[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hội chứng “Hô hấp phức hợp ở heo” (PRDC) không chỉ làm gia tăng tỷ lệ bệnh, tỷ lệ chết mà còn tác động xấu đến năng suất tăng trưởng và chi phí thú y (bao gồm cả vaccine và kháng sinh) trong phòng và trị bệnh.
Hội thảo “Kiểm soát hiệu quả hô hấp phức hợp trên heo” do Công ty TNHH Virbac Việt Nam tổ chức đã cung cấp những kiến thức bổ ích về cách tiếp cận và điều trị hiệu quả PRDC.
Hội thảo diễn ra vào ngày 9/8/2024 tại Hà Nội, với sự tham gia của ban lãnh đạo Công ty Virbac; hơn 100 bác sỹ thú y, kỹ thuật của các công ty chăn nuôi lớn, chủ trang trại và các đại lý thuốc thú y đến từ khắp các tỉnh phía Bắc.
Khách mời tham dự hội thảo
Hội chứng hô hấp phức hợp trên heo là bệnh lý gây nên các triệu chứng chính trên đường hô hấp do nhiều nguyên nhân kết hợp, thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Hội chứng PRDC là một tổ hợp các loại bệnh đường hô hấp trên heo (như viêm phổi dính sườn, suyễn heo) nên việc xác định được heo đang mắc cụ thể bệnh nào trong hội chứng PRDC hay do yếu tố nào gây nên sẽ giảm thiểu đáng kể những thiệt hại trong chăn nuôi heo như: giảm tỷ lệ chết, tăng trọng ngày, giảm FCR, thời gian xuất chuồng, giảm chi phí thuốc, …
Hô hấp phức hợp – Hội chứng đa yếu tố
“Khi nói đến hô hấp phức hợp chúng ta thường chỉ quan tâm đến nguyên nhân gây bệnh duy nhất là vi sinh vật. Tuy nhiên, PRDC là hội chứng đa yếu tố, theo đó, 4 yếu tố quan trọng chúng ta cần phải quan tâm là: vi sinh vật, tiểu khí hậu, quản trị và miễn dịch. Trong đó, hoạt động quản trị là quan trọng nhất, chi phối toàn bộ 3 yếu tố còn lại nhưng lại bị xem nhẹ và ít được chú ý đến”, GS.TS Nguyễn Ngọc Hải, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh chia sẻ tại hội thảo.
GS.TS Nguyễn Ngọc Hải
Theo đó, với nhóm yếu tố vi sinh vật, căn cứ vào đặc điểm phát sinh bệnh có thể chia tác nhân vi sinh vật gây bệnh thành 2 nhóm:
- Virus: PRRSV, PCV2, cúm, giả dại. Trong đó, tai xanh và PCV2 được xem là một trong những virus nguy hiểm hàng đầu đối với hô hấp phức hợp, nó được xem là yếu tố mở đường cho những tác nhân gây bệnh khác.
- Vi khuẩn: Pestis suum, Mycoplasma hyopneumoniae, Streptococcus suis, Staphylococcus aureus, Pasteurella multocida, Hemophilus parasuis, Salmonella cholerasuis, Actinobacillus sius, Actinobacillus pleuropneumoniae
Về yếu tố tiểu khí hậu cần quan tâm đến các vấn đề như sự thông thoáng của chuồng trại, nhiệt độ, khí thải và độ ẩm. Yếu tố miễn dịch cần lưu ý đến sự suy giảm miễn dịch, vaccine, miễn dịch mẹ truyền.
“Về quản trị có quản trị nhân sự; stress; dịch tễ; đàn nái; miễn dịch sữa đầu; cùng vào-cùng ra; nhập, chuyển, ghép đàn; mật độ; dinh dưỡng, vitamin. Trong đó, khó nhất trong chăn nuôi heo là quản trị nhân sự. Người không có chuyên môn giỏi, không có tâm huyết, trách nhiệm cho dù có sử dụng vaccine, thức ăn tốt, chuồng trại thiết bị hiện đại cũng sẽ khó đạt hiệu quả cao. Vì vậy, việc cần làm trước mắt là thay đổi tư duy, nhận thức trong quản trị nhân sự”, GS.TS Nguyễn Ngọc Hải nhấn mạnh.
Quản trị dịch bệnh đa yếu tố
Chia sẻ tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Ngọc Hải cho biết, PRDC là hội chứng đa yếu tố, do đó khi tiếp cận, chúng ta cũng phải sử dụng phương pháp tiếp cận đa yếu tố. Nói đến hô hấp phức hợp là nói đến vi sinh vật hiện hữu, nó hiện hữu trong môi trường và đặc biệt là trong chính cơ thể của con vật. Nếu muốn biết nó có hiện hữu trong chính con vật không thì phải có công tác tầm soát, quản trị. Đặc biệt, mỗi giải pháp, mỗi tiến trình khi đưa vào xử lý tình huống trong trang trại cần thay đổi tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi trại. Nếu không đánh giá rõ ràng, không hình dung ra được mức độ nghiêm trọng liên quan đến nguyên nhân gây bệnh trong các trang trại khác nhau mà chỉ áp dụng duy nhất 1 giải pháp giống nhau cho tất cả trang trại thì khi đó áp dụng của chúng ta sẽ không thành công. Bệnh tiến triển nặng hay nhẹ phụ thuộc vào cách xử lý sớm hay muộn để ngăn chặn tình huống xấu nhất có thể xảy ra, nếu không có thay đổi về mặt quản trị sẽ thất bại. Việc chăm sóc cá thể cũng rất quan trọng, phân loại heo theo mức độ bệnh (A, B, C, D) và loại bệnh và áp dụng các biện pháp khác nhau cho mỗi nhóm.
Chương trình kiểm soát hội chứng hô hấp phức hợp về cơ bản phải bao gồm nhiều nhóm giải pháp kết hợp: kiểm soát sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh vào trong trại; kiểm soát sự tồn tại và lây nhiễm tác nhân gây bệnh trong trại bằng biện pháp quản lý cùng vào – cùng ra, cách ly – thích nghi đàn heo mới nhập về, loại thải nhanh chóng những heo bệnh, vệ sinh – tiêu độc nghiêm ngặt và thường xuyên, kiểm soát các yếu tố gây stress, tầm soát lưu nhiễm, bổ sung kháng sinh giai đoạn nguy cơ, thực hiện tốt và đầy đủ nhất có thể chương trình vaccine cho heo cai sữa và đàn sinh sản.
Muốn quản trị dịch bệnh hiệu quả cần phải tuân thủ theo 2 quy tắc. Thứ nhất là quy tắc 3 tốt gồm: Quản lý miễn dịch tốt, Quản lý dịch tễ tốt và Quản lý đàn tốt. Thứ hai là quy tắc 3 đúng gồm: Đúng tác nhân (đúng vaccine, đúng kháng sinh), Đúng thời điểm và Đúng quy trình. Muốn xử lý bệnh hô hấp về zero là câu chuyện bất khả thi trong chăn nuôi vì chỉ có thể giảm xuống mức tối thiểu. Trong quá trình điều trị, cần phải thống nhất được lưu ý này để có thể dễ dàng hơn trong việc quản trị, trong việc sử dụng một giải pháp nào đó.
Giải pháp đồng bộ cho bệnh hô hấp phức hợp
“Nếu không thể làm âm tính được thì mục tiêu đưa ra là làm sao để heo con nhiễm càng trễ càng tốt. Những heo con càng nhiễm sớm với PRRS, PCV2 thì thiệt hại liên quan đến hô hấp ở giai đoạn heo cai sữa, choai, thịt càng lớn. Để đạt được mục tiêu đấy, chúng ta sẽ phân ra các đối tượng khác nhau. Âm tính với tai xanh thì làm cái gì, quan trọng nhất cần xác định đàn của chúng ta thực sự âm tính hay không và việc này cần thực hiện bằng xét nghiệm. Không xét nghiệm không thể biết được nái có ổn định hay không, âm tính hay dương tính”, BSTY. Bùi Viết Hùng, Giám đốc Kỹ thuật và Khách hàng trọng yếu Công ty Virbac chia sẻ.
Ông Bùi Viết Hùng, Giám đốc Kỹ thuật và Khách hàng trọng yếu Công ty Virbac
Theo đó, mục tiêu kiểm soát được đặt ra như sau:
Đối với heo nái
- Âm tính với PRRS.
- Hàm lượng PCV2 huyết ở mức không gây bệnh.
- Miễn dịch ổn định với PRRS, PCV2.
- Miễn dịch ổn định với các tác nhân vi khuẩn gây PRDC.
- Đủ sữa cho con bú.
Đối với heo con theo mẹ
- Bú sữa đầu đầy đủ.
- Không bị nhiễm sớm PRRS.
- Hàm lượng PCV2 huyết ở mức không gây bệnh.
- Không bị nhiễm sớm Haemophilus parasuis.
- Không bị nhiễm sớm Streptococcus suis
Đối với heo con cai sữa
- Không bị nhiễm PRRS hoặc mức độ nhiễm thấp.
- Hàm lượng PCV2 huyết ở mức không gây bệnh.
- Không bị nhiễm Haemophilus parasuis.
- Không bị nhiễm Streptococcus suis.
- Được tiêm phòng đầy đủ
Đối với heo choai và heo thịt
- Không bị nhiễm PRRS hoặc mức độ nhiễm thấp.
- Hàm lượng PCV2 huyết ở mức không gây bệnh.
- Không bị nhiễm Mycoplasma hyopneumoniae.
- Không bị nhiễm Pasteurella multocida.
Khi gặp vấn đề liên quan đến hô hấp phức hợp cả trên heo choai và heo thịt, ngoài các biện pháp quản lý, chăm sóc, kiểm soát miễn dịch ổn định của đàn cũng phải kiểm soát bằng các loại kháng sinh. Khi bệnh xảy ra, kháng sinh là phương pháp giúp hạn chế tối đa tỷ lệ chết và việc lựa chọn kháng sinh cũng là một yếu tố quan trọng. Đối với tình trạng hô hấp phức hợp, Virbac khuyến cáo lựa chọn 1 số loại kháng sinh phù hợp.
- Citius® 5%: Chứa Ceftiofur vi phân tử kết hợp với tá dược đặc biệt; tác động cực nhanh, chỉ 15 phút sau khi tiêm; phổ kháng khuẩn rộng, điều trị hiệu quả hầu hết các bệnh hô hấp bao gồm suyễn, viêm phổi cấp, tụ huyết trùng, Glasser, liên cầu khuẩn; độ an toàn cao
- Tulissin 100: Phổ kháng khuẩn bao gồm hầu hết các vi khuẩn chính gây bệnh hô hấp.
“Đa số các trại khi bị hô hấp sẽ áp dụng phương pháp trộn kháng sinh. Đây là phương pháp nhanh nhất để điều trị cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, những con heo bệnh thường ăn kém, nên khi trộn kháng sinh vào thức ăn, những con con heo mang mầm bệnh trong người ăn được ít nhất và ăn không đủ lượng kháng sinh sinh ra đề kháng kháng sinh. Đồng thời, khi ngừng điều trị, heo bệnh vẫn còn mầm bệnh tiếp tục phát tán. Việc điều trị hô hấp ở trại nhiễm bị đi theo chu kỳ. Trộn kháng sinh thì heo khỏe, ngưng thì lại yếu, mà trộn liên tục thì chi phí điều trị không đáp ứng được. Do đó, trộn kháng sinh chỉ là bước duy trì điều trị, chăm sóc cá thể điều trị kháng sinh, vaccine đối với bệnh hô hấp mới là yếu tố quan trọng”, ông Bùi Viết Hùng nhấn mạnh.
Để phòng PRDC cho đàn heo, Virbac có vắc xin SUIGEN DONOBAN-10: Đây là vắc xin đa giá phòng 6 bệnh hô hấp phức hợp gồm: Viêm phổi địa phương; Viêm phổi dính sườn; Viêm phổi đa thanh dịch; Tụ huyết trùng; Liên cầu khuẩn; Viêm teo xoang mũi tryền nhiễm trên cả heo nái và heo con.
SUIGEN PCV2 là vắc xin phòng bệnh do virus Circo type 2 đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sử dụng kiểu gen PCV2d, chất bổ trợ thế hệ mới (nước/dầu/nước) giúp đáp ứng miễn dịch kéo dài đến 25 tuần tuổi, an toàn cho cả nái mang thai và heo con. Virus PCV2d ngày càng trở nên phổ biến, ngay cả khi hầu hết các trang trại đã tiêm vaccine PCV2a, tại Việt Nam tỷ lệ nhiễm PCV2d lên tới 88.4% theo nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học, vaccine dựa trên kiểu gen PCV2d thực sự là lựa chọn tối ưu trong phòng chống sự nguy hiểm và phổ biến của kiểu gen PCV2d trong trang trại hiện nay.
Việc chuẩn đoán lâm sàng đối với hô hấp phức hợp rất khó và cần phải kết hợp nhiều yếu tố để có thể chuẩn đoán chính xác. Việc điều trị PRDC chủ yếu nhằm giảm tỷ lệ chết, cần kết hợp điều trị cá thể, điều trị tổng đàn và duy trì ít nhất 2-6 tháng. Vì vậy, cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng bệnh để hạn chế tối đa những thiệt hại do PRDC gây ra.
PHƯƠNG NHUNG
- bệnh lý hô hấp phức hợp li>
- bệnh hô hấp phức hợp li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất