Nhu cầu Isoleucine khuyến nghị cho tối ưu tăng trưởng ở gà thịt, tầm quan trọng của nó trong khẩu phần giảm đạm thô - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 66.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 64.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bạc Liêu 64.000 đ/kg
    •  
  • Nhu cầu Isoleucine khuyến nghị cho tối ưu tăng trưởng ở gà thịt, tầm quan trọng của nó trong khẩu phần giảm đạm thô

    GIỚI THIỆU

     

    Với tình hình giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nhiều biến động, cũng như yêu cầu cải thiện môi trường chăn nuôi, khẩu phần thấp đạm thô kết hợp bổ sung axit amin đã trở nên phổ biến và đem lại hiệu quả kinh tế cho ngườichăn nuôi, cũng như giúp giảm ô nhiễm môi trường.

     

    Tuy nhiên,trong khẩu phần thấp đạm thô, sự mất cân bằng dinh dưỡng giữa các axit amin chuỗi mạch nhánh, gồm leucine, isoleucine, và valine đã được báo cáo trên gà (Smith và Austic, 1978) do sự dư thừa leucine trong khẩu phần ăn chính là nguyên nhân dẫn đến gà chậm tăng trưởng, giảm độ dày lườn, giảm lượng ăn vào. Việc tăng hàm lượng của cả isoleucine và valine trong khẩu phần ăn đã được chứng minh có thể làm giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực do sự dư thừa leucine đã được đề cập ở trên.

    Hình 1: Thứ tự axit amin giới hạn ở gia cầm

     

    Do đó, ngoài valine, việc cập nhật nhu cầu isoleucine của gà thịt khi lập khẩu phần ăn giúp nhà chăn nuôi có thể tối ưu hóa dinh dưỡng axit amin từ thức ăn, cũng như chi phí chăn nuôi. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cậpnhật nhu cầu của isoleucine đối với gà thịt, từ đó giúp các nhà dinh dưỡng cũng như người chăn nuôi có thể áp dụng vào khẩu phần ăn thực tế một cách hiệu quả, để nâng cao hiệu suất chăn nuôi gà thịt.

     

    Nhu cầu isoleucine ở gà thịt, bao nhiêu là đủ? Khuyến nghị nhu cầu isoleucine được tổng hợp từ một số tài liệu (Bảng 1 và 2) như sau:

     

    Bảng 1. Khuyến nghị tỷ lệ lý tưởng của isoleucine tiêu hóa/lysine tiêu hóa

     

    Tài liệu tham khảo

    Isoleucine tiêu hóa/lysine tiêu hóa

    Giai đoạn gà con (%)

    Giai đoạn gà choai (%)

    Giai đoạn xuất chuồng (%)

    Ross 308, 2019

    67

    68

    69

    Cobb 500, 2018

    63

    64

    65

    Brazilian table, 2017

    67

    68

    68

     

    Bảng 1 cho thấy tỷ lệ isoleucine:lysine của gà thịt tăng theo giai đoạn tuổi. Theo tiêu chuẩn khuyến nghị thì tỷ lệ isoleucine tiêu hóa: lysine tiêu hóa cho các giai đoạn gà con, gà choai và xuất chuồng lần lượt là 67, 68 và 69%. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng tỷ lệ này khác nhau tùy theo giai đoạn tuổi và giống gà (Bảng 2).

     

    Bảng 2. Khuyến nghị của isoleucine tiêu hóa của một số nghiên cứu khác nhau về tuổi và giống gà

     

    Giai đoạn nghiên cứu (ngày)

    Nhu cầu isoleucine tiêu hóa

    Giống

    Tài liệu tham khảo

    7-21

    0.68

    Cobb 500 × Cobb 500

    Helmbrecht và cộng sự., 2010

    7-21

    0.72

    Cobb 500 × Cobb 500

    Campos và cộng sự., 2009

    18-30

    0.62

    Ross 308 × Ross 308

    Kidd và cộng sự., 2004

    22-42

    0.65

    Ross × Hubbard

    Kidd và cộng sự., 2000

    28-40

    0.69

    Cobb 500 × Cobb 500

    Campos và cộng sự., 2009

    28-42

    0.65

    Ross 708 × Ross 708

    Mejia và cộng sự., 2011

    30-42

    0.59

    Ross 308 × Ross 308

    Kidd và cộng sự., 2004

    30-43

    0.66

    Cobb 500 × Cobb 500

    Helmbrecht và cộng sự., 2010

    42-56

    0.55

    Ross 308 × Ross 308

    Kidd và cộng sự., 2014

    22-42

    0.72

    Cobb 500

    Duarate và cộng sự., 2015

     

    Thực tế hiện nay, các loại thức ăn gia cầm thương mại vẫn chưa đáp ứng đủ mức isoleucine theo khuyến nghị, ngay cả những khẩu phần thấp đạm thô kết hợp với việc bổ sung axit amin tổng hợp, vì vậy, chưa sử dụng hiệu quả nguồn dinh dưỡng axit amin trong thức ăn để tối ưu hóa hiệu suất chăn nuôi.

     

    Nguyên nhân của vấn đề này có thể do các nhà lập công thức chưa chú ý đến sự dư thừa leucine quá mức trong khẩu phần, dẫn đến sự mất cân đối giữa ba axit amin mạch nhánh, làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng của isoleucine và valine, cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất chăn nuôi gà thịt (giảm tăng trọng, giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn, lườn mỏng). Sự thiếu hụt isoleucine còn liên quan đến việc sử dụng nguyên liệu thô và sự giới hạn của nó trong công thức hoặc do các nhà dinh dưỡng chưa đặt giới hạn của isoleucine trong khi lập khẩu phần ăn.

     

    Mất cân bằng giữa các axit amin chuỗi mạch nhánh (BCAAs) trong nguyên liệu thô gây ra những vấn đề gì?

     

    Hầu hết các nguyên liệu thô chính được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi có hàm lượng leucine cao hơn isoleucine và valine, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự dư thừa leucine trong khẩu phần ăn và mất cân bằng giữa các axit amin mạch nhánh như đã đề cập ở trên. Tỷ lệ isoleucine: lysine, leucine:lysine, và valine:lysine trong các nguyên liệu thô đang được sử dụng phổ biến được tóm tắt ở bảng dưới đây

     

    Bảng 3. Tỷ lệ axit amin chuỗi mạch nhánh và lysine khác nhau ở các nguyên liệu thô

     

    Hạt ngũ cốc

    Phần trăm axit amin trong đạm thô (%)

    Isoleucine (Ile)

    Leucine (leu)

    Valine (val)

    Lysine (lys)

    Ile:leu:val:lys

    Lúa mạch

    3.44

    6.79

    4.83

    3.66

    94:185:132:100

    Ngô

    3.38

    11.89

    4.64

    3.10

    109:383:149:100

    Lúa mì

    3.35

    6.61

    4.17

    2.86

    117:231:146:100

    Khô hạt cải

    3.90

    6.82

    5.12

    5.13

    76:133:99:100

    Bột hoa hướng dương

    4.01

    6.22

    5.03

    3.48

    115:179:144:100

    Bã nành (48%)

    4.55

    7.59

    4.73

    6.04

    75:126:78:100

    Bột huyết

    3.36

    9.56

    4.73

    8.75

    38:109:54:100

     

    Sự đối kháng của các axit amin chuỗi mạch nhánh xảy ra khi hàm lượng các axit amin này mất cân bằng đã được mô tả từ năm 1955 (Harper và cộng sự, 1995), đây là nguyên nhân làm giảm lượng ăn vào (Edmonds và Baker, 1987) hoặc gây yếu chân (Farran và Thomas, 1992) ở gà con. Farran cũng báo cáo sự dư thừa leucine trong khẩu phần ăn của gà thịt là nguyên nhân làm giảm lượng ăn vào, giảm tăng trọng cũng như tăng FCR. Do đó, đảm bảo sự cân bằng giữa BCAAs là điều cần thiết để đạt hiệu suất chăn nuôi tối ưu.

     

    Isoleucine là một axit amin cần được chú ý trong khẩu phần thấp đạm thô

     

    Có bốn lý do chính để giảm đạm thô (CP) trong khẩu phần:

     

    1. Giảm chi phí chăn nuôi; 2.  Nâng cao hiệu suất chăn nuôi: cải thiện khả năng tiêu hóa, tăng cường sức khỏe đường ruột, giảm stress nhiệt; 3. Giảm bài thải nitơ ra môi trường; 4. Nâng cao tính bền vững lâu dài của ngành chăn nuôi

     

    Trước đây, các chuyên gia dinh dưỡng đã không thể giảm đạm thô tới mức mong muốn, vì thiếu các axit amin tinh khiết trên thị trường để đáp ứng nhu cầu axit amin của vật nuôi trong đó có isoleucine. Tuy nhiên ngày nay, isoleucine đã và đang được ứng dụng hiệu quả trong việc xây dựng khẩu phần ăn thấp đạm thô, giúp linh hoạt sử dụng các nguồn nguyên liệu thô và đảm bảo cân đối BCAA trong khẩu phần.

     

    Gần đây, Van Harn và cộng sự, (2019) đã thử nghiệm việc giảm đạm thô trong khẩu phần thức ăn cho gà choai (CP: 20,8 tới 17,8%) và giai đoạn xuất chuồng (CP: 19,8 tới 16,8%) ở gà thịt. Khẩu phần ăn chính dựa vào lúa mì, khô đậu nành, khô hạt cải và ngô kết hợp với việc bổ sung axit amin tổng hợp để đáp ứng đủ nhu cầu về axit amin của chúng trong nhóm khẩu phần thấp đạm thô (Bảng 4).

     

    Bảng 4.

     



    Thành phần thức ăn

    Thành phần dinh dưỡng

     

    Đối chứng

    Giảm 1% đạm thô

    Giảm 2% đạm thô

    Giảm 3% đạm thô

     

    Đối chứng

    Giảm 1% đạm thô

    Giảm 2% đạm thô

    Giảm 3% đạm thô

    Lúa mì

    39.64

    30

    30

    30.29

    AME Kcal/kg

    3025

    3025

    3025

    3025

    Ngô

    20.56

    33.02

    36.49

    40

    CP%(phân tích)

    19.1

    18.4

    17.6

    16.8

    Bã nành 48%

    24.99

    22.55

    18.41

    14.62

    Lys

    9.9

    9.9

    9.9

    9.9

    Khô hạt cải

    4.28

    4.4

    5

    5

    M+C

    7.5

    7.5

    7.5

    7.5

    MCP

    0.15

    0.19

    0.22

    0.26

    Thr

    6.4

    6.4

    6.4

    6.4

    Lys

    0.16

    0.24

    0.36

    0.47

    Trp

    2.17

    2.17

    2.17

    2.17

    Met

    0.21

    0.24

    0.27

    0.31

    Ile

    7

    7

    7

    7

    Thr

    0.05

    0.08

    0.14

    0.19

    Val

    7.9

    7.9

    7.9

    7.9

    Val

    0.02

    0.07

    0.14

    0.2

    Arg

    11.3

    11.3

    11.3

    11.3

    Arg

     

    0.08

    0.19

    0.3

    Gly+Ser

    2.8

    3025

    2.8

    2.8

    Ile

     

    0.04

    0.11

    0.18

     

    Tỷ lệ axit amin chuỗi mạch nhánh lý tưởng (%)

    Gly

     

    0.09

    0.04

    0.06

    Val:Lys

    80

    80

    80

    80

    Trp

     

    0.02

    0.04

    0.06

    Ile:Lys

    71

    71

    71

    71

     

    Việc giảm đạm thô từ 19,1 đến 16,8% kết hợp với việc bổ sung axit amin tổng hợp trong khẩu phần ăn đã không có bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến hiệu suất chăn nuôi (Bảng 5). Trong khi đó, có sự cải thiện đáng kể về FCR trong khẩu phần giảm đạm thô ở mức 17,6% kết hợp với việc bổ sung axit amin tổng hợp so với khẩu phần cao đạm (CP: 19,1%).

     

    Bảng 5. Hiệu suất tăng trưởng của gà thịt (0-35 ngày tuổi)

     

    Đạm thô %

    19.1

    18.4

    17.6

    16.8

    Giá trị P

    Trọng lượng sống (g)

    2416

    2431

    2447

    2448

    0.595

    Tăng trọng (g/ngày)

    68.0

    68.4

    68.8

    68.9

    0.595

    FCR (g/g)

    1.549a

    1.542ab

    1.505c

    1.510bc

    0.002

    Lượng ăn vào (g/ngày)

    105.2

    105.4

    103.6

    103.9

    0.147

     

    KẾT LUẬN

     

    Isoleucine là một axit amin thiết yếu ở gà thịt. Theo khuyến nghị từ các nghiên cứu gần đây, tỷ lệ isoleucine tiêu hóa: lysine tiêu hóa lý tưởng ở gà thịt là 67, 68 và 69 tương ứng cho các giai đoạn gà con, gà choai và xuất chuồng. Tuy nhiên, tỷ lệ isoleucine tiêu hóa: lysine tiêu hóa là 69% được khuyến nghị cho tất cả các giai đoạn tuổi trong trường hợp leucine không bị dư thừa trong công thức (leucine:lysine 107%). Do đó, các nhà dinh dưỡng lập khẩu phần ăn cho gia cầm cũng cần chú ý, tỷ lệ tỷ isoleucine tiêu hóa: lysine tiêu hóa có thể sẽ thay đổi (cao hơn 69%) khi tỷ lệ leucine:lysine tăng do sự dư thừa leucine để tối ưu sử dụng axit amin chuỗi mạch nhánh. Tóm lại việc kết hợp với các axit amin khác, isoleucine tổng hợp có thể hỗ trợ việc xây dựng một khẩu phần ăn đạm thô thấp có tính kinh tế cao mà vẫn đảm bảo năng suất chăn nuôi.

     

    TS Daulat Khan – CJ BIO châu Âu

    TS Nguyễn Đình Hải – Quản lý kỹ thuật và Marketing CJ BIO Việt Nam

    Email: john.nguyen@cj.net

     

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

     

    Harper, A., D. Benton, and C. Elvehjem. 1955. L-Leucine, an isoleucine antagonist in the rat. Arch. Biochem. Biophys. 57:1-12. Edmonds, M., and D. Baxker. 1987. Amino acid excesses for young pigs: Effects of excess methionine, tryptophan, threonine, or leucine. J. Anim. Sci. 64:1664-1671.

     

    Farran, M. T., and O. P. Thomas. 1992. Valine deficiency: The effect of feeding a valine- deficient diet during the starter period on performance and leg abnormality of male broiler chicks. Poult. Sci. 71:1885-1890.

     

    Waldroup, P. W., J. H. Kersey and C. A. Fritts. 2002. Influence of Branched- Chain Amino Acid Balance in Broiler Diets. Int. J. of Poult. Sci. 5: 136-144.

     

    Erwan, E., A. R. Alimon, A. Q. Sazili, H. Yaakub and R. Karim. 2009. Effects of varying levels of L-Ieucine and metabolizable energy in finisher diet on carcass composition and meat sensory characteristics of broiler chickens. Pak. J. Nutri. 8 6: 792-796.

     

    Mejia, L. Z., E. J. Kim, P. B. Tillman and A. Corzo. 2011. Digestible isoleucineto-lysine ratio effects in diets for broilers from 4 to 6 weeks post hatch. The J. Appl. Poult. Res.485-490. Helmbrecht, A., C. Elwert, J. Tossenberger and A. Lemme. 2011. Isoleucine requirement in a diet for Broilers from 15 to 29 days of age. 18th Euro. Symp. Poult. Nutri. Oct. 31 Nov. 04. Izmir- Turkey. Pp. 108-110.

     

    Campos, A. M. A., E. T. Nogueira and F. T. Albino. 2009. Effects of digestible isoleucine: lysine ratios on broiler performance and breast yield. Euro. Con. Tours. Paris. Anais. The World’s Poult. Sci. Ass. 1699-1705. Kidd, M.T., D. J. Burnham and B. J. Kerr. 2004. Dietary isoleucine responses in male broiler chickens. Brit. Poult. Sci. 45: 67-75.

     

    Kidd, M.T., B. J. Kerr, J. P. Allard, S. K. Rao and J. T. Halley. 2000. Limiting amino acid responses in commercial broilers. J. Appl. Poult. Res. 9: 223- 233. Duarte, K. F., O. M. Junqueira, R. S. Filardi, A. C. D. Laurentiz, C. H. F. Domingues and E. A. Rodigues. 2015. Digestible isoleucine requirements for 22- and 42-dayold broilers. Acta Sci. Ani. Sci. 37: 23.

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.