Phát triển chăn nuôi gà ở các tỉnh vùng Tây Nguyên - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Phát triển chăn nuôi gà ở các tỉnh vùng Tây Nguyên

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong mười năm qua đàn gà ở Tây Nguyên phát triển tương đối ổn định và có xu hướng tăng nhanh trong hai năm gần đây, năm 2019 đàn gà tại khu vực Tây Nguyên đạt 21,938 triệu con, trong đó chăn nuôi gà thịt là chủ yếu chiếm tới 76,12%, gà đẻ trứng là 23,88%.

     

    Trong khu vực Tây Nguyên thì Đắk Lắk là tỉnh có lượng gà lớn nhất đạt 10,8 triệu con chiếm gần 49% số lượng gà cả vùng và là tỉnh có số lượng gà đứng thứ 10 cả nước. Sau tỉnh Đắk Lắk là tỉnh Lâm Đồng có số lượng đàn gà chiếm 22% tổng đàn gà của vùng Tây Nguyên.

     

    Tốc độ phát triển đàn gà tại khu vực Tây Nguyên tăng nhanh trong năm vừa qua một phần nguyên nhân là do sau dịch tả lợn Châu Phi người dân không dám tái đàn mà chuyển sang chăn nuôi gà.

    Nguồn: NGTK (2020)

     

    Hình 1. Biến động đàn gà ở các tỉnh Tây Nguyên qua các năm

    Nguồn: NGTK, 2020

     

    Hình 2. Phân bố đàn gà của các tỉnh Tây Nguyên năm 2019

     

    Cũng giống như các vùng sinh thái khác trong cả nước, vùng Tây Nguyên nuôi hai loại gà chính là gà thịt và gà đẻ. Trong chăn nuôi gà thịt người chăn nuôi tại vùng Tây Nguyên phần lớn sử dụng giống gà lông màu. Năm 2019, số lượng gà thịt công nghiệp của vùng Tây Nguyên là 2,86 triệu con, chỉ chiếm 17,17% trong tổng đàn gà thịt của vùng. So với với quy mô của cả nước cho thấy tỉ lệ gà thịt công nghiệp chiếm tới 23,38% tổng đàn gà thịt. Ngược lại đối với gà thịt, chăn nuôi gà đẻ trứng tại vùng Tây Nguyên thì chủ yếu là nuôi gà công nghiệp có năng suất trứng cao. Số lượng gà đẻ trứng công nghiệp của vùng Tây Nguyên năm 2019 là 2,17 triệu con, chiếm 41,38% trong tổng đàn gà sinh sản của vùng. Tương tự với tỉ lệ đẻ trứng công nghiệp trên quy mô cả nước chiếm 41,57% tổng đàn gà sinh sản (NGTK, 2020). Phát triển nuôi gà công nghiệp là không đều giữa các tỉnh vùng Tây Nguyên (Hình 3).

     

    Nuôi gà thịt công nghiệp phát triển ở tỉnh Đắk Lắk hơn so với cả bốn tỉnh còn lại trong vùng Tây Nguyên. Năm 2019 số lượng gà thịt nuôi công nghiệp của tỉnh Đắk Lắk chiếm tới 64,49% tổng đàn gà thịt công nghiệp trong vùng, sau đó đến tỉnh Lâm Đồng số lượng gà thịt nuôi công nghiệp chiếm 18,35% tỉnh Đắk Nông gà thịt công nghiệp chiếm 10,29%,hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai và Kon Tum tỉ lệ này là 3,49% và 3,38% tổng đàn gà thịt trong vùng tương ứng (Thống kê chăn nuôi, 2020).

     

    Đối với gà đẻ trứng nuôi công nghiệp thì Lâm Đồng có số lượng gà đẻ trứng công nghiệp cao nhất chiếm 49,48% số lượng gà đẻ công nghiệp trong vùng, Đắk Lắk chiếm 46,42%, ba tỉnh Kon Tumn Gia Lai, Đắk Nông chỉ chiếm 1,97%, 1,49% và 0,65% tổng đàn gà đẻ trong vùng tương ứng.

     

    Đặc điểm và năng suất của các cơ sở chăn nuôi gà tại Tây Nguyên

     

    Kết quả phân tích thành phần chính PCA đã phân các cơ sở chăn nuôi gà vùng Tây Nguyên thành hai nhóm chăn nuôi (P<0,001), trong đó nhóm thứ nhất có 200 cơ sở nuôi gà là nhóm nuôi quy mô nhỏ (chăn nuôi nông hộ) chiếm tới 94,34% số hộ điều tra và nhóm thứ hai nuôi gà quy mô lớn (chăn nuôi trang trại) chỉ có 12 cơ sở chỉ chiếm 5,66% số cơ sở điều tra.

     

    Các trang trại chăn nuôi với quy mô khá lớn, trại có quy mô nhỏ nhất là 2.000 con/lứa và nhiều nhất là 8.000 con/lứa. Trong số 12 trang trại có 6 trại chăn nuôi gà đẻ trong đó có 4 trang trại chỉ nuôi gà đẻ và 2 trang trại vừa nuôi gà đẻ vừa nuôi gà thịt. Có 6 trang trại chỉ nuôi gà thịt. Ở các nông hộ quy mô đàn gà trung bình là 97,02 con/lứa và chủ yếu là nuôi gà thịt (171 hộ chiếm 85,5%).

    Nguồn: NGTK (2020)

     

    Hình 3. Số lượng gà công nghiệp nuôi tại các tỉnh vùng Tây Nguyên

     

    Bảng 2. Quy mô chăn nuôi gà trong các hộ điều tra (con/lứa)

    Chỉ tiêu

    Trang trại

    Nông hộ

    P

    n

    Mean ± SE

    n

    Mean ± SE

    Số gà nuôi/CSCN

    12

    3.500,00 ± 557,32

    200

    97,02 ± 14,67

    **

    Số gà đẻ/CSCN

    6

    5.000,00 ± 50,01

    41

    82,63 ± 19,66

    **

    Số gà thịt/CSCN

    8

    3.000,00 ± 666,67

    171

    88,05 ± 14,48

    **

    Ghi chú: **: P<0,01; CSCN: Cơ sở chăn nuôi.

     

    Các trang trại chăn nuôi quy mô lớn chủ yếu nuôi các giống gà đẻ siêu trứng như giống gà Isa-Brown, Hyline, Ai Cập… Các nông hộ nhỏ với quy mô trung bình là 82,63 con/lứa chủ yếu sử dụng các giống gà đẻ là giống gà địa phương hoặc gà lai như gà Ri, gà H’Mông, lai Lương Phượng,…Đối với chăn nuôi gà thịt tại vùng Tây Nguyên, các cơ sở chăn nuôi sử dụng các giống gà thịt lông màu có nguồn giống tương đối đa dạng từ các công ty như: Minh Dư, Cao Khanh, Dabaco, Japfa, CP… với thời gian nuôi từ 3-4 tháng.

     

    Năng suất trứng của gà nuôi trong trang trại cao hơn so với gà nuôi trong nông hộ. Nhóm chăn nuôi trang trại sản lượng trứng/mái/năm cao hơn nuôi trong nông hộ (P <0,01). Điều này là do gà nuôi trong các trang trại sử dụng giống gà chuyên đẻ trứng, đồng thời đượcđầu tư tốthơn về cơ sở chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi, thú y.Các nông hộ thường nuôi gà đẻ giống kiêm dụng, gà lai năng suất trứng là thấp hơn giống gà chuyên trứngvà đầu tư cho chăn nuôi như chuồng nuôi, thức ăn chăn nuôi và kỹ thuật chăn nuôi thấp hơn so với chăn nuôi trang trại.

     

     Thời gian khai thác trứng ở các trang trại kéo dài hơn khoảng 2,77 tháng so với nhóm nuôi quy mô nông hộ (P<0,05).Thời gian khai thác, năng suất trứng cao hơn nên tiêu thốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng ở nhóm nuôi quy mô trang trại là thấp hơn so với nhóm nuôi nông hộ (P <0,05).

     

    Thời gian nuôi gà thịt ở nhóm nuôi quy mô trang trại và nông hộ không có sự khác nhau (P>0,05). Thời gian nuôi thịt ở quy mô trang trại trung bình là 3,93 tháng, nhiều nhất là 4,5 tháng và ngắn nhất là 3,5 tháng. Còn với các nông hộ trung bình 4,08 tháng, hộ nuôi dài nhất là 6 tháng, hộ nuôi ngắn nhất là 3,5 tháng. Tuy nhiên, khối lượng gà xuất bánở nhóm nuôi quy mô trang trại là caohơn so với nhóm nuôi gà quy mô nông hộ (P <0,05). Khối lượng gà xuất bán ở nhóm nuôi quy mô trang trại trung bình giao động từ 2,5/kg/con-2,8 kg/con và 1,5kg/con-3kg/con ở nhóm nuôi trong nông hộ. Mức tiêu tốn thức ăn cho một kilogam tăng khối lượng ở nhóm chăn nuôi quy mô trang trại là 3,02kg thức ăn thấp hơn so với nhóm nuôi quy mô nông hộ là 3,32kg thức ăn (P <0,01).

     

    Hoàng Thị Anh Phương & cs. (2018) khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của gà lai (Tam Hoàng x (Ri x Mía)) được nuôi hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp có khối lượng trung bình lúc 16 tuần tuổi là 2,17kg, tiêu tốn thức ăn 3kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Mai Thị Xoan (2014) cho biết gà Lương Phượng nuôi tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk có khối lượng trung bình lúc 11 tuần tuổi là 2,09kg với mức tiêu tốn 2,69kg thức ăn/kg tăng khối lượng.

     

    Có ba hình thức sử dụng thức ăn trong chăn nuôi gà đẻ và chăn nuôi gà thịt là sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp, thức ăn phối trộn, thức ăn công nghiệp và thức ăn phối trộn.

     

    Hình thức sử dụng thức ăn công nghiệp là phổ biến trong chăn nuôi quy mô trang trại. Tất cả các trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng đều sử dụng thức ăn công nghiệp (100%) và 87,5% đối với trang trại nuôi gà thịt. Trong nhóm chăn nuôi gà thịt quy mô trang trại chỉ có một trang trại sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tựphối trộn. Những cơ sở chăn nuôi sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp và thức ăn tự phối trộn thường sử dụng thức ăn công nghiệp cho gà giai đoạn gà đến 1 hoặc 2 tháng tuổi và trước khi xuất bán 1 thángngười chăn nuôi thường sử dụng thức ăn tự phối trộn giữa ngô, cám gạo… với thức ăn đậm đặc nhằm cải thiện chất lượng thịt.

     

    Ngược lại với quy mô trang trại, ở nhóm nuôi quy mô nông hộ sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp chỉ có 7 hộ nuôi gà đẻ chiếm 17,07% số hộ nuôi gà đẻ và có 15 hộ nuôi gà thịt chiếm 8,77% số hộ nuôi gà thịt trong nhóm. Ở quy mô chăn nuôi nhỏ, đối với sinh sản hình thức nuôi gà bằng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự phối trộn là phổ biến với 60,98% tổng số hộ nuôi gà đẻ trong nhóm. Ở hình thức này giai đoạn úm gà từ 1- 4 tuần tuổi gà được nuôi bằng thức ăn hỗn hợp công nghiệp hoàn chỉnh sau đó chuyển sang giai đoạn sử dụng thức ăn tựphối trộn từ các nguyên liệu sẵn có như ngô, thóc, cám gạo với thức ăn đậm đặc công nghiệp. Còn đối với chăn nuôi gà thịt ở nhóm nuôi quy mô nhỏ hình thức nuôi gà bằng thức ăn tự phối trộn là phổ biến với 51,46% số hộ nuôi gà thịt trong nhóm.



    Tình hình dịch bệnh ở đàn gà

     

    Tình hình dịch bệnh trong các cơ sở chăn nuôi gà điều tra được trình bày cho thấy, vào mùa mưa tỷ lệ gà mắc bệnh cao hơn so với mùa khô, cụ thể số cơ sở chăn nuôi có gà đẻ và gà thịt mắc bệnh lần lượt là 13 hộ và 38 hộ (chiếm 27,66% số hộ nuôi gà đẻ và 21,23% số hộ nuôi gà thịt). Đối với mùa khô, tỷ lệ mắc bệnh ít hơn, có 9 hộ nuôi gà đẻ (chiếm 19,15%) và gà thịt là 25 hộ (chiếm 13,97%).

     

    Có 5 loại bệnh mà đàn gà đẻ tại Tây Nguyên mắc phải ở cả 2 mùa là bệnh Newcastle, bệnh cúm gia cầm, bệnh tụ huyết trùng, bệnh CRD và bệnh Gumboro. Riêng mùa mưa, thì gà đẻ mắc thêm bệnh Marek. Ở mùa khô, bệnh phổ biến trên gà ở các cở sở nuôi gà đẻ là bệnh Newcastle với tỷ lệ hộ có gà mắc là 10,64%. Còn ở mùa mưa, bệnh trên gà đẻ phổ biến hơn là là bệnh CRD (chiếm 21,28%), sau đó đến bệnh tụ huyết trùng (chiếm 14,89%).

     

    Bệnh trên gà thịt nuôi tại vùng Tây Nguyên ngoài các bệnh gặp phải giống như trên gà sinh sản thì trên gà thịt còn có bệnh marek xảy ra ở cả hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Ở mùa khô, bệnh trên đàn gà thịt phổ biến nhất là bệnh CRD với tỷ lệ là 10,29%. Mùa mưa bệnh trên đàn gà thịt phổ biến nhất là bệnh CRD với tỷ lệ 16,20%, tiếp đến là bệnh tụ huyết trùng 12,85% và bệnh Newcastle là 9,5%.

     

    Kết quả điều tra tỉ lệ số hộ tiêm phòng cho đàn gà là thấp, tỉ lệ hộ tiêm phòng cho gà đẻ là 34,04%. Tỉ lệ hộ tiêm phòng cho gà thịt mùa khô và mùa mưa lần lượt là 21,79% và 27,93%. Do vùng Tây Nguyên không bắt buộc tiêm phòng vác xin trên đàn gà, chủ yếu chỉ tuyên truyền vận động người chăn nuôi chủ động trong các tác tiêm phòng cho đàn gà nên tỉ lệ phòng bệnh cho đàn gà nuôi tại vùng Tây Nguyên là thấp.

     

    Đối với gà thịt thì người chăn nuôi áp dụng quy trình phòng bệnh ít nghiêm ngặt hơn, tỉ lệ hộ phòng bệnh Newcastle là cao nhất trong các bệnh và người chăn nuôi thường chỉ phòng 1 lần bằng cách nhỏ vác xin lasota và không tiêm vác xin nhắc lại lần 2. Do phòng bệnh bằng nhỏ lasota dễ làm và làm khi gà còn nhỏ nên dễ bắt gà hơn.

     

    Có thể thấy công tác phòng cho đàn gà trong các cơ sở chăn nuôi ở Tây Nguyên là chưa được coi trọng. Trong đó công tác phòng bệnh cho đàn gà là được các trang trại quan tâm nhiều hơn so với quy mô chăn nuôi nông hộ. Đây là những tiềm ẩn về nguy cơ đàn gà bị bệnh rồi bùng phát dịch bệnh và lây lan sang các hộ chăn nuôi khác.

     

    Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Đình Tiến, Nguyễn Đức Điện, Vũ Đình Tôn

    Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 Khoa Chăn nuôi Thú y, Đại học Tây Nguyên

    Nguồn: Kỷ yếu Khoa học và công nghệ chăn nuôi thú y định hướng phát triển bền vững

    *Tác giả liên hệ: [email protected]

    Đối tượng nghiên cứu là các cơ sở chăn nuôi gà tại năm tỉnh vùng Tây Nguyên gồm tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Thời gian nghiên cứu từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 12 năm 2019. Phương pháp chọn mẫu dựa trên phương pháp phân tầng, nghiên cứu được thực hiện trên cả năm tỉnh vùng Tây Nguyên.

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.