Đặng Hữu Anh1*, Nguyễn Bá Hiên1, Huỳnh Thị Mỹ Lệ1, Mai Thị Ngân1, Nguyễn Thị Nguyệt1, Trần Văn Bình2, Vũ Trọng Đức1
1: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Sakan Việt Nam
*: Tác giả liên hệ, email: dhanh@vnua.edu.vn
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gà ở Việt Nam ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng lớn trong ngành chăn nuôi. Năm 2020, tổng số gà nuôi tại Việt Nam lên đến khoảng 410 triệu con, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm 2019 (Thống kê chăn nuôi năm 2020). Tại Việt Nam, đặc thù chăn nuôi gà thịt là giống lai với gà bản địa (328 triệu con) chiếm số lượng ưu thế hơn hẳn so với chăn nuôi gà công nghiệp (76 triệu con). Vì vậy, vấn đề nâng cao năng suất của đàn gà thịt luôn được những nhà chăn nuôi và bác sĩ thú y quan tâm.
Bên cạnh những yếu tố quan trọng để chăn nuôi đạt hiệu quả như giống, thức ăn,… thì người chăn nuôi còn có thể sử dụng những sản phẩm dinh dưỡng bổ sung với mục đích đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng, giảm chi phí thức ăn và giảm chi phí phòng chống bệnh. Một trong những sản phẩm dinh dưỡng được Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Sakan Việt Nam phát triển dành cho sản xuất gà thịt là sản phẩm 007S đã được thử nghiệm ở một số trang trại đang sử dụng gà giống của Công ty TNHH MTV gà giống Dabaco. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của sản phẩm 007S với những đàn gà thịt nêu trên.
2. NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung:
– Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm 007S đến khả năng sinh trưởng của đàn gà thịt.
– Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của đàn gà thịt.
Nguyên liệu:
– Chế phẩm 007S (Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Sakan)
– Gà J-Dabaco, gà Mía thuần, gà Mía số 1 nuôi tại các trang trại.
Hình 1. Chế phẩm 007S
Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp thiết kế thí nghiệm: Gà nuôi thí nghiệm được chia thành 02 lô bao gồm lô thí nghiệm có sử dụng chế phẩm 007S và lô đối chứng không sử dụng chế phẩm nào. Điều kiện chăn nuôi và sử dụng các thuốc, vắc xin phòng bệnh của hai lô là như nhau.
– Quy trình sử dụng chế phẩm 007S cho đàn gà thịt: Trộn chế phẩm vào nước uống (1g/2 lít) hoặc thức ăn (2g/1kg) để bổ sung cho gà. Thời điểm bắt đầu bổ sung vào lúc gà 2 tuần tuổi. Bổ sung 1 tuần/lần trong 3 ngày liên tục.
– Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học sử dụng phần mềm Excel 2016. Kết quả chỉ số FCR (Feed Conversion Ratio – Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn) của những lô thí nghiệm được so sánh theo phương pháp so sánh hai trung bình (t-test)
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Kết quả thử nghiệm chế phẩm 007S ở đàn gà J-Dabaco (n = 150)
Tuần tuổi |
FCR ở gà mái |
FCR ở gà trống |
||
Lô thí nghiệm |
Lô đối chứng |
Lô thí nghiệm |
Lô đối chứng |
|
4 tuần |
1,53 ± 0,01 |
1,70 ± 0,01 |
1,50 ± 0,03 |
1,67 ± 0,03 |
9 tuần |
2,78 ± 0,01 |
3,08 ± 0,01 |
2,09 ± 0,03 |
2,30 ± 0,04 |
15 tuần |
3,17 ± 0,13 |
3,55 ± 0,14 |
2,46 ± 0,01 |
2,73 ± 0,01 |
Bảng 2. Kết quả thử nghiệm chế phẩm 007S ở đàn gà Mía thuần (n = 150)
Tuần tuổi |
FCR ở gà mái |
FCR ở gà trống |
||
Lô thí nghiệm |
Lô đối chứng |
Lô thí nghiệm |
Lô đối chứng |
|
4 tuần |
1,62 ± 0,02 |
1,80 ± 0,03 |
1,52 ± 0,02 |
1,68 ± 0,03 |
9 tuần |
2,74 ± 0,05 |
2,97 ± 0,28 |
1,89 ± 0,06 |
2,06 ± 0,06 |
18 tuần |
3,52 ± 0,68 |
3,65 ± 0,74 |
3,19 ± 0,07 |
3,53 ± 0,08 |
Bảng 3. Kết quả thử nghiệm chế phẩm 007S ở đàn gà Mía số 1 (n = 150)
Tuần tuổi |
FCR ở gà mái |
FCR ở gà trống |
||
Lô thí nghiệm |
Lô đối chứng |
Lô thí nghiệm |
Lô đối chứng |
|
4 tuần |
1,54 ± 0,01 |
1,70 ± 0,02 |
1,51 ± 0,02 |
1,68 ± 0,03 |
9 tuần |
2,74 ± 0,04 |
3,07 ± 0,04 |
2,09 ± 0,03 |
2,29 ± 0,04 |
16 tuần |
3.21 ± 0,13 |
3,55 ± 0,14 |
2,56 ± 0,01 |
2,94 ± 0,02 |
Bảng 4. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm 007S
Giống gà |
Chỉ tiêu đánh giá |
Lô thí nghiệm |
Lô đối chứng |
Gà J-Dabaco |
FCR (15 tuần tuổi) |
2,82a ± 0,36 |
3,14b ± 0,42 |
Tỷ lệ loại thải gà |
3,2 % |
6,8 % |
|
Tổng chi phí phòng chống dịch bệnh |
8,8 triệu |
10,5 triệu |
|
Tổng chi phí sử dụng sản phẩm 007S |
1,4 triệu |
– |
|
Gà Mía thuần |
FCR (18 tuần tuổi) |
3,35 ± 0,48 |
3,59 ± 0,51 |
Tỷ lệ loại thải gà |
2,9 % |
6,2 % |
|
Tổng chi phí phòng chống dịch bệnh |
10,6 triệu |
12,3 triệu |
|
Tổng chi phí sử dụng sản phẩm 007S |
1,75 triệu |
– |
|
Gà Mía số 1 |
FCR (15 tuần tuổi) |
2,89a ± 0,38 |
3,25b ± 0,41 |
Tỷ lệ loại thải gà |
3,5 % |
7,3 % |
|
Tổng chi phí phòng chống dịch bệnh |
9,1 triệu |
11 triệu |
|
Tổng chi phí sử dụng sản phẩm 007S |
1,45 triệu |
– |
Ghi chú: a, b: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P<0,05
Kết quả nghiên cứu từ các bảng số liệu (Bảng 1 – 4) cho thấy chỉ số FCR ở các giai đoạn nuôi tại các lô thí nghiệm của giống gà J-Dabaco và gà Mía số 1 đều thấp hơn so với các lô nghiên cứu có ý nghĩa thống kê với P<0,05, không phụ thuộc vào tính biệt (trống, mái). Cụ thể, FCR của gà J-Dabaco là 2,82 ± 0,36 so với lô đối chứng là 3,14 ± 0,42. Chỉ số FCR của gà Mía số 1 là 2,89 ± 0,38 so với lô đối chứng là 3,25 ± 0,41. Với giống gà Mía thuần, sự khác biệt về chỉ số FCR không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên khi hạch toán về kinh tế vẫn mang lại hiệu quả cao hơn cho đàn gà nuôi.
Hình 2. Gà J – DABACO
Hình 3. Gà Mía thuần
Hình 4. Gà Mía số 1
Hình 5. Gà Mía số 1
Như vậy, hiệu quả sử dụng chế phẩm 007S nói chung sử dụng trong chăn nuôi gà thịt bao gồm giảm chỉ số FCR, giảm chi phí phòng chống dịch bệnh và giảm tỷ lệ loại thải gà nuôi từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế khi nuôi gà thịt.
LỜI CÁM ƠN
Nghiên cứu được thực hiện với sự tài trợ về sản phẩm và động vật thí nghiệm của Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển công nghệ Sakan Việt Nam và Công ty TNHH MTV gà giống Dabaco.
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
- Tạo dựng môi trường pháp lý ổn định cho ngành thú cưng
- Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình biến phân bò thành khí tổng hợp
- Chẩn đoán và xử lý các bệnh do prion trong thú y
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Quản lý giống heo và chiến lược chọn lọc heo giống (Kỳ I)
Tin mới nhất
T2,28/04/2025
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hanvet: Hiệu quả sử dụng SUPER ZYM bổ sung thức ăn cho lợn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm phát thải trong chăn nuôi
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất