[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Báo tin với chúng tôi với giọng nói rất phấn khởi, anh Chung Văn Hiền, 44 tuổi ngụ ấp Tam Sóc D2, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Năm 2019, trong khi nhiều gia cầm như gà, vịt bị rớt giá thảm hại nhưng đàn le le của tôi trúng giá hơn trước 10 %”.
Anh Chung Văn Hiền
Mỗi con nặng khoảng 500 đến 600 gam bán được từ 650.000 đến 700.000 đồng. Riêng le le con khoảng 30 ngày tuổi bán được xấp xỉ 200.000 đồng/con. Năm rồi trừ hết chi phí tôi còn lãi trên 200.000.000 đồng từ việc bán khoãng 300 con le le thương phẩm và 500 le le con”
Anh Hiền khẳng định: nếu nuôi đúng bài bản thì lãi từ le le cao hơn rất nhiều so với các loại gia cầm khác. Từ đó dù trong cơn dịch bệnh CoVid – 19 ảnh hưởng đến giá cả, anh Hiền vẫn quyết định duy trì và phát triển đàn le le đang có với cách chăm sóc riêng của mình. Năm 2016, anh Hiền đến tỉnh An Giang để mua 10 cặp le le bố mẹ về làm giống. Đến nay anh đã có trong tay trên 80 cặp để có được mỗi năm hàng ngàn le le giống và le le thương phẩm được thả nuôi trên diện tích 2.500 mét vuông mặt nước. Loại gia cầm nầy mỗi năm sinh sản 2 đợt: đợt 1 từ tháng 3 đến tháng 8; đợt 2 từ tháng 9 đến tháng 4 của năm sau.
Cách làm rất mới và độc đáo của anh là dùng gà mái để ấp trứng le le nên rút ngắn được thời gian nở trứng và le le con rất khỏe mạnh. Là động vật được mệnh danh là “ quý tộc” nên người nuôi phải khéo léo khi tiếp cận. Anh Hiền cho chúng ăn mỗi ngày với thức ăn chủ yếu là viên thực phẩm công nghiệp xen kẻ với đầu cá biển, các loại rau củ…Thị trường tiêu thụ của anh Hiền hiện nay là : Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cam Pu Chia…
Ông Võ Minh Quân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng đánh giá: “ Đây là mô hình mới, lạ, hiệu quả cao. Chúng tôi đã và đang nhân rộng trên địa bàn và đã có nhiều nông dân đến mua con le le về nuôi và đang có những tín hiệu đáng mừng”.
Tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, trước đó cũng đã có một nông dân nuôi le le cũng rất thành công đó là ông Sa Lê, người dân tộc Chăm. Năm 2012, trong một dịp tình cờ ông Sa Lê phát hiện tiềm năng của loại gia cầm nầy và đã mua 200 cặp về nuôi thử nghiệm. Sau đó ông đã chon những con khỏe mạnh để làm le le bố mẹ để phát triển đàn le le của mình.
Ông Sa Lê chia xẻ kinh nghiệm: “ chúng rất mau lớn, sức đề kháng với các loại dịch bệnh rất tốt. Nếu như các loại gia cầm khác phải đối phó với nhiều loại dịch cúm như: H5N1, H5N6…thì nuôi le le rất an tâm bởi hầu như chúng đề kháng rất mạnh với các loại bệnh nầy. Tuy nhiên khó nhất vẫn là khâu cho chúng sinh sản”.
Theo ông Sa Lê, le le thích nghi tốt với điều kiện môi trường ngoài tự nhiên, không dịch bệnh, không tốn công chăm sóc, thức ăn dễ tìm như lúa, lục bình. Do vậy, người nuôi chỉ cần đào ao để chúng bơi lội, chúng sẽ phát triển tốt. Cạnh đó cần tạo môi trường yên tĩnh khi chúng sinh sản. Nguồn nước phải sạch, xung quanh ao nuôi cần có nhiều cây xanh, bóng mát để chúng đùa giỡn, tinh nghịch…Sau khi nở từ 7 đến 10 ngày là chúng đã có thể sinh hoạt một mình và rất dạn dĩnh. Thị trường tiêu thụ le le của ông Sa Lê hiện nay là An Giang, Đồng Tháp, TPHCM, Tiền Giang Trung Quốc…
Ông Sa Lê nói thêm: “Tôi đang mở rộng diện tích sản xuất nuôi le le mới đáp ứng nhu cầu đặt hàng của quá nhiều nông dân ĐBSCL. Tuy nhiên muốn thành công thì phải hết sức cẩn trọng với loại gia cầm “khó tính” nầy.
Có thể thấy rằng, cách chăn nuôi le le của anh Hiền, ông Sa Lê rất mới lạ, nắm rất chắc nhu cầu của thương trường, nhẹ công chăm sóc, độ rủi ro ít, không “ dội chợ”, hiệu quả kinh tế cao. Tất cả đã mang lại khoản lãi rất bền vững, sung túc không chỉ cho anh Hiền, ông Lê mà cho rất nhiều người làm theo mô hình nầy.
TRƯƠNG THANH LIÊM
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
- Tạo dựng môi trường pháp lý ổn định cho ngành thú cưng
- Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình biến phân bò thành khí tổng hợp
- Chẩn đoán và xử lý các bệnh do prion trong thú y
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Quản lý giống heo và chiến lược chọn lọc heo giống (Kỳ I)
Tin mới nhất
T4,30/04/2025
- Trouw Nutrition – Selko Aomix: Hỗn hợp Phenolic và Polyphenol tự nhiên được chọn lọc – Giải pháp thay thế Vitamin E thế hệ mới hiệu quả và tối ưu chi phí
- Thiên Quân: Hành trình tiên phong về chất lượng sản xuất thuốc thú y và thủy sản
- Lớp tập huấn “Quản lý và cải tiến giống vật nuôi”: Bước tiến mới trong hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc lĩnh vực chăn nuôi
- Vĩnh Phúc: Nâng cao giá trị chăn nuôi gà thương phẩm nhờ áp dụng quy trình VietGAHP
- Xử lý hành chính hộ dân không chấp hành tiêm vacxin đàn vật nuôi
- Kim ngạch nhập khẩu sữa, sản phẩm sữa 3 tháng đầu năm 2025 đạt 340,4 triệu USD, tăng 39,1%
- Trung Quốc đột ngột ngừng nhập khẩu 12.000 tấn thịt lợn từ Mỹ
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Tôi muốn có số điện thoại của các trại giống để liên hệ mua giống, nhờ báo đài giúp, cảm ơn!