đẻ lúc 4 – 5 tháng tuổi, và gà không biết ấp. Sản lượng trứng đạt 180 – 200 trứng/ năm. Khối lượng trứng đạt: 54 – 55 g/ trứng. Chi phí thức ăn cho 10 quá trứng là 1,8 – 1,9 kg thức ăn.
* Gà có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu của nhiều vùng, có khả năng tự tìm thức ăn cao.
Ngoài các giống gà nêu trên còn một số giống khác như: gà Astralerp, gà Moravia…
(Tổng hợp) |
- chăn nuôi gà li>
- giống gà li>
- giống gà quý hiếm li> ul>
6 Comments
Để lại comment của bạn
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?
- Ngày Trứng Thế giới năm 2024
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh về tai trên chó, mèo
- Phương pháp tiếp cận lâm sàng và quản lý đối với các vấn đề về giác mạc trên thú nhỏ
- Mộng mắt (cherry eye) trên chó
- 6 phương pháp trị rận trên mèo hiệu quả
- Mèo bị chướng bụng, đầy hơi và cách chữa trị
- Suy giảm bạch cầu ở mèo
- Tỷ lệ thú cưng nhiễm ngoại kí sinh trùng ở Việt Nam tăng cao
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Em hiện tại dự định nuôi gà với quy mô nhỏ nhờ kỷ sư tư vấn giống + kỷ thuật.
em đang định nuôi gà plymounth mà không biết con giống bao nhiu e cần tư vấn về gống và kỷ thuật
Tìm mua trứng gà Ri để ấp. Ai biết xin chỉ giúp.
Cần tìm địa chỉ bán gà plymounth.
Có thể là ghi gà Ta vàng được không ạ
Xin cho hỏi. Gà Mía có thể nuôi ở Miền Tây được không. Xin cám ơn