[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Virus bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASFV) có thể tồn tại trong chuồng trại bị vấy nhiễm ít nhất 1 tháng. Ngoài ra, ASFV cũng có thể tồn tại ở máu trong thanh gỗ với thời gian 70 ngày. Do đó, khi chuồng trại bị vấy nhiễm ASFV rất khó để tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh. Nếu người chăn nuôi thực hiện vệ sinh, sát trùng không đúng kỹ thuật, mầm bệnh có thể tồn tại và lây bệnh cho lứa sau. Vì vậy, cần tăng cường vệ sinh, tiêu độc sát trùng toàn bộ trang thiết bị, dụng cụ, chuồng trại và xung quanh chuồng nuôi liên tục trong vòng 1 tháng sau khi tiêu hủy toàn đàn heo nhằm ngăn chặn ASF tái bùng phát.
Vệ sinh sát trùng bên trong chuồng trại
- Tiến hành quét dọn, thu gom toàn bộ rác, chất thải chăn nuôi, phân, chất độn chuồng và tiêu hủy bằng cách đốt cháy hoàn toàn.
- Tất cả thức ăn, thực phẩm và sản phẩm động vật ở trong trại xảy ra dịch bệnh cũng phải được tiêu hủy bằng cách đốt.
- Tiến hành vệ sinh cơ học toàn bộ chuồng nuôi và khuôn viên trại. Phun sát trùng định kỳ 1 lần/ngày toàn bộ chuồng nuôi, khuôn viên trại, khu vực nhà ở cho công nhân,… bằng thuốc sát trùng Omnicide/ Advance APA Clean/ Adekol Des F với tỷ lệ 1/100 hoặc VirusnipTM với tỷ lệ 1/200 hoặc Virkon®S với tỷ lệ 1/500 liên tục trong 1 tuần đầu tiên, 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo.
- Rải vôi bột hoặc phun dung dịch vôi 1% lên toàn bộ bề mặt chuồng trại như nền chuồng, lối đi, hành lang, cổng trại, đường vào trại,… đảm bảo bề mặt phải được phủ trắng vôi.
- Đối với nền tường, rãnh thoát nước thải, máng ăn,…
– Tiến hành vệ sinh, khử trùng bằng cách sử dụng xút với tỷ lệ 1:50. Tưới 1 lít dung dịch xút cho 1,5m2 diện tích bề mặt chuồng nuôi, đợi trong thời gian 60 phút để cho phân và bụi bẩn bong tróc ra. Sau đó, rửa sạch lại bằng nước với vòi phun áp lực cao và chờ cho chuồng khô. Lặp lại bước này ít nhất 2 lần.
Hình 1: Phun thuốc sát trùng xung quanh chuồng trại
– Đối với khu vực bên trong chuồng nuôi, tiến hành phun thuốc sát trùng Omnicide/ Advance APA Clean/ Adekol Des F với tỷ lệ 1/100 hoặc VirusnipTM với tỷ lệ 1/200 hoặc Virkon®S với tỷ lệ 1/500, phun lần lượt từ cuối chuồng đến đầu chuồng, bạt trần, hai bên bạt hông và phun lên nền chuồng, 1 lít dung dịch sát trùng phun cho 4m2.
– Thực hiện quét nền chuồng với tỷ lệ 1:30 và quét tường xung quanh chuồng trại, lối đi với tỷ lệ 1:20.
Hình 2: Phun dung dịch vòi 1% trước cổng trại
Vệ sinh sát trùng dụng cụ chăn nuôi, đồng phục,…
- Tất cả các dụng cụ chăn nuôi phải được vệ sinh sát trùng kỹ để hạn chế tối đa dịch bệnh tái bùng phát cho lứa sau.
- Đối với dụng cụ chăn nuôi, quần áo bảo hộ sử dụng một lần nên tiêu hủy bằng cách đốt.
- Đối với một số dụng cụ chăn nuôi như ủng, lồng úm, cào sủi phân, máng ăn, máng uống, máng phụ,… phải ngâm trong dung dịch xút 1% ít nhất 12 giờ, sau đó cọ rửa lại bằng nước sạch và phun thuốc sát trùng. Lặp lại ít nhất 2 lần.
Hình 3: Rải vôi lối đi khu vực bên trong và bên ngoài trại
- Các dụng cụ bằng gỗ trong trại, thanh chắn bằng gỗ, giàn mát,… phải được tiêu hủy bằng cách đốt.
- Đối với hệ thống núm uống và ống dẫn nước:
– Tháo dỡ toàn bộ hệ thống núm uống và ống dẫn nước, ngâm trong dung dịch xút 1% ít nhất 12 giờ.
– Sau đó, làm sạch ống dẫn nước bằng cách xả hết nước trong đường ống nước uống, pha thuốc sát trùng để ngâm đường ống ít nhất 24 giờ, sau đó xả rửa lại bằng nước sạch.
- Đối với quần áo: Cần tiến hành ngâm trong dung dịch thuốc sát trùng Omnicide/ Advance APA Clean/ Aldekol Des F với liều 1/100 hoặc VirusnipTM với liều 1/200 hoặc Virkon®S với liều 1/500, ngâm ít nhất 12 giờ. Sau đó giặt lại bằng xà phòng và xả lại bằng nước sạch.
- Đối với các thiết bị như máy móc, nhà chứa thức ăn chăn nuôi, nhà để thuốc, nhà ở của công nhân,… phải được tiến hành vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Các thiết bị dụng cụ bằng điện có thể xông khói bằng formol và thuốc tím với liều 60g thuốc tím + 120ml formol (40%) dùng cho 2,8m³.
Hình 4: Thu gom phân và đệm lót sinh học
Vệ sinh sát trùng phương tiện vận chuyển
– Toàn bộ vật dụng trong thùng xe và buồng lái phải tiêu hủy bằng cách đốt hoặc phải được vệ sinh, tiêu độc sát trùng.
– Tiến hành vệ sinh tất cả bề mặt của xe như thùng xe, bánh xe, gầm xe, hai bên hông xe,… bằng xà phòng.
– Sau đó, sử dụng vòi phun có áp lực cao phun sạch các bề mặt và chờ khô. Thực hiện quy trình lặp lại ít nhất 2 lần.
– Sau khi phương tiện đã được vệ sinh sạch sẽ và để khô, sử dụng thuốc sát trùng Omnicide/ Advance APA Clean/ Adekol Des F với tỷ lệ 1/100 hoặc VirusnipTM với tỷ lệ 1/200 hoặc Virkon®S với tỷ lệ 1/500 phun ướt toàn bộ bề mặt phương tiện.
– Để phương tiện nghỉ ít nhất 30 phút, sau đó sử dụng dung dịch vôi 1% phun lên toàn bộ bề mặt xe.
Vệ sinh sát trùng xung quanh trại
- Toàn bộ cây, cỏ trong trại và khu vực xung quanh trại phải được chặt bỏ và đốt cháy hoàn toàn.
- Tiến hành rải vôi bột hoặc sử dụng dung dịch vôi 1% phun toàn bộ khu vực xung quanh chuồng nuôi và bên ngoài trại.
- Đối với ao hồ, cống rãnh:
– Cần tiến hành nạo vét, khơi thông cống rãnh. Sử dụng vôi bột rải lên toàn bộ bề mặt cống rãnh.
– Nước trong ao hồ phải được xử lý bằng vôi với liều 1%. Tuy nhiên, để đảm bảo được hiệu quả người chăn nuôi cần phải xác định thể tích nước trong hồ để tính toán đúng liều lượng cần sử dụng.
- Đối với hệ thống biogas cần thường xuyên theo dõi hoạt động và nhiệt độ của hầm biogas đảm bảo luôn hoạt động tốt với nhiệt độ bên trong hầm biogas ở giai đoạn sinh khí methane là 55ºC. Do đó, ở nhiệt độ này có thể tiêu diệt được nhiều mầm bệnh có trong phân đặc biệt virus Dịch tả heo châu Phi (ASFV) có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 50ºC trong vòng 3 giờ.
Hình 5: Vệ sinh chuồng trại bằng dung dịch vôi 1%
Tiêu diệt động vật mang trùng như ruồi, muỗi, chuột và các loại côn trùng khác
Tiêu diệt ruồi, muỗi và các loại côn trùng khác
– Có thể diệt ruồi muỗi bằng cách sử dụng Cyperkiller 25 WP với liều 30g/ gói pha 10 lít nước phun trực tiếp lên 120m² bề mặt chuồng trại.
– Hoặc pha 20g QuickBayt® với 20ml nước ấm để 15-30 phút, khuấy đều và quét lên những nơi ruồi hay bám đậu.
– Hoặc pha Solffac® WP 10 với liều pha 20g trong 10 lít nước, sau đó phun với liều 50ml/1m².
Tiêu diệt chuột
- Đặt bẫy chứa Racumin® TP 0,75 với liều 1 phần thuốc và 19 phần thức ăn của chuột (tấm, cám,…) để tạo bả mồi. Đặt liều 100-200g/điểm, đặt 2 điểm/50m². Nếu khu vực có nhiều chuột thì đặt 30-50g/điểm, đặt 3m/điểm.
- Sau khi diệt ruồi muỗi, đặt bả chuột cần kiểm tra, vệ sinh toàn bộ khu vực diệt ruồi, muỗi, chuột,…
Ảnh 6: Làm lưới quây xung quanh kiểm soát ruồi, muỗi và các loại côn trùng khác
Tiến hành tái đàn sau khi vệ sinh tiêu độc
– Sau 15 ngày khi đã vệ sinh, tiêu độc chuồng trại xong, tiến hành vệ sinh tiêu độc lần 2. Sử dụng thuốc sát trùng Omnicide/ Advance APA Clean/ Adekol Des F với tỷ lệ 1/100 hoặc VirusnipTM với tỷ lệ 1/200 hoặc Virkon®S với tỷ lệ 1/500 phun toàn bộ khu vực chuồng nuôi và khuôn viên trại.
– Trong thời gian này, người chăn nuôi nên đóng kín cửa chuồng. Đối với những trại chăn nuôi theo mô hình chuồng hở, khuyến khích người chăn nuôi nên chuyển đổi sang mô hình chuồng kín nhằm giúp hạn chế tối đa mầm bệnh lây lan từ bên ngoài vào trại.
– Tái đàn sau 30 ngày tiêu hủy heo hoặc các sản phẩm heo bị nhiễm bệnh và đã thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
– Thực hiện phun thuốc sát trùng toàn bộ hệ thống chuồng trại và khuôn viên trại trước khi nhập heo về 30 ngày.
– Cơ sở từng bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số heo có thể nuôi tại cơ sở.
– Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện việc lấy mẫu chứa EDTA để xét nghiệm sự hiện diện của virus Dịch tả heo châu Phi, nếu xét nghiệm có kết quả âm tính với ASFV mới được tái đàn 100% tổng đàn.
– Trước khi thả heo 1 ngày để tái đàn 100% cần tiến hành phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng trại và khuôn viên trại.
Hình 7: Phun dung dịch vôi tỷ lệ 1% toàn bộ lối đi bên trong và bên ngoài trại
Lưu ý: Trong thời gian này, tuyệt đối người và phương tiện vận chuyển không được ra vào khu vực vệ sinh sát trùng.
Trên đây là toàn bộ quy trình xử lý chuồng trại khi bị nhiễm virus Dịch tả heo châu Phi. Để hạn chế mầm bệnh tái bùng phát cho lứa sau, việc thực hiện tốt an toàn sinh học, xử lý chuồng trại đúng kỹ thuật trong chăn nuôi sau khi xảy ra dịch bệnh là rất cần thiết và quan trọng để tái đàn.
Bác sĩ Thú y Natipong Lampa
Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam
- xử lí chuồng trại li>
- dịch tả heo châu Phi li>
- ổ dịch tả heo châu Phi li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
Tin mới nhất
T5,02/01/2025
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
- Lâm Đồng: 100% cơ sở trang trại chăn nuôi quy mô lớn an toàn sinh học
- Một số kết quả chính của ngành chăn nuôi năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 31/12/2024
- SHG: Khánh thành trại chăn nuôi lợn công nghệ an toàn sinh học 183 tỷ đồng
- Trung Quốc chiếm 46% trong tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng mạnh
- Những tiến bộ gần đây trong đánh giá năng lượng ở lợn
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Nhìn chung tôi thấy tất cả các bước khử trùng chuồng trại như trên rất ổn và có thể phòng tránh được dịch tả lợn châu phi và các loại dịch khác. Tuy nhiên điểm hạn chế lớn nhất là trong tất cả quá trình trên đều phải dùng hóa chất độc hại cho con người và vật nuôi. Với hơn 20 năm phát triển công nghệ sát trùng 100% thiên nhiên, dung dịch sát khuẩn Sanodyna sẽ thay thế hoàn toàn các loại hóa chất nói trên và mang lại hiệu quả bất ngờ, đặc biệt thân thiện với môi trường và an toàn với chăn nuôi.
Qúy nhà nông có thể tham khảo tại
Fanpage: https://www.facebook.com/Sanodyna-Vietnam-2022656007813172/
Hotline tư vấn: 0986168133
Mình cần mua dung dich formol