Nhận biết và phòng trị bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm ở dê, cừu - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Nhận biết và phòng trị bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm ở dê, cừu

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm ở dê, cừu phân bố phổ biến ở nhiều nước trên thế giới trên thế giới. Ở Việt Nam, thời gian vừa qua bệnh đã xảy ra ở nhiều tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội, Kon Tum…, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi dê, cừu. Bệnh này bệnh lây lan nhanh, mạnh và đặc biệt bệnh có thể lây sang người.

     

    Đặc điểm và nguyên nhân gây bênh

     

    Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm ở dê, cừu do một loại virus thuộc họ Poxviridae, giống Parapoxvirus hướng thượng bì gây ra. Bệnh xảy ra ở dê, cừu mọi lứa tuổi. Đặc điểm của bệnh là gây ra hiện tượng viêm loét miệng, làm cho dê không ăn được, dê con không bú được dẫn đến sức đề kháng giảm sút, dễ kế phát các bệnh khác.

     

    Virus tồn tại 1 tháng trên lông và da sau khi tổn thương lành lại. Virus dễ bị sức nóng tiêu diệt (5 phút ở 600C), trong vảy khô virus vẫn sống sót được hàng tháng, có thể phục hồi từ lớp vảy khô sau 12 năm. Vài tháng sau khi lành bệnh vẫn tìm thấy virus trong những mảnh thượng bì tróc ra, phơi nắng 42 giờ vẫn chưa diệt được virus trong các mảnh thượng bì này.

     

    Triệu chứng và bệnh tích

     

    Thời kỳ đầu của bệnh xuất hiện các nốt nhỏ bằng hạt đậu xanh ở trên bờ môi, mép của dê. Sau đó, các mụn phát triển nhanh chóng thành các mụn nước, mụn mủ rồi vỡ ra và tạo ra vẩy cứng và xù xì trên môi và mép dê. Khi cậy ra dưới lớp vẩy là lớp keo nhầy màu vàng, đôi khi có lẫn máu và mủ.

     

    Thời kỳ đầu dê bị bệnh vẫn ăn uống bình thường, về sau do những chỗ tổn thương bị nhiễm trùng kế phát làm cho con vật đau đớn, vật có thể giảm ăn hoặc bỏ ăn.

    Nhận biết và phòng trị bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm ở dê, cừu Nhận biết và phòng trị bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm ở dê, cừu

    Các vết viêm loét xuất hiện ở những vị trí da mỏng khác nhau như ở tai, bụng, đầu vú, núm vú, bìu dái, âm hộ. Đặc biệt, ở dê non các mụn loét xuất hiện ở lưỡi và niêm mạc miệng làm dê bị bệnh rất đau đớn, chảy nước dãi, nước dãi cò mùi hôi thối khó chịu, dê kém ăn, sức đề kháng của cơ thể giảm, dê dễ bị nhiễm trùng gây các bệnh kế phát như viêm phổi, viêm ruột…

    Bệnh kéo dài từ 1 – 4 tuần, nếu không bị nhiễm trùng kế phát thì các tổn thương sẽ tự khỏi, các mô lành lại và không để lại sẹo. Tuy nhiên, với các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng hiện nay con vật dễ bị nhiễm trùng kế phát làm cho các tổn thương trầm trọng hơn. Những dê đang cho sữa khi núm vú bị tổn thương thường nhiễm trùng kế phát gây viêm vú nghiêm trọng, dẫn đến mất khả năng cho sữa.

     

    Các bệnh tích khi mổ khám

    Chẩn đoán 

     

    • Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh là nổi mụn nước ở môi, mép, đầu vú, núm vú, âm hộ, bìu dái nhưng không xuất hiện mụn nước ở móng chân. Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh lở mồm long móng và bệnh đậu dê.

     

    • Lấy bệnh phẩm (vẩy, mụn) gửi đi xét nghiệm virus ở các phòng thí nghiệm hiện đại. Chẩn đoán phân biệt: với bệnh lở mồm long móng và bệnh đậu dê.

     

    Biện pháp phòng và kiểm soát dịch bệnh

     

    • Giảm thiểu stress khi vận chuyển.

     

    • Chỉ mua giống ở người cơ sở uy tín và an toàn dịch bệnh

     

    • Luôn kiểm dịch động vật mới trước nhập và cách ly trước khi nhập đàn

     

    • Trong trường hợp bùng phát, cách ly động vật ốm để điều trị.

     

    • Đốt bao tay và tất cả băng, gạc khi tiếp xúc với thương tổn, dịch viêm từ động vật bệnh.

     

    • Vi rút có thể tồn tại trong mô động vật trong một thời gian dài, trở thành nguồn lây nhiễm à Tăng cường tiêu độc, sát trùng chuồng trại.

     

    • Luôn luôn đeo găng tay điều trị, tiếp xúc với động vật vì con người có thể mắc bệnh.

     

    • Tránh tiêu thụ sữa từ những con vật có tổn thương trên núm vú và vú.

     

    • Cần có người chăm sóc và điều trị vật nuôi ốm riêng. Tránh lây lan bệnh cho vật nuôi khoẻ mạnh

     

    • Tiêm phòng vacxin là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất.

    Điều trị

     

    Đây là bệnh do virus gây ra nên việc điều trị bằng kháng sinh không có hiệu quả.

     

    Điều trị cục bộ:

     

    • Cạy bong vết thương, dùng khăn sạch và nước muối sinh lý rửa sạch vết thương.

     

    • Dùng chanh, khế… sát vào vết loét, sau đó dùng xanh metylen bôi vào vết loét hoặc có thể dùng dung dịch Iod-Tetran bôi vào vết loét ngày 2 – 3 lần.

     

    • Những dê có triệu chứng nhiễm trùng kế phát thì phải dùng kháng sinh như: streptomycin, tetracyclin, ampicillin, penicillin, amoxylin… hoặc các thuốc kháng sinh dạng mỡ bôi vào vết thương cho dê.

    Điều trị toàn thân

     

    • Điều trị toàn thân bằng thuốc khi bị nhiễm trùng kế phát nặng.

     

    • Thuốc kháng sinh có thể dung: Gentamycin, Streptomycin + penicillin, Amoxylin, Ceftiofor…Tiêm bắp thịt, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất

     

    • Trợ sức, trợ lực: Tiêm trợ sức trợ lực bằng các thuốc bổ: Catosal, Biocatosal, Metosal, Canxi B12, Vitaplex…Truyền đường 10 – 20% cho dê trong trường hợp bỏ ăn hoàn toàn (bổ sung VTM C, Cafein, Urotropin)

     

    • Trường hợp dê bị viêm vú thì phải dùng kháng sinh điều trị viêm vú cho dê.

     

    Điều trị bệnh kế phát (nếu có)

     

    Một số lưu ý trong quá trình  điều trị

     

    • Lưu ý: Chỉ khi nào dê khỏi hoàn toàn mới được thả chung vào đàn.

     

    • Giữ môi trường thông thoáng, khô ráo, sạch sẽ.

     

    • Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt dê con, nhất là sau khi vận chuyển xa.

     

    • Cách ly ngay những dê bệnh ra xa, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cho ăn thức ăn dễ tiêu.

     

    • Nếu dê con mắc bệnh thì không cho bú trực tiếp mà vắt sữa mẹ cho dê uống để tránh lây lan sang vú mẹ.

     

    • Hàng ngày phải thu dọn, vệ sinh tiêu độc khu vực nuôi dê mắc bệnh; dụng cụ bôi thuốc điều trị xong phải được sát trùng kỹ…

     

    • Đốt toàn bộ băng, gạc sau khi sát trùng cho dê

     

    Nguyễn Văn Minh

    Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam

    10 Comments

    1. Hoàng Đình Chiến

      Hiện nay chúng tôi đang cần mua vắc xin phòng bệnh Viêm loét miệng truyền nhiễm dê, cừu nhưng không biết bán ở đâu nhờ giớ thiệu giùm.

    2. Bui van thuc

      Tôi đang nuôi dê muốn mua vaccin phòng bệnh va thuốc chữa bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm dê.nhờ tư vấn chỗ mua thuoc

    3. Nguyễn văn khánh

      Xin tác giả cho biết vacxine mua o đâu. Tôi thực sự đang rất cần. Không có vacxin bệnh này thì tôi phải nghỉ nuôi mất

    4. Đình lân

      Tôi củng đang rất cần mua vắc xin bệnh này, hãy chỉ cho tôi với

    5. Nguyễn hưng

      Tôi cần vacxin ngừa

    6. Quàng văn thành

      Tôi cần mua vacxin để ngừa và trị bênh

    7. Bùi văn ung

      Tôi cần vacxin đậu dê và vacxin tụ huyet trùng dê mà k biết mua ở đâu.

    8. Lường như Văn

      Đàn dê con nhà e bị nhiễm bệnh e đã dùng mọi cách mà k khỏi có nào khác k ạ

    9. Đinh Thị Ngọc Lan

      Vacxin mua ở đâu ạ

    10. Nguyễn Đức Huỳnh

      Vaccine này hiện tại chỉ sản xuất và sử dụng cho những trang trại tại anh thôi

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.