Công nghệ cũ sử dụng vật ăn vi khuẩn hiện đang là trọng tâm của nghiên cứu mới đây tại trường Đại học Nevada, Reno.
Công nghệ này đã được sử dụng để làm giảm số lượng vi khuẩn salmonella trong các sản phẩm thịt. Phó Giáo sư Amilton de Mello từ Khoa Nông nghiệp, Công nghệ sinh học và Tài nguyên thiên nhiên của trường Đại học Nevada, Reno đã trình bày nghiên cứu của mình tại hội nghị quốc tế của Hiệp hội Khoa học thịt Mỹ diễn ra ở Texas. “Chúng tôi có thể giảm 90% số lượng vi khuẩn salmonella trong gia cầm, thịt lợn và thịt bò xay”, de Mello báo cáo. “Chúng tôi rất mừng vì đã có kết quả tốt như vậy. An toàn thực phẩm là một phần quan trọng của công trình của chúng tôi và vi khuẩn salmonella là một trong những vi khuẩn phổ biến nhất trong nguồn cung lương thực quốc gia”. Salmonella là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm tại Mỹ. Vi khuẩn này có thể gây tiêu chảy, sốt, nôn và đau bụng. Ở những người có hệ miễn dịch yếu hơn, hoặc ở trẻ nhỏ và người già, nó có thể gây tử vong.
Theo ước tính, nó là nguyên nhân gây ra một triệu ca bệnh do ngộ độc thực phẩm ở Mỹ mỗi năm, với 19.000 ca nhập viện và 380 trường hợp tử vong, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh. Nghiên cứu của De Mello xử lý các sản phẩm thịt bị nhiễm bốn chủng của khuẩn Salmonella bằng cách sử dụng vật ăn vi khuẩn Myoviridae trong quá trình phối trộn. Vật ăn vi khuẩn thường được tìm thấy trong môi trường của chúng ta. Chúng là các vi rút chỉ gây hại cho các tế bào vi khuẩn cụ thể và vô hại cho người, động vật và thực vật. Trong các thí nghiệm, các vi khuẩn salmonella đã được tiêm vào thịt đông lạnh và thịt gia cầm cắt miếng, sau đó việc xử lý sẽ được áp dụng cho thịt trước khi xay. Vật ăn vi khuẩn xâm nhập vào các tế bào của vi khuẩn và tiêu diệt chúng. “Trên các sản phẩm thịt xay thành phẩm, số lượng vi khuẩn salmonella đã giảm gấp 10 lần”, de Mello nói. “Kết quả này rất đáng khích lệ và chúng tôi hy vọng biện pháp này có thể được ngành công nghiệp thịt chấp nhận để tăng cường an toàn thực phẩm”.
K.P
Nguồn: Bộ NN&PTNT
- nghiên cứu khoa học li>
- Nghiên cứu li>
- sản phẩm thịt li>
- vi khuẩn Salmonella li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Hydroxy-Selenomethionine: Một phân tử độc đáo giúp bảo vệ thành tích của bạn
- Chăn nuôi gà công nghiệp: Lịch sử phát triển, một số thành tựu và thách thức trong kỷ nguyên mới (P1)
- Chăn nuôi tuần hoàn khép kín, tiết kiệm 50 – 60% chi phí
- Tiến tới nêu rõ tiêu chí cho trang trại trước khi tiêm vacxin Dịch tả lợn châu Phi
- Quảng Trị: Áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao tầm vóc, chất lượng đàn gia súc
- Sử dụng kỳ tử (Lycium chinense mill) để làm tăng độ đậm màu lòng đỏ của trứng gà
- Chế tạo lòng trắng trứng từ nấm, tương lai không cần nuôi gà mái đẻ?
- An toàn sinh học trong chăn nuôi sinh thái
- Ứng dụng khoa học – kỹ thuật phát triển giống vật nuôi
- Chế phẩm probiotics ‘made in Việt Nam’
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Hiệu quả của Sanodyna® chống lại vi khuẩn Salmonella (ngay cả khi được đóng gói ở bên trong
amip);
Tổng hiệu quả chống lại E. Coli, Pseudomonas, Enterococcus, Clostridium, Legionella,
Staphylococcus, Cúm gia cầm, Dịch tả, khỏe mạnh. ;