[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh viêm da tiết dịch ở lợn (heo) à bệnh do vi khuẩn Staphylococcus hyicus gây ra chủ yếu trên heo con nhỏ hơn 8 tuần tuổi. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể heo thường làm tổn thương da: gây viêm da, nhiễm trùng và nặng có thể dẫn đến các biến chứng khác hoặc giết chết heo.
Đặc điểm bệnh
- Bệnh viêm da tiết dịch là bệnh phát ra đột ngột, chủ yếu trên heo con từ 5 – 60 ngày tuổi.
- Tỷ lệ mắc bệnh từ 10% – 90%, tỷ lệ chết từ 5% – 90%
- Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể heo thường làm tổn thương da: gây viêm da, nhiễm trùng và nặng có thể dẫn đến các biến chứng hoặc tử vong
- Đồng thời những vi khuẩn này còn sản sinh độc tố tấn công hệ thống gan và thận gây tổn thương những cơ quan này
Nguyên nhân gây bệnh
- Do vi khuẩn Staphylococcus hyicus – một loại tụ cầu khuẩn Gram(+), tương đối bền vững ngoài môi trường.
- Nhiễm khuẩn thường kèm sau khi da bị trầy, cắn hay bị xước do rơm lót, mùn cưa cứng và bẩn gây tổn thương da.
- Ghẻ cũng là những tác nhân tiền phát bệnh.
- Bệnh thường xảy ra riêng lẻ trên 1 số ít heo con trong trại. Tuy nhiên, ở một số trang trại có số lượng heo con của heo nái tơ (heo nái đẻ lứa đầu) cao thì rất có thể bệnh sẽ xảy ra nghiêm trọng hơn với tỉ lệ heo con sơ sinh và heo con cai sữa nhiễm bệnh tăng cao.
- Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính của hiện tượng này là do trong những ngày trước khi sinh, số lượng vi khuẩn Staphylococcus hyicus trong âm đạo heo mẹ tăng cao, do đó, heo con có thể nhiễm khuẩn ngay khi vừa mới sinh ra.
Triệu chứng
- Bệnh thường xảy ra mạnh ở heo khoảng 5 ngày đến 35 ngày tuổi.
- Lúc đầu, trên da ở vùng má, mông, đầu gối do cọ hay quỳ xuống nền, xuất hiện những nốt lốm đốm mảnh, nâu nhạt.
- Trong vòng 3 – 5 ngày, những nốt này lan ra khắp bụng, nách rồi trở nên thâm tím, có khi đen.
- Bề mặt da lở loét và bao phủ một lớp dịch rỉ nhờn nhờn, sau đông khô dính bết lông và xuất hiện những đám màu nâu trên da.
- Thân nhiệt không tăng và con vật không ngứa gãi
- Những đám lở có thể thấy ở lợn lớn, dịch rỉ nhờn nhờn sau đó loét ở vùng lưng, mông, tai bị teo.
- Lợn bệnh đau đớn da nhăn nheo, gầy yếu, giảm cân, chết. Bệnh có thể khỏi, song để lại những sẹo lớn trên thân thể.
Ảnh 1: Heo viêm da và heo khoẻ mạnh bình thường
Ảnh 2: Heo mắc bệnh viêm da lây lan nhanh ra cả đàn
Biện pháp phòng trị
a. Hộ lý chăm sóc
- Vệ sinh vùng da bệnh rồi dùng một trong các thuốc sát trùng nhẹ như: Iodine 5% – 15ml pha loãng với 1 lít nước đun sôi để nguội để rửa những chỗ lở loét.
- Derma-Spray – xịt một lớp lên vùng da bệnh. Ngày xịt 2 lần
- Dung dịch Rivanol 0,1 – 0,2%, Thuốc tím 0,2 – 0,5%, Xanh Methylen 2 – 5% bôi hoặc xịt lên vùng da lở loét.
- Trong mỗi trường hợp, vết thương rỉ dịch nhờn cần thiết bôi mỡ kẽm để hút dịch làm khô và nhanh lành bề mặt vùng da tổn thương.
- Có thể dùng các mỡ kháng sinh bôi: mỡ kẽm, Tetracyclin hay các bột kháng sinh rắc lên vết thương…
b. Điều trị bệnh
- Tắm heo sạch sẽ bằng xà bông và nước sát trùng trước khi điều trị.
- Lựa chọn các kháng sinh nhạy cảm từ kết quả làm kháng sinh đồ. Có thể sử dụng một số kháng sinh sau: Amoxicillin, Ceftiofur, Cephalexin, Gentamycin, Lincomycin, Pen – strep…,
- Tiêm theo liều hướng dẫn từ 5 ngày liên tục hoặc cách ngày đối với các kháng sinh LA (Amoxicillin L.A hoặc OTC L.A).
- Bổ sung vitamin A.D.E, B.Complex để nâng cao sức đề kháng, thúc đẩy tái tạo và hồi phục da.
c. Phòng bệnh
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Chuồng trại khô ráo, độ ẩm không quá 70%, nhiệt độ không quá nóng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Phun sát trùng định kỳ bằng các loại sát trùng có chứ phenol.
- Kiểm tra và sửa chữa chuồng trại, tránh những chỗ gồ ghề có thể gây trầy xước cho heo.
- Bấm nanh kỹ, cắt tai, cắt đuôi đúng kỹ thuật. Hạn chế heo cắn nhau do nuôi nhốt mật độ cao hoặc bị stress.
- Thực hiện triệt để nguyên tắc cùng vào cùng ra (all in – all out) đối với heo sau cai sữa và heo thịt.
Ảnh 3: Heo viêm da long dính bết, cáu bẩn
ThS NGUYỄN VĂN MINH
Cố vấn kỹ thuật Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Vet24h
- bệnh ở lợn li>
- viêm da tiết dịch li> ul>
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T5,21/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất