[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bản khuyến nghị này chỉ ra nhưng rào cản của việc áp dụng tốt an toàn sinh học (ATSH) tại các trại chăn nuôi gia cầm. Đồng thời, đề xuất nhưng phương thức để giảm thiểu dịch bệnh, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi và tạo ra thực phẩm an toàn hơn cho người tiêu dùng.
Tổng đàn gia cầm của Việt Nam tăng đáng kể trong những năm gần đây. Việc tăng nhanh đàn gia cầm, đặc biệt là gia cầm nuôi thịt, làm tăng nguy cơ dịch bệnh. Thực hành tốt an toàn sinh học (ATSH) có thể hạn chế dịch bệnh, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm, và cung cấp các sản phẩm an toàn hơn cho người tiêu dùng.
Trong khuôn khổ “Dự án nghiên cứu gia cầm Một sức khỏe” đã tiến hành 3 khóa tập huấn, mỗi khóa 2 ngày cho cán bộ thú y và người chăn nuôi gia cầm vào tháng 10 và tháng 11/2022 tại Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh. Số người tham gia tập huấn là 78 người (22 cán bộ thú y địa phương và 46 người nuôi gia cầm).
Mục tiêu của khóa tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về ATSH, kiểm soát dịch bệnh và sử dụng kháng sinh hợp lý trong chăn nuôi. Ngoài việc chuyển tải các kiến thức, người tham gia còn được thảo luận, trao đổi và trình bày quan điểm về ATSH và sử dụng kháng sinh an toàn trong chăn nuôi gia cầm.
Rào cản khiến các biện pháp ATSH chưa được áp dụng triệt để
Hầu hết người nuôi đều mong muốn được học hỏi và tư vấn về các biện pháp phòng và kiểm soát bệnh gia cầm. Việc hiểu rõ về các tác nhân gây bệnh cũng như đường lây truyền sẽ làm tăng hiệu quả phòng và điều trị bệnh, giảm chi phí thuốc sử dụng cho chăn nuôi. Trong các buổi thảo luận, người nuôi cho biết, họ đã tham gia các khóa tập huấn của các công ty thức ăn chăn nuôi, công ty thuốc thú y. Tuy nhiên, nội dung tập huấn tập trung nhiều vào giới thiệu các sản phẩm của công ty. Sự bùng nổ của nhiều công ty thuốc, công ty thức ăn ở Việt Nam hiện nay và sự đa dạng của các sản phẩm thuốc thú y khiến người nuôi gặp khó khăn trong phân biệt và đánh giá hiệu quả kiểm soát bệnh của các loại thuốc. Kết quả là người nuôi phải chi trả tiền thuốc thú y cao, trong khi hiệu quả phòng và trị bệnh vẫn còn hạn chế.
Người nuôi gia cầm cho rằng, không thể áp dụng triệt để các biện pháp ATSH. Các nguyên nhân được đưa ra là thiếu đất để xây khu chăn nuôi tách biệt với khu dân cư, thiếu nguồn lực (bao gồm cả nhân lực và nguồn vốn), áp lực từ thương lái và kinh tế thị trường. Và một lý do quan trọng đó là người nuôi chưa có nhận thức đầy đủ về ATSH.
Các hộ chăn nuôi đều sử dụng lao động trong gia đình kể cả các trại chăn nuôi với quy mô lên đến 20.000 con. Trong một số trường hợp cần thêm nhân lực để bắt, bán gà, dọn chuồng sau mỗi lứa nuôi, người nuôi sẽ thuê lao động ngoài trong một hoặc vài ngày.
Theo người nuôi, tiền thuê lao động ngoài là khá cao và để tiết kiệm chi phí, họ thường tận dụng nhân lực của các công ty thức ăn chăn nuôi, công ty thuốc thú y, hay cho phép thương lái (và xe của thương lái) vào tận chuồng để bắt gà. Nhân viên thú y của cửa hàng bán thuốc hay công ty thuốc thú y vào trại để tiêm phòng, công nhân bốc vác của công ty thức ăn chăn nuôi mang thức ăn xếp vào tận kho ở đầu chuồng nuôi. Các đối tượng này thường không thay quần áo bảo hộ khi vào chuồng và xe chở thức ăn chăn nuôi, chở gà không được sát trùng trước khi vào trại.
Một số người chăn nuôi cho rằng, sau khi bán hết gà sẽ dọn chuồng và phun sát trùng hoặc họ phun sát trùng khu vực đỗ xe sau khi xe đã đi, như vậy nguy cơ dịch bệnh sẽ được hạn chế. Một số khác cho rằng nếu khu vực xung quanh không có dịch bệnh thì không có vấn đề gì, nhưng nếu họ nghe nói có dịch bệnh ở các khu vực xung quanh thì họ sẽ phun sát trùng xe ra vào trại và kiểm soát người ra vào nghiêm ngặt hơn.
Một số chủ trang trại chăn nuôi có quy mô lớn thường có kinh nghiệm về phòng và kiểm soát bệnh nên có tâm lý chủ quan. Họ thường đi ra ngoài chơi, ăn uống với bạn bè, họ hàng sau đó vào ngay trại cho gà ăn mà không rửa tay, tắm và thay quần áo bảo hộ. Họ cho rằng quy trình vắc xin phòng bệnh đã được thực hiện tốt sẽ hạn chế được dịch bệnh, không nhất thiết phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp ATSH.
Một số người chăn nuôi trung niên không đánh giá cao tầm quan trọng của các biện pháp ATSH như rửa tay, thay ủng, thay quần áo bảo hộ khi vào chuồng nuôi và cho gà ăn. Họ cho rằng, như vậy quá phiền phức và họ có quá nhiều việc để làm nên không có thời gian thực hiện các chi tiết tỷ mỷ như vậy. Nếu thực hiện được như vậy sẽ rất tốt nhưng thói quen chăn nuôi từ xa xưa đã ăn sâu trong tâm trí và họ ngại thay đổi.
Đánh giá ATSH sau tập huấn
Chúng tôi đã đến thăm 41 trong tổng số 46 cơ sở chăn nuôi gia cầm được tập huấn. Đa số các cơ sở đều chăn nuôi ổn định, một số còn tăng quy mô đàn so với năm trước. Trong tổng số 41 cơ sở chăn nuôi được khảo sát, có 6 hộ chăn nuôi (chiếm tỷ lệ 15%) có quy mô dưới 2.000 con, 9 trại quy mô nhỏ (2.000-6.000 con), chiếm tỷ lệ 22% và 26 trại quy mô vừa (6.000-30.000 con), chiếm tỷ lệ 63%. Chăn nuôi gia cầm là nghề nghiệp và là nguồn thu nhập chính của hầu hết các hộ chăn nuôi. Đa số chủ cơ sở chăn nuôi (63%) có kinh nghiệm chăn nuôi gà từ 10-20 năm và một số ít có kinh nghiệm trên 20 năm (7%).
Trong số các cơ sở chăn nuôi mà chúng tôi đến thăm, 80% cơ sở nuôi gối nhiều đàn với các lứa tuổi khác nhau trong trại. Hầu như tháng nào họ cũng có gà xuất bán và nhập gà giống về nuôi. Nuôi gối nhiều đàn cũng là phương thức giảm thiểu rủi ro về giá cả thị trường. Với sự biến động về giá gà như hiện nay, người chăn nuôi không dám nuôi nhiều gà trong một lứa. Thay vì nuôi 6.000 con/lứa, họ thường tách ra thành 3 lứa với 3 độ tuổi khác nhau và bán trong 3 thời điểm khác nhau. Như vậy, nếu giá gà biến động, vẫn có thể bù trừ lợi nhuận giữa các lứa nuôi.
Chúng tôi đã đánh giá việc áp dụng ATSH tại các cơ sở chăn nuôi gia cầm theo bảng đánh giá ATSH của khuyến nông Hoa Kỳ gồm 5 phần, với tổng số điểm là 100. Ngoài ra chúng tôi cũng có một số câu hỏi đánh giá thêm để phù hợp với điều kiện chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam.
Sau khi đánh giá có một số điểm đáng chú ý như sau:
• Các trại có quy mô lên đến 20.000 con ở trong khu dân cư, gần với đường giao thông liên thôn và cho phép thương lái, người khuân vác, nhân viên thú y tiêm phòng vào trong trại mà không mặc quần áo bảo hộ.
• Tất cả các cơ sở chăn nuôi đều không có khu vực đỗ xe riêng biệt. Các phương tiện bắt gà, chở thức ăn đỗ ngay sát chuồng gà (<50m), không được phun sát trùng trước khi vào trại.
• Người chăn nuôi dùng thuốc sinh học để diệt chuột sau mỗi lứa nuôi nhưng do nuôi gối nhiều lứa trong trại và các trại gà gần nhau trong khu dân cư nên hiệu quả diệt chuột không cao.
• Các trại gà chỉ có lưới cao 2-3m quây xung quanh mà không phủ phía trên chuồng và khu vực thả gà nên chim hoang dã (ví dụ: diều hâu, chim sẻ) vẫn có thể tiếp cận chuồng nuôi và khu vực chăn thả gà.
• Các trại chăn nuôi quy mô nhỏ và nông hộ nuôi nhiều loại gia cầm trong trại (ví dụ: gà, ngan, vịt, ngỗng).
• Công tác vệ sinh chuồng nuôi, lối vào các chuồng nuôi ở các trại quy mô nhỏ và ở nông hộ chưa được tốt.
• Gà ốm chết chưa được xử lý an toàn ở các trại quy mô nhỏ và nông hộ. Gà chết thường được mang vứt ra bãi rác của thôn hoặc cho các hộ dân khác để làm thức ăn cho chó.
• Các trại chăn nuôi quy mô nhỏ và nông hộ thường có khu vực chăn nuôi ngay sát cạnh khu nhà ở và người dân trong thôn dễ dàng tiếp cận khu chăn nuôi.
Thay đổi hành vi
Sau tập huấn, tất cả người chăn nuôi đều đã nâng cao kiến thức và thực hành đúng trong vệ sinh sát trùng chuồng trại và phòng bệnh cho gia cầm. 66% người nuôi thực hiện cho ăn và chăm sóc đàn gà nhỏ trước rồi mới vào chuồng gà lớn hơn. Phân công một người chuyên chăm sóc chuồng gà ốm hoặc chăm sóc gà khỏe mạnh trước rồi mới sang chuồng gà ốm. Trong trường hợp gà mắc bệnh, sẽ có riêng ủng và quần áo bảo hộ khi vào chuồng gà ốm.
32% người nuôi đã chuyển sang sử dụng vôi củ để sát trùng nền chuồng sau mỗi lứa nuôi. Hầu hết người chăn nuôi sử dụng máy bơm cao áp để phun rửa nền chuồng, trần và lưới quây xung quanh chuồng, sử dụng liều lượng thuốc sát trùng và điều chỉnh vòi phun để có hiệu quả sát trùng cao.
Một số người nuôi đã tính toán số lượng gà nuôi để đảm bảo mật độ gà hợp lý trong chuồng. Một số khác bán bớt gà khi gà được 75 ngày tuổi để duy trì mật độ gà phù hợp trong chuồng nuôi.
Một số người nuôi đã có ý thức hơn về việc sử dụng thuốc thú y cho gà, chỉ mua và sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết và đã tiết kiệm được chi phí trong chăn nuôi. Có ý thức về thời gian ngừng thuốc kháng sinh trước khi bán gà thịt (ít nhất 14 ngày trước khi bán gà) và không vứt vỏ bao thuốc bừa bãi xung quanh khu vực nuôi gà.
Một phần nhỏ người nuôi đã có ý thức về kiểm soát người ra vào trại, không sử dụng dịch vụ tiêm vắc xin do cửa hàng bán thuốc cung cấp, không cho phép người mua phân gà vào chuồng dọn phân… Tự tiêm vắc xin cho gà và dọn chuồng sau đó mang phân ra cổng trại để người mua mang đi. Tuy nhiên, tình trạng thương lái vào tận chuồng gà để chọn gà và mua gà vẫn còn xảy ra.
Chính sách để chăn nuôi gia cầm an toàn hơn
Rào cản của thực hành tốt ATSH đến từ cả kiến thức và quan niệm của người chăn nuôi và từ áp lực thị trường và thương lái. Sau tập huấn về ATSH, người nuôi gia cầm đã có kiến thức và ý thức về áp dụng các biện pháp ATSH trong chăn nuôi. Tuân thủ quy trình phòng bệnh, vệ sinh sát trùng, dành thời gian để trống chuồng ít nhất 15 ngày trước khi bắt đầu nuôi lứa mới.
Tuy vậy, việc kiểm soát người và phương tiện ra vào trại cần được áp dụng nghiêm ngặt hơn nữa. Để cải thiện việc này, cần đảm bảo thị trường và giá cả sản phẩm gia cầm luôn ổn định. Khi thị trường ổn định, người nuôi không cần lo lắng về đầu ra cho sản phẩm. Họ có thể từ chối thương lái không tuân thủ các biện pháp ATSH khi vào trại. Khi giá bán gia cầm ổn định, người nuôi có thu nhập ổn định và có nguồn vốn để cải thiện ATSH.
Đồng thời, cần tăng cường tập huấn và tuyên truyền cho các tác nhân trong khâu phân phối sản phẩm (ví dụ: thương lái, người môi giới) và khâu cung cấp dịch vụ (nhân viên thú y ở công ty thức ăn chăn nuôi, công ty thuốc thú y) để họ tự giác áp dụng các biện pháp ATSH khi vào trại.
Kiến nghị
• Hỗ trợ nghiên cứu đánh giá nguy cơ dịch bệnh cũng như phân tích cụ thể về chi phí, lợi ích kinh tế của việc kiểm soát nghiêm ngặt người, xe ra vào trại. Chuyển tải và tuyên truyền kết quả nghiên cứu đến người chăn nuôi gia cầm.
• Hỗ trợ thành lập trung tâm dự báo quốc gia về biến động đàn gia cầm, nhu cầu tiêu thụ, giá cả thị trường của các sản phẩm gia cầm, quảng bá để người chăn nuôi có thể tiếp cận được thông tin và chủ động có kế hoạch tái đàn hay giảm đàn.
• Hỗ trợ các công ty chế biến để cải tiến quy trình giết mổ và chế biến sản phẩm, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm.
• Hỗ trợ liên kết chuỗi “từ trang trại đến bàn ăn” giữa người chăn nuôi gia cầm và các công ty chế biến, giúp ổn định sản xuất, phân phối, và giá cả thị trường.
• Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về các sản phẩm gia cầm an toàn. Khuyến khích người tiêu dùng chỉ sử dụng sản phẩm được chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và có truy xuất nguồn gốc.
Phạm Thị Thanh Hoa, Trương Thị Quý Dương, Nguyễn Thị Liên Hương
- sức khỏe gia cầm li>
- gia cầm một sức khỏe li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất