Nuôi theo phương thức này giúp vịt sạch sẽ, thoải mái, nhanh lớn, không dọn hay vệ sinh chuồng trại, không gây mùi hôi thối, không ảnh hưởng môi trường.
Nhằm triển khai đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, Trung tâm KN Vĩnh Long đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới giúp người dân chuyển đổi phương thức chăn nuôi vịt truyền thống sang ứng dụng nuôi trên đệm lót sinh học…
Trung tâm từng bước giúp người chăn nuôi giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường sống, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi vịt từ 10 – 20% so với cách nuôi truyền thống, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tăng hiệu quả kinh tế.
Mô hình nuôi vịt an toàn sinh học
Theo đó, ngành nông nghiệp tỉnh đã xây dựng mô hình chăn nuôi vịt siêu thịt theo hướng an toàn sinh học. Phương thức nuôi nhốt, chuồng sử dụng đệm lót sinh học và chăn thả có ao hồ (vịt – cá). Đây là một trong những phương thức chăn nuôi vịt siêu thịt phù hợp nhất.
Nuôi theo phương thức này giúp vịt sạch sẽ, thoải mái, nhanh lớn, không dọn hay vệ sinh chuồng trại, không gây mùi hôi thối, không ảnh hưởng môi trường xung quanh, dễ kiểm soát dịch bệnh, giảm chi phí, giảm công lao động, khi xuống ao hồ tắm vịt thải phân ra làm thức ăn cho cá, tăng cao hiệu quả kinh tế. Kết quả sau 60 ngày nuôi, 10 hộ dân tham mô hình nuôi vịt thịt trên đệm lót sinh học ở xã An Phước với số lượng 200 con/1 hộ đạt hiệu quả cao; tỷ lệ vịt nuôi sống đạt 96,6%, trọng lượng đạt 3,5 kg/con, ước lợi nhuận của mô hình trên 19 triệu đồng.
Chị Lâm Thị Lành, ấp Phú Hội, xã An Phước tham gia mô hình phấn khởi cho biết: Được cán bộ khuyến nông chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn xây dựng chuồng trại trong sân sau vườn rộng trên 200 m2 xây dựng trại với diện tích 36m , rải 26 bao trấu và xơ dừa làm đệm lót. Lớp đệm dày 20 cm xung quanh có lưới vây để bảo vệ đàn vịt. Khi xây dựng chuồng theo hướng dẫn của trạm khuyến nông xong tôi tiến hành xịt sát trùng chuồng trại trước khi thả con giống 7 ngày.
Đây là mô hình chăn nuôi quy mô nông hộ kết hợp nuôi vịt với vườn cây và ao hồ tại gia đình phù hợp với địa phương nhằm giải quyết tốt cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tạo thêm thu nhập cho hộ gia đình.
K
hi đem vịt giống về không cho ăn liền mà pha nano úm cho vịt con uống, dùng ván khoanh chuồng nhỏ lại chia ra làm 4 ô mỗi ô khoảng 1,5 m2 , mỗi ô thả 50 vịt con và treo 1 bóng đèn tròn cho vịt khỏi lạnh. Sáng ngày sau tôi mới cho vịt ăn thức ăn viên nhỏ tiếp tục cho uống nano úm sáng chiều (ngày cho ăn 5-6 bữa nhỏ).
Ngày tuổi thứ 3 cho uống kháng thể phòng bệnh viêm gan cho vịt. Trong 3 ngày đầu úm đèn và cho uống thuốc theo qui trình kỹ thuật, Ngày tuổi thứ 4 rút bớt ra 2 bóng đèn , và tiếp tục chăm sóc theo kỹ thuật hướng dẫn, ngày tuổi thứ 7 chích vắc xin ngừa dịch tả.
Tối khoảng 8 giờ tôi tiến hành rút máng ăn đến 10 giờ rút máng uống cho vịt khỏi lạnh. Lúc này vịt đã đi phân nhiều tiến hành rải men vi sinh Balasa-N01 lên nền chuồng và cào đào nhẹ trên bề mặt đệm lót.
Từ ngày thứ bảy trở đi tiến hành cho vịt ra ngoài chơi và tập cho xuống nước 30 phút rồi nhốt lại, về sau mỗi ngày chúng xuống nước nhiều hơn và thời gian lâu hơn.
Đến ngày tuổi 15 tôi tiến hành ngừa cúm gia cầm H5N1 (trước khi ngừa cúm H5N1 cho uống thuốc bổ để tăng đề kháng cho vịt. Qua ngày tuổi 21 trở đi tiến hành treo một bóng đèn cho sáng để vịt ăn đêm và mở cửa chuồng cho vịt xuống nước tắm tự do , cho ăn ngày 4 cữ sáng – trưa – chiều và tối.
Đến nay vịt được 60 ngày tuổi trọng lượng trung bình 1 con là 3,5 kg, ước lợi nhuận khoảng 4 triệu đồng/200 con/2 tháng nuôi. Qua thực hiện mô hình bà con được tập huấn kỹ thuật nuôi vịt trên đệm lót sinh học, biết cách làm đệm lót không có mùi hôi, thời gian nuôi mau lớn, tỷ lệ sống cao, đạt 98%, không tốn công chăm sóc.
Mai Trân
Trạm KN Mang Thít
Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi vịt li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất