Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) là một trong những dịch bệnh gây tổn thất nặng nề về kinh tế ở lợn trên thế giới. Virus PRRS xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam từ năm 1997. Giai đoạn 2007 – 2012 dịch PRRS liên tục xãy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi lợn ở nước ta. Thực tế cho thấy virus PRRS có sự biến đổi di truyền cao do có sự hình thành các biến chủng/ dòng khác nhau gây khó khăn cho công tác chẩn đoán bệnh một cách chính xác.
Phương pháp multiplex RT-PCR được dùng để nhận diện, phân biệt nhiều loại virus hoặc các chủng/ dòng khác nhau trong cùng một loại tác nhân gây bệnh trong cùng một mẫu dựa vào kích thước đoạn gen được khuyếch đại. Nhóm tác giả đã thiết kế bộ mồi đặc hiệu thuộc vùng gen ORF7 có thể vừa chẩn đoán vừa xác nhận củng PRRSV nhiễm, đồng thời đánh giá được độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp.
Hình minh hoạ
158 mẫu máu, huyết thanh được thu thập từ lợn có biểu hiện hoặc nguy cơ cao nhiễm PRRS ở các tỉnh Điện Biên (n=9), Lâm Đồng (n=67), Cần thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang (n=12), Đồng Nai, Tp.HCM (n=58), Bình Dương (n=12).
Các mồi đặc hiệu dựa trên trình tự gen ORF7 mã hóa cho protein nhân của virus PRRSV, trong đó mồi xuôi đặc hiệu với cả 2 chủng châu Âu (EU) và Bắc Mỹ (NA); trong khi đó mồi ngược đặc hiệu với chủng EU hoặc NA. Kích thước sản phẩm PCR nhân lên bằng bộ mồi đặc hiệu lần lượt là 161 và 245 bp tương ứng với chủng PRRS dòng EU và NA. Độ đặc hiệu của phương pháp cũng được kiểm tra qua phản ứng chéo với các chủng virus thường đồng nhiễm với PRRSV như virus gây hội chứng còi cọc sau cai sữa (PCV2), virus gây sốt cổ điểm ở lợn (CSFV). Độ nhạy của phương pháp cho phép phát hiện ở giới hạn nồng độ virus là 1,87×10-4 ng/µl. Kết quả xác định 79,11% mẫu phân lập có dương tính với PRRSV, trong đó có 77,85% thuộc chủng NA. 1,27% thuộc chủng EU. Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy tiềm năng sử dụng kỹ thuật multiplex RT-PCR trong chẩn đoán phân tử và định type PRRSV đang lưu hành.
Nguyễn Thị Diệu Thúy và CTV
Nguồn: Tài liệu Hội nghị KHCN Sinh học toàn quốc 2013
- bệnh ở lợn li>
- chủng virus PRRS li>
- phương pháp multiplex RT-PCR li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất