Quy trình ấp và nở - Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tỉ lệ nở - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Quy trình ấp và nở – Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tỉ lệ nở

    Ấp trứng nhân tạo là tạo ra một môi trường có nhiệt độ và ẩm độ gần giống với các điều kiện trong tự nhiên để áp dụng cho số lượng lớn trứng; và kết quả sẽ sản xuất hàng loạt gà con. Vì thế, ấp trứng nhân tạo đóng góp rất nhiều vào việc mở rộng nhanh chóng số lượng đàn trong ngành chăn nuôi gia cầm.

     

    Ấp trứng nhân tạo có cùng tốc độ phát triển với tiến bộ kỹ thuật. Các cải tiến di truyền đã đạt được trong 30 năm qua đã giúp giảm thời gian cần thiết để nuôi một con gà 2 kg bằng cách tăng trọng lượng cuối cùng của nó vượt quá mức 2 này. Tiến bộ này thấy rõ qua những thay đổi trong hình thái phôi gà, bao gồm cả sự xuất hiện đặc biệt của giống tỏa nhiệt mạnh.

     

    Trong khi đó, các thiết bị hỗ trợ đã có những cải tiến đầu tiên vào những năm 1960. Một số lò ấp truyền thống chỉ có thể tăng nhiệt độ đơn giản để phù hợp với điều kiện ấp, thì nay đã trở thành máy ấp hiện đại có thể điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ tương đối và độ thông thoáng theo các giai đoạn phát triển của phôi gà.

    Hình 1. Ấp trứng nhân tạo 

     

    Bài viết này sẽ đề cập đến một số thông số của quá trình ấp và nở. Tất cả các thông tin sau đây áp dụng cho gà con giống “Gallus”, có tổng thời gian ấp là 21 ngày và chia thành hai giai đoạn cùng với thời điểm chuyển trứng vào ngày ấp thứ 18 để chuyển từ máy ấp đến máy nở.

     

    THÔNG SỐ ẤP

     

    1. Thời gian ấp: Nhiệt độ ấp, độ tuổi và kích cỡ trứng

     

    Ba nhân tố chính ảnh hưởng đến thời gian ấp:

     

    • Nhiệt độ ấp: khi nhiệt độ ấp cao hơn thì thời gian ấp sẽ ngắn hơn. Nhiệt độ quá cao dẫn đến việc nở quá sớm và gà con có hình thể nhỏ; trong khi đó nhiệt độ quá thấp sẽ làm thời gian nở trễ hơn từ 2 đến 12 giờ (phụ thuộc vào nhiệt độ ấp) và gà con sẽ lớn hơn. Trong cả hai trường hợp, quá cao hay quá thấp đều dẫn đến việc tăng tỉ lệ chết phôi giai đoạn sớm.
    • Tuổi trứng: khi trứng bị lưu trữ quá 5 ngày thì cứ mỗi một ngày nhiều thêm này sẽ làm thời gian ấp kéo dài thêm một giờ.
    • Kích cỡ trứng: khi trứng có trọng lượng vượt quá 50g, thì với mỗi khoảng cách 2.5 đến 5g sẽ kéo dài thời gian ấp thêm nửa giờ.

     

    Nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến thời gian ấp như: loại gà (chuyên đẻ trứng hay chuyên thịt), độ tuổi của gà giống, số lượng và kiểu trứng trong máy ấp, loại máy ấp được sử dụng.

     

    Thực tế, có hai giai đoạn nhiệt khác nhau trong khi ấp trứng:

     

    • Giai đoạn đầu (cho đến khi ấp trứng được khoảng 8 ngày): khi phôi cần nhiệt để phát triển. Đây là giai đoạn thu nhiệt. Trong suốt giai đoạn đầu tiên này, khi cung cấp nhiệt không đủ, quá chậm tăng nhiệt độ hay bị gián đoạn bởi “khoảng ấm” có thể làm phôi chết sớm và gây sụt giảm kết quả cuối cùng của quá trình ấp trứng.
    • Giai đoạn thứ hai (từ khoảng ngày ấp thứ 8 trở đi): khi phôi tự sản xuất nhiệt và nhiệt từ máy ấp đã trở nên không còn cần thiết nữa. Đây là giai đoạn tỏa nhiệt. Bên cạnh đó, một số giống có khả năng tăng trưởng cao hơn sẽ giải phóng nhiệt nhiều hơn so với những giống khác và do đó, việc này nên được ghi nhận kỹ càng trong thời gian ấp.

     

    Thông thường, nhiệt độ ấp được điều chỉnh tùy thuộc vào điều kiện thật tế của mỗi trại giống. Tùy vào thời gian mong muốn trứng nở ra gà con, thời gian ấp trứng có thể được điều chỉnh dựa vào tuổi và kích thước của trứng.

     

    Ví dụ: nếu trứng 50g (gà mái non) sau thời gian lưu trữ 3 ngày, chỉ cần 21 ngày (504 giờ) để nở thành gà con, trong khi trứng 60g (gà mái già) sau thời gian lưu trữ 8 ngày, sẽ cần thêm 5 giờ ấp:

     

    • Điều chỉnh kích cỡ: 10g, nghĩa là 4 x 30 phút = 2 giờ
    • Điều chỉnh độ tuổi: 3 ngày (sau thời gian bảo quản tối đa 5 ngày), nghĩa là 3 x 1 giờ = 3 giờ

     

    2. Ẩm độ (Độ ẩm Không khí Tương đối) – Hao hụt Trọng lượng

    Hình 2. Hình thái phôi 

     

    Đây là một trong các thông số quan trọng nhất của quá trình ấp. Hơi nước thoát ra qua các lỗ li ti trên vỏ, và lượng hơi nước thoát ra nhiều hay ít là tùy thuộc vào số lượng và kích thước của các lỗ này và độ ẩm tương đối của môi trường xung quanh. Trứng sẽ mất một lượng nước khoảng 12% đến 14% trọng lượng của nó trong quá trình ấp thông thường. Điều này có thể dễ dàng thấy được bởi việc mở rộng liên tục của túi khí.

     

    Lưu ý: đối với trọng lượng bị thất thoát này xảy ra trong quá trình ấp, cũng cần phải chú ý thêm đến trọng lượng thất thoát trong máy nở và trong khi trứng đang chờ để vận chuyển. Theo ước tính trọng lượng của gà con khoảng 68% (62-76%) trứng. Do đó, một quả trứng 60g sẽ có một gà con có trọng lượng trung bình 41g: 8g sẽ mất trong quá trình ấp (ẩm độ) và 11g trong khi nở (độ ẩm, vỏ trứng và màng vỏ).

     

    Độ ẩm tương đối trong thời gian ấp trứng thay đổi tùy thuộc nhiều nhân tố như: giống, tuổi của trứng, độ tuổi đàn gà giống và trọng lượng của trứng, quá trình rửa trước khi ấp và loại máy sử dụng.

     

    Tuy nhiên, một điều quan trọng cần lưu ý đến chính là độ ẩm quá mức sẽ gây khó khăn cho gà con kêu lên vì túi khí không đủ phát triển và do đó gia tăng tỉ lệ gà con đã kêu nhưng không mổ vỏ chui ra được. Khi khả năng tái hấp thu chất lỏng yếu, gà con sẽ có hình thể lớn hơn, thậm chí sưng lên, và yếu hơn. Cuối cùng, nguy cơ viêm rốn sẽ gia tăng.

     

    Ngoài ra, không đủ độ ẩm sẽ gây ra mất nước, dẫn đến gà con có hình thể nhỏ hơn với lông tơ thưa thớt. Lúc này, cũng sẽ thấy màng vỏ dính chặt vào phôi và việc nở gặp khó khăn.

     

    3. Độ thông thoáng

     

    Như bất kì vật thể có sự sống, trứng cũng cần thở và sử dụng khí O2 (7g trong 21 ngày) và thải ra khí CO­2 (9g). Do đó, không khí trong lành trong máy ấp sẽ cung cấp cho trứng khí O2 và độ ẩm cần thiết, và lấy đi khí CO2 và lượng nhiệt dư thừa. Độ thông thoáng là nhân tố quan trọng nhất ở giai đoạn cuối này.

     

    Chính vì những trao đổi khí này mà thời gian bảo quản trứng và độ tuổi của gà mái giống ảnh hưởng đến thời gian ấp. Thật vậy, tại thời điểm đẻ trứng, trứng là môi trường a-xít vì nó đã thu nhận khí CO2 trong khi di chuyển trong đường sinh sản. Sau đó, khí O2 xuất hiện trong không khí và nó sẽ dần dần lấy khí CO2 đi và làm tăng độ pH bên trong trứng. Nhờ thế, sẽ làm giảm sự hình thành chất lỏng dinh dưỡng của phôi và làm chậm phát triển phôi thai.

     

    Trong máy ấp, điều kiện bình thường là 21% khí O2 và gần 0.4% khí CO­2 (0.2% trong giai đoạn đầu tiên và 0.5% tại thời điểm chuyển trứng).

     

    4. Vị trí Trứng và Quy trình Xoay trứng

     

    Mỗi trứng ấp nên được xoay trứng với đầu nhỏ đưa xuống dưới để đưa vị trí phôi sang một định hướng đúng. Bên trong máy ấp, các trứng này nên được duy trì ở góc 45o. Tất cả trứng nên được xoay thường xuyên, hai giờ một lần hay thậm chí mỗi giờ. Thực hiện việc này sẽ giúp phôi không bám vào vỏ và giảm thiểu tình trạng phôi có vị trí bất thường. Ngoài ra, quy trình xoay trứng cũng giúp nhiệt độ được phân bố đồng đều giữa các trứng.

     

    Xoay trứng đặc biệt quan trọng trong 8 ngày ấp đầu tiên, và mỗi sai sót trong chương trình cài đặt trong máy có thể làm 70% phôi chết. Sau 15 ngày ấp đầu tiên, xoay trứng sẽ không còn bắt buộc nữa.

     

    VẬN CHUYỂN VÀ NỞ

     

    Trong ngày ấp 18, trứng sẽ được chuyển sang các giỏ trên xe đẩy để chuyển sang giai đoạn nở và đặt trong một phòng mới và máy mới: máy nở. Quá trình nở xảy ra trong vòng 3 ngày kể từ khi quá trình chuyển này hoàn tất.

     

    Một nguyên tắc cơ bản là mở cửa máy nở khi có 5-10% gà con vẫn còn ướt phía sau cổ của chúng. Gà con được tập trung trong một phòng có nhiệt độ là 24oC hoặc cao hơn và đảm bảo ẩm độ tương đối là 50%. Sự mất nước nên được ngăn chặn.

     

    1. Vận chuyển vào Rổ Nở

     

    Không giống như các khay trong máy ấp, các rổ nở không được trang bị các lỗ có sẵn để đựng trứng: các trứng được đặt trên một mặt phẳng hoàn toàn để gà con dễ dàng di chuyển khi mổ vỏ chui ra. Đặc biệt, các khay phải hoàn toàn khô ráo để giúp trứng không bị lạnh khi nước bốc hơi trong khi nở.

     

    Trong một số trường hợp, có thể trải thêm một tờ giấy vào phía dưới của các khay nở (trừ khi điều này gây cản trở lưu thông không khí) để giúp khay dễ dàng rửa hơn và cải thiện sự thoải mái cho gà con (giảm số lượng gà con bị ngã khi khay trơn).

     

    Quá trình vận chuyển này nên thực hiện càng nhanh càng tốt (2 đến 4 giờ) trong phòng được kiểm soát nhiệt độ để ngăn trứng không bị lạnh đi và không làm kéo dài quá trình nở. Hơn nữa, các giỏ nên được vận chuyển cẩn thận vì vỏ trứng (chất can-xi có thể bị gà con nuốt vào) và phôi rất mong manh. Lắc trứng trong giai đoạn này có thể gây vỡ hoặc xuất huyết.

     

    2. Soi trứng

     

    Soi được thực hiện trước khi chuyển trứng vào khay nở và được dùng cho các mục tiêu kinh tế khác nhau:

     

    • Kiểm tra tình trạng thụ tinh và ước tính số lượng gà con thu được,
    • Tối ưu hóa hoạt động của máy và sức lao động vào ngày nở,
    • Tăng cường khả năng hoạt động chính xác của máy và có được gà con chất lượng tốt,
    • Bước đầu tiên của tiêm trong trứng “in-ovo” bằng cách loại bỏ những trứng trong.

     

    Thử nghiệm soi trứng này cũng là một chỉ tiêu vệ sinh vì nó cho phép tiêu huỷ các trứng trong (không được thụ tinh, trứng thối và chết). Đây chính là nguồn gốc làm lây lan mầm bệnh sang các trứng khác.

     

    Nếu tỷ lệ phần trăm trứng trong thấp (cao nhất là 5%, kiểm tra bằng cách soi một phần), quá trình soi này có thể dừng lại, nhờ thế sẽ tiết kiệm được sức lao động và những trứng còn lại sẽ được chuyển nhanh chóng vào máy nở mà không cần làm thêm điều gì. Tuy nhiên, một xu hướng hiện nay là soi toàn bộ trứng được thực hiện tự động khi quá trình chuyển trứng xảy ra.

     

    Số lượng trứng mỗi khay có thể nhiều hay ít mà không nhất thiết phải làm đầy tất cả các khay. Tốt nhất chỉ nên làm đầy 90% trứng mỗi khay.

     

    Lưu ý: Trong một số trường hợp, thực hiện soi sớm (từ 7 đến 12 ngày ấp) cũng được khuyến nghị để xác định khả năng sinh sản của đàn giống và khắc phục nhanh chóng khi có bất kỳ trường hợp trục trặc nào đó xảy ra khi thụ tinh.

     

    3. Nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng

     

    Ba nhân tố rất quan trọng trong giai đoạn này.

     

    – Nhiệt độ: hơi thấp hơn so với trong máy ấp. Hãy cẩn thận hệ thống làm mát của máy. Hệ thống này không phải luôn luôn chạy tốt và có thể gây ra nguy cơ quá nóng. Nhiệt độ lý tưởng là 37.1oC.

     

    – Ẩm độ: ẩm độ cần thiết cho quá trình nở do máy nở cung cấp, không phải từ bản thân gà con. Có một quan niệm cho rằng: chỉ cần để mọi chuyện cho trứng tự lo liệu thì sẽ có được kết quả tốt; tuy nhiên, nếu gà con tự sản xuất hơi nước tạo độ ẩm thì chúng sẽ có nguy cơ bị yếu; do đó, kết quả sẽ làm giảm tỉ lệ nở và tỉ lệ sống sót. Độ ẩm rất quan trọng ở giai đoạn đầu của quá trình nở để bảo đảm độ mềm mại thích hợp của màng vỏ. Vào giai đoạn cuối, độ ẩm giảm để lông gà con được khô.

     

    – Độ thông thoáng: cung cấp đầy đủ không khí trong lành để ngăn việc thiếu khí O2 và làm gà nghẹt thở. Sự thông thoáng nên ở mức tối thiểu vào giai đoạn đầu của quá trình ấp nhằm giúp quá trình hô hấp phổi đầu tiên (được kích hoạt bằng hàm lượng cao khí CO2), và sau đó mức độ thông thoáng phải tăng lên cho đến khi đạt mức tối đa vào giai đoạn cuối của quá trình nở.

     

    4. Khoảng nở: Ảnh hưởng đến chất lượng gà con

     

    Khoảng nở là khoảng thời gian mà gà con sẽ mổ vỏ chui ra ngoài. Theo lý thuyết, khoảng nở kéo dài 24 giờ, có nghĩa là sẽ nghe được tiếng kêu của gà con nằm trong trứng trước thời điểm mở cửa máy nở là 24 giờ.

     

    Trong thực tế, khoảng nở thường kéo dài hơn và nhiều gà con có thể nở trước ngày dự kiến. Trong một số trường hợp, trứng đã kêu ngay tại thời điểm chuyển từ máy ấp sang máy nở, làm cho cửa của máy nở mở nhiều hơn 72 giờ. Vì thế, trong trường hợp này, các thông số ấp cũng như các thông số sấy sơ bộ và bảo quản trứng nên được xem xét lại. Nhiệt độ (có thể lượng nhiệt phân phối khác nhau giữa các trứng) cũng nên được điều chỉnh lại hoàn toàn.

     

    Về cơ bản, tùy thuộc vào khoảng nở, có hai hậu quả khác nhau về chất lượng gà:

     

    • Nở quá sớm: gà con sẽ mất nước và mệt mỏi khi ở trong máy nở.
    • Nở quá muộn: gà con sẽ yếu và ướt cùng với nguy cơ viêm rốn thường xuyên.

     

    Và cuối cùng sẽ làm lô ấp có chất lượng kém và không đồng nhất cùng với sự gia tăng tỷ lệ tử vong lúc mới nở.

     

    KẾT LUẬN

     

    Các thông số chính quyết định sự thành công của quy trình ấp phải được theo dõi liên tục và điều chỉnh trong những trường hợp bất thường. Tuy nhiên, các số liệu được đề cập ở đây chỉ mang tính tham khảo và được sử dụng như một hướng dẫn.

     

    Nếu cần thêm thông tin về các bước ấp trứng và nở thành gà con, các nhà cung cấp thiết bị sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các thiết lập phù hợp với nhu cầu của trại.

     

    Tóm lại, trong trại giống, thiệt hại chủ yếu là do trứng trong hoặc trứng không thụ tinh, tỉ lệ chết phôi, tỉ lệ tử vong khi gà con kêu ngắn ngay sau khi nở, quá trình phân loại trứng sau khi nở và sự “xuống cấp” của gà con chất lượng kém.

     

    Nguồn tin: CEVA. VN

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.