Nghiên cứu cho thấy các chủng vi khuẩn Salmonella đột biến làm lây nhiễm mạnh hơn ở gia cầm - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Nghiên cứu cho thấy các chủng vi khuẩn Salmonella đột biến làm lây nhiễm mạnh hơn ở gia cầm

    Ở Brazil, một nhóm các nhà nghiên cứu đã tạo ra các dạng đột biến của Salmonella để hiểu cơ chế giúp các vi khuẩn gây bệnh này xâm chiếm đường ruột của gà và tìm ra những cách tốt hơn để chống lại sự lây nhiễm mà các vi khuẩn này gây ra.

    Một bài báo về nghiên cứu được công bố trên tạp chí Báo cáo khoa học. Trong đó, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, trái với mong đợi, các chủng đột biến gây ra tình trạng nhiễm trùng nặng hơn so với vi khuẩn ban đầu.

     

    Ở các dòng đột biến, gien ttrA và pduA đã bị xóa. Trong nghiên cứu trước đây sử dụng chuột, cả hai gien đã được chứng minh là giúp tăng khả năng sống sót của Salmonella trong môi trường không có oxy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập và phát tán trong đường ruột.

     

    Julia Cabrera, tác giả đầu tiên của bài báo cho biết: “Điều này sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh với các vi sinh vật khác cũng sống trong đường ruột. Bộ máy di truyền của Salmonella đủ để cho phép nó thay đổi hành vi để đáp ứng với không chỉ vật chủ (gia cầm thương mại) mà cả các vi khuẩn khác cạnh tranh với nó trong cùng một môi trường. Khi hai gien này bị xóa, nó tìm thấy các cơ chế sinh tồn khác gây bệnh cho gia cầm nhiều hơn”.

     

    Phát hiện này củng cố tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe gia cầm ngay khi gà con mới nở và cho đến khi giết mổ, cũng như chăm sóc trong quá trình vận chuyển và bảo quản thịt.

     

    Theo Berchieri Junior, mối nguy hiểm lớn nhất xảy ra khi gà con còn rất nhỏ bị nhiễm Salmonella do hệ miễn dịch của chúng chưa được hình thành đầy đủ. Trong những trường hợp này, việc bài tiết phân kéo dài hơn và gây ô nhiễm chuồng gà. Kết quả là, nhiều gia cầm bị nhiễm bệnh được vận chuyển đến lò mổ. Hầu hết sự nhiễm bẩn của thân thịt xảy ra trong giai đoạn này.

     

    Trong nghiên cứu này, gà đẻ và gà con ở các độ tuổi khác nhau lần đầu tiên bị nhiễm các kiểu huyết thanh của Salmonella enterica thường thấy nhất ở Brazil, đó là Enteritidis và Typhimurium, bằng cách sử dụng các chủng đột biến có ttrA và pduA bị bất hoạt trong phòng thí nghiệm.

     

    Phản ứng miễn dịch tế bào được đo bằng phương pháp hóa miễn dịch, dựa trên phản ứng kháng nguyên-kháng thể và nhuộm các hợp chất hình thành trong mô bị nhiễm bệnh. Diện tích nhuộm màu càng lớn, phản ứng tế bào của sinh vật đối với bệnh càng trầm trọng hơn. Các nhà nghiên cứu đã phân tích các bộ phận khác nhau của đường ruột (amiđan manh tràng, manh tràng và hồi tràng), cũng như gan.

     

    Các chủng Enteritidis đột biến gây ra phản ứng miễn dịch tế bào rõ rệt hơn so với các chủng ban đầu, ngoại trừ ở gà đẻ. Cả chủng Typhimurium đột biến và chủng gốc đều gây ra phản ứng tương tự.

     

    Saraiva cho biết: “Bước tiếp theo sẽ yêu cầu thử nghiệm PCR thời gian thực để hiểu phân tử nào có liên quan đến phản ứng miễn dịch trầm trọng hơn này ở những con gia cầm bị nhiễm các chủng đột biến”.

     

    Nguyễn Minh Thu (Theo phys.org)

    Nguồn: mard.gov.vn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.