[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Cùng với sự phát triển và chuyên nghiệp hóa của ngành chăn nuôi heo, điều quan trọng cũng như tính cần thiết để có một nhóm sản xuất đồng nhất, quản lý nái sinh sản theo lô/theo nhóm có một số lợi thế đáng kể từ việc quản lý nhân sự và tổ chức công việc, cũng như việc tạo ra một lợi thế về sức khỏe và an toàn sinh học cho vật nuôi.
Quản lý nái đẻ theo nhóm đã từng là một thực tế phổ biến, nhưng khi các trang trại phát triển ngày một lớn hơn, sản xuất đẻ liên tục lại trở thành phương thức phổ thông hơn. Theo John Deen, DVM, Tiến sĩ – Giáo sư toàn cầu xuất sắc tại Đại học Minnesota cho biết “có vẻ như xu hướng quản lý nái đẻ theo nhóm đang quay trở lại”.
Trước đây, quản lý nái đẻ theo nhóm có khuynh hướng hấp dẫn hơn đối với các trang trại nhỏ, khi các nhà chăn nuôi cần một số lượng heo nhất định để sử dụng cho một chuyến xe hoặc một dãy chuồng nào đó, “nhưng chúng tôi thấy xu hướng quản lý cho nái đẻ theo nhóm có xu hướng được áp dụng ở quy mô trại lớn hơn”, John Deen nói.
Các trại nái có thể chọn từ một số tùy chọn khác nhau để tạo thành các lô sản xuất của họ, nhóm hàng tuần hoặc 2, 3, 4 tuần hoặc thậm chí 5 tuần một lần.
Đẻ theo nhóm là gì?
Những lợi thế đáng kể có thể đạt được thông qua việc sử dụng các hệ thống quản lý đẻ theo nhóm cùng vào-cùng ra (AIAO), ngay cả trên những đàn có tình trạng dịch bệnh thấp. Chìa khóa của chiến lược này, nhằm tạo ra những nhóm heo có độ tuổi tương đồng giúp chúng được bảo vệ tốt hơn trước những tiếp xúc với các nhóm heo già hơn trong suốt thời kỳ cai sữa cho đến khi xuất chuồng. Đây là việc thiết lập một hệ thống nái đẻ theo các nhóm riêng biệt. Thay vì heo nái liên tục ra vào khu vực chuồng đẻ ở dạng riêng lẻ, thì chúng sẽ được sắp xếp cùng nhau được chuyển vào khu vực chuồng đẻ cùng một thời điểm tại tất cả các ô chuồng trống, chúng sẽ đẻ trong vòng một hoặc hai ngày với nhau và cùng nhau được cai sữa; giúp cho công tác vệ sinh, sát trùng và có thời gian trống chuồng một cách tốt nhất trước khi nhóm tiếp theo được chuyển đến.
Mục tiêu:
Việc sử dụng thời gian hiệu quả hơn và cải thiện quản lý đàn nái có thể đạt được bằng cách phân chia đàn nái sinh sản của trại trở thành các nhóm riêng biệt. Mỗi nhóm đủ lớn để phù hợp với năng suất của chuồng đẻ, sau đó nhóm nái đẻ sẽ đẻ trong cùng một thời gian. Việc kết hợp hệ thống quản lý cùng vào-cùng ra với việc cho nái đẻ theo nhóm được chứng minh là có thể cải thiện tốc độ tăng trưởng, gia tăng thêm 100g/ngày (hoặc hơn thế nữa) trong vòng đời của heo thịt.
Tính phù hợp:
Điều cần thiết của việc quản lý nái đẻ theo nhóm không chỉ bởi vì cần tạo ra một nhóm heo đồng nhất sau cai sữa đến xuất thịt, mà điều quan trọng của kỹ thuật này là giúp cho nhà chăn nuôi tối đa hóa về công suất chuồng trại và năng suất đàn heo.
Trước đây, quản lý đẻ theo nhóm có lẽ phù hợp hơn với quy mô chăn nuôi gia đình – nhỏ hơn 300 nái hoặc ít hơn. Tuy nhiên ngày nay dưới áp lực của an toàn sinh học, sự cải thiện của tốc độ tăng trưởng, việc quản lý nái đẻ theo nhóm đã trở thành xu hướng mới cho các nhà chăn nuôi cần quan tâm đến.
Đây là một hình thức quản lý rất phù hợp để vận hành các hoạt động hợp tác giữa các nhà sản xuất/chủ trang trại. Ví dụ: có ba chủ trang trại có thể quyết định rằng một trong các trang trại của họ nên được chuyển đổi thành khu vực nuôi nái đẻ theo nhóm, một trang trại khác có thể trở thành khu vực nuôi heo con cai sữa và trại thứ ba sẽ đóng vai trò là đơn vị chăn nuôi giai đoạn xuất chuồng. Sự sắp xếp này tạo ra các lợi ích về sức khỏe và hiệu quả quản lý của tất cả trong việc điều hành cùng vào-cùng ra trên khu vực chăn nuôi.
Ở một ví dụ khác, bốn chủ trang trại, mỗi trại có 45 chuồng đẻ và sử dụng chu kỳ bốn tuần (tức là cai sữa ở ba tuần), có thể cung cấp một địa điểm nuôi thương phẩm chung với nguồn cung cấp heo cai sữa mỗi tháng theo chu kỳ từng tuần. Trên thực tế, bốn chủ trang trại này sẽ tạo ra sản lượng của một trại với công suất của 1.000 heo nái.
Việc cho nái đẻ theo nhóm/theo lô giúp trang trại giới hạn số lần di chuyển của đàn heo, điều này làm giảm những trở ngại về tăng trưởng liên quan đến stress và đánh nhau. Lý tưởng nhất là heo chỉ nên di chuyển tối đa hai lần: một lần từ chuồng đẻ sang khu cai sữa và một lần nữa là chuyển đến khu nuôi vỗ béo và xuất chuồng. Nếu bạn lo lắng rằng việc chuyển heo cai sữa sang khu nuôi thịt sẽ làm cho heo cai sữa bị lạnh thì có thể để trống một số ô chuồng và gia tăng mật độ ở những ô chuồng khác trong khoảng hai tuần hoặc lâu hơn. Khi điều kiện thời tiết cho phép, heo cai sữa có thể sử dụng khu nuôi thịt để nuôi dưỡng chúng (diện tích cho phép 0.66 m² trên 100kg thể trạng heo).
Đẻ theo nhóm cũng là cách tốt nhất để sản xuất heo cho các hệ thống nuôi nhiều heo cai sữa quy mô lớn, nơi một nhóm cai sữa đến xuất thịt cần đến đến vài trăm heo cùng độ tuổi có thể phát triển và xuất chuồng cùng nhau.
Tính thuận tiện của việc áp dụng đẻ theo nhóm:
1. Lý tưởng cho hệ thống quản lý đẻ theo nhóm được biết đến là việc giúp làm giảm ảnh hưởng của bệnh có tác động đến sản xuất và giúp gia tăng tốc độ tăng trưởng.
2. Quản lý nhân sự hiệu quả hơn cả về tính chất công việc cũng như năng suất tại trại từ khâu phối giống, sinh sản, cai sữa, nuôi heo thịt.
3. Do có cùng nhóm tuổi cho nên có thể tạo ra một điều kiện chuồng nuôi phù hợp với toàn bộ nhóm thú nuôi, mà không gây bất lợi nào cho nhóm heo già hơn hay nhỏ hơn.
4. Ở những trại không xây dựng mô hình đẻ theo nhóm, việc quản lý cùng lúc nhiều loại thức ăn khác nhau dựa theo các nhóm tuổi khác nhau trong cùng một dãy chuồng, có thể dẫn đến sự nhầm lẫn khẩu phần cũng như phân loại thức ăn dành cho heo. Việc quản lý đẻ theo nhóm giúp loại bỏ sự cần thiết phải có tất cả các khẩu phần ăn dành cho heo trong cùng một thời điểm.
5. Việc chu chuyển và thực hành quản lý đàn heo có thể được lập kế hoạch và dự đoán dễ dàng hơn.
6. Các chỉ tiêu phối giống được đáp ứng hiệu quả hơn. Ví dụ, nếu có 24 cũi đẻ cần được sử dụng mỗi tháng, trại có thể tin tưởng một cách hợp lý rằng sẽ phối đủ 28 trong tuần phối hàng tháng, với định mức loại thải/tử vong/không mang thai sẽ có 04 nái phối giống sẽ loại bỏ khỏi nhóm phối.
7. Có nhiều động lực hơn để đạt được các mục tiêu về phối giống bởi vì nếu việc phối giống không thành công dẫn đến các cũi đẻ bị bỏ trống. Những lời nhắc nhở hàng ngày về sự kém hiệu quả của công tác phối giống dễ bị che giấu hơn trong một hệ thống không có quản lý đẻ theo nhóm bởi những nái đẻ có trọng lượng ổ heo cai sữa nhẹ cân rất dễ bị nuôi nhốt thêm 01 hay 02 tuần trên cũi đẻ dẫn đến nhóm phối sẽ bị thiếu.
8. Trong hệ thống phối giống tập trung vào một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như một tuần mỗi tháng, việc thụ tinh nhân tạo (AI) là rất thích hợp. Thụ tinh nhân tạo không chỉ giúp cải thiện di truyền và bảo vệ sức khỏe đàn gia súc mà còn nhanh hơn so với giao phối tự nhiên. Việc gom nhiều nái lại thành nhóm để thụ tinh giúp giảm chi phí vận chuyển.
9. Có thể đưa ra thị trường những nhóm thương phẩm có quy mô lớn hơn và đồng đều hơn. Ở Mỹ, điều này đã cho phép các nhà sản xuất đảm bảo giá tốt hơn và giảm chi phí vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng.
10. Ngay cả khi sử dụng hệ thống quản lý cùng vào-cùng ra (AIAO), heo vẫn có thể được xuất bán một cách có chọn lọc trong vài tuần. Ví dụ, nếu một nhóm trong chuồng heo thịt có dự định sẽ xuất thịt trong vòng 08 tuần, thì trong đàn sẽ có nhóm những con to nhất – “nhóm đầu đàn” sẽ được xuất chuồng trong vòng 06 tuần, tiếp theo là những con “trung bình” sau đó một tuần, và tất cả những con khác sẽ được xuất ra thị trường vào tuần tới, đảm bảo được khả năng cung ứng cho thị trường cũng như thời gian vệ sinh chuồng trại trước khi nhập đợt heo mới.
11. Nuôi ghép đàn được thực hiện dễ dàng hơn, với nhiều nái mẹ dùng để nuôi ghép hơn, đặc biệt là khi cần sữa đầu.
12. Phối hợp công việc cho phép sử dụng tiết kiệm lao động hơn bình thường và quản lý thời gian tốt hơn.
13. Có thể dành nhiều thời gian hơn trong khu nuôi đẻ sẽ giúp phát hiện sớm hơn các vấn đề trên đàn nái như tình trạng nái bệnh, đẻ heo con hay bị tổn thương hoặc các vấn đề thường xảy ra trên nái đẻ.
14. Thời gian trống chuồng thường xuyên và có kế hoạch giúp cho việc sửa chữa, bảo trì được thực hiện tốt hơn.
15. Lợi ích về sức khỏe vật nuôi là một trong những điểm tích cực chính khi thay đổi mô hình quản lý đẻ liên tục sang phương pháp quản lý theo nhóm. Việc quản lý này đối với các nhóm heo cách nhau vài tuần cho phép việc quản lý được chặt chẽ hơn nhiều khi không ghép trộn các nhóm lứa tuổi khác nhau. Từ đó giúp giảm thiểu việc truyền lây mầm bệnh giữa các nhóm thú nuôi ở các ở các độ tuổi khác nhau. Tùy thuộc vào thiết kế của trang trại, kiểu quản lý này có thể giúp ngăn chặn một nhóm thú nuôi tiếp xúc với các “anh chị em” của nó trong lô trước và sau bất cứ lúc nào, do đó, sự lây lan mầm bệnh được giảm thiểu hơn nữa.
16. Lợi ích của an toàn sinh học: tập trung nhiệm vụ vào các tuần cụ thể có thể giúp chúng tôi cải thiện an toàn sinh học cho trang trại của mình. Ví dụ, thay vì chu chuyển heo con hàng tuần, chúng tôi sẽ chu chuyển hàng tháng, điều này làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh lý qua quá trình vận chuyển. Tất cả những điều này sẽ giúp chúng ta tập trung nhiều nỗ lực hơn để tránh sự xâm nhập của các tác nhân từ bên ngoài vào những thời điểm chính xác mà chúng ta có thể gặp rủi ro.
Những khó khăn tại những trại không áp dụng quản lý đẻ theo nhóm:
1. Hậu bị và những nái già có thể sẽ không lên giống đúng với nhu cầu mà trại đang cần vì thế có thể cần phải phối giống thêm nhiều nái khác để tránh tình trạng trống chuồng mang thai. Chính điều này dễ dẫn đến tình trạng (trong khoảng thời gian nào đó) số lượng nái mang thai vượt quá số lồng mang thai có sẵn.
2. Nếu trại không chọn lựa phương pháp thụ tinh nhân tạo, có thể nhu cầu đối với đực giống thay đổi nhiều.
3. Không thể giữ nái ở chuồng đẻ trễ hơn hoặc không thể giữ heo con ở chuồng đẻ lâu hơn bởi vì những ô chuồng này cần phải dùng cho nhóm đẻ kế tiếp.
4. Chênh lệch về ngày tuổi cũng như cân nặng của heo con cai sữa trong cùng nhóm sẽ nhiều hơn do thời gian đẻ của nái mẹ bị chênh lệch giữa nhóm đẻ sớm và đẻ muộn khá cao.
5. Khối lượng công việc đặc biệt nặng nề trong một tuần cho mỗi lứa, khi cai sữa phải làm vệ sinh, sát trùng, chu chuyển đàn, trang bị chuồng đẻ mới, phối giống và phát hiện động dục và phối giống của những nái cai sữa gần đây nhất.
Virbac Team
Sources:
- Quản lý đẻ theo nhóm li>
- Quản lý đẻ li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất