Các thử nghiệm trên các loại bệnh cúm phổ biến nhất của lợn ở Trung Quốc tiết lộ rằng vi-rút này có tiềm năng truyền bệnh sang người một cách dễ dàng, điều này đặt ra một mối đe dọa đại dịch tương tự với vi-rút gây đại dịch vào năm 2009 sau khi bệnh từ lợn bị lây sang người.
Một nhóm nghiên cứu từ Trung Quốc và Nhật Bản đã cô lập 139 vi-rút cúm lợn H1N1 trong quá trình giám sát bệnh ở lợn Trung Quốc trong giai đoạn 2010-2013, từ đó đánh giá mối đe dọa đại dịch của các loại vi – rút này, bao gồm cả các thí nghiệm ở loài chồn sương để đánh giá khả năng truyền bệnh ở động vật có vú. Họ báo cáo kết quả nghiên cứu trong Kỷ yếu của Viện hàn lâm khoa học.
Ảnh minh họa
Một trong hai dòng gây bệnh cúm H1N1 ở lợn và gia cầm là vi-rút gây cúm lợn Á-Âu EAH1N1 (SIV) đã xuất hiện trên lợn tại một số nước Á-Âu từ năm 1979 và đã gây lây nhiễm cho một số người ở châu Âu và Trung Quốc, một người đã tử vong ở Trung Quốc trong năm 2011.
Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng Trung Quốc là nước sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới và rằng vi-rút cúm có thể lây lan dễ dàng đặc biệt khi các đàn gia súc chưa được tiêm phòng.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu lấy mẫu hơn 34.000 con lợn từ 24 tỉnh của Trung Quốc. Trong số 228 vi-rút SIV phân lập từ lợn, EAH1N1 là dòng phổ biến nhất và được tìm thấy trong 10 tỉnh của Trung Quốc.
Trình tự gien cho thấy các chủng hình thành năm kiểu gien và rơi vào hai nhóm kháng nguyên, cả hai khác biệt với vi-rút H1N1 năm 2009 là A / lợn / Quảng Tây / 18/2011 và A / lợn / Quảng Đông / 104/2013.
Các xét nghiệm khác trên EAH1N1 SIV cho thấy rằng vi-rút này ưu tiên liên kết với các thụ thể ở con người. Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy rằng 9 trong 10 loại vi-rút họ thử nghiệm lan truyền qua các giọt nhỏ hô hấp ở loài chồn sương, đây là con đường lan truyền nhanh nhất đối với bệnh cúm ở người.
Các tác giả cho biết vi-rút có thể tái tạo tốt ở người và gây bệnh dựa trên các đột biến nhóm được tìm thấy trên các gien protein PB2 của vi-rút này. Giống như vi-rút H1N1 năm 2009, EAH1N1 SIV không gây bệnh nặng ở lợn nhưng có thể gây bệnh nặng hơn ở người.
Thí nghiệm đã được tiến hành để đánh giá xem liệu loài người có khả năng miễn dịch với các loại vi-rút này hay không. Kết quả đã cho thấy một mức độ kháng thể nhỏ đối với vi-rút A / lợn / Quảng Tây / 18/2011, nhưng không ai trong số 159 người được kiểm tra có kháng thể trung hòa chống lại A / lợn / Quảng Đông / 104/2013 trong máu của họ.
Các phát hiện về kháng thể và một nghiên cứu trước đó cho thấy không có sự bảo vệ chéo đáng kể nào từ vắc-xin cúm theo mùa đối với EAH1N1 SIV. Nghiên cứu cho thấy con người không có nhiều khả năng miễn dịch đối với vi-rút cúm ở lợn.
Sử dụng một công cụ đánh giá rủi ro của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh của Mỹ, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng vi-rút EAH1N1 SIV là nguy hiểm nhất trong sáu loại vi-rút, 5 loại còn lại là H5N1, H9N2, biến thể H3N2, H7N9, và vi-rút cúm gia cầm H1N. Kết quả cho thấy EAH1N1 SIV có thể tạo ra nguy cơ đại dịch cao nhất trong số các loại vi-rút cúm gia cầm đang lưu hành ở động vật.
Các nhà nghiên cứu nói rằng nó có thể là một lời cảnh tỉnh thế giới về một loại vi-rút có tiềm năng đại dịch tương tự như loại vi-rút xuất hiện năm 2009. Ông nói rằng, mặc dù các nhà nghiên cứu đã theo dõi vi-rút cúm ở lợn và gia cầm kể từ những năm 1990, sự xuất hiện của vi-rút gây nên đại dịch năm 2009 vẫn gây bất ngờ lớn.
Dựa trên những phát hiện mới, con người cần thực hiện các nghiên cứu đánh giá sâu hơn là liệu vắc-xin hiện tại có cung cấp bất kỳ sự bảo vệ nào chống lại EAH1N1 SIV hay không.
Biên dịch: Lê Hồng Vân (Theo phys.org)
Nguồn: Bộ NN&PTNT
- bệnh ở lợn li>
- cúm lợn li> ul>
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
Tin mới nhất
T7,28/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất