[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng ngày 8/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P (R.E.P Biotech) phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Tembusu-Thách thức và Giải pháp”
Hội thảo khoa học Tembusu – Thách thức và Giải pháp tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 08/9/2023
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh virus Tembusu (TMUV) đã được phát hiện trên các mẫu bệnh phẩm vịt nuôi tại nước ta. Đây là tác nhân gây hội chứng lật ngửa, giảm đẻ hay còn gọi là bệnh Tembusu. Loại virus này lưu hành tại Việt Nam từ năm 2019 và hiện là đối tượng mới trong nghiên cứu.
Hội thảo có sự tham dự của Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi Phạm Kim Đăng, Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi Nguyễn Hữu Tỉnh, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam Nguyễn Xuân Dương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P Ngô Quốc Cường, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam Lê Trọng Đảm và đông đảo chuyên gia kỹ thuật đến từ các doanh nghiệp, trang trại.
Phương pháp HI là chìa khóa phát hiện sớm virus Tembusu
Theo các chuyên gia, hiện nay chưa có quy trình và vaccine chính ngạch cho bệnh Tembusu, chính bởi vậy bệnh có xu hướng diễn biến phức tạp. Bệnh do Tembusu virus gây ảnh hưởng to lớn tới nền công nghiệp chăn nuôi vịt, đặc biệt ở các nước nuôi vịt nhiều như Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.
Trước thách thức cần phải có biện pháp phát hiện sớm vịt nhiễm virus Tembusu, R.E.P Biotech đã dày công nghiên cứu và trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam thành công trong ứng dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để giám sát sự lưu hành virus Tembusu trên vịt.
Virus Tembusu là tác nhân gây hội chứng lật ngửa, giảm đẻ ở vịt
Theo nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm R.E.P Labs, phương pháp HI cho phép tầm soát rộng sự lưu hành của virus Tembusu trong những đàn vịt chưa tiêm phòng cũng như chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh, hoặc đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn vật nuôi sau tiêm phòng vaccine.
Thông qua phân tích mẫu huyết thanh, phương pháp HI có thể giúp người chăn nuôi vịt, đặc biệt đối với vịt đẻ trứng có những giáp pháp thích hợp nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Hơn nữa, phản ứng có thể định lượng hàm lượng kháng thể sau khi tiêm vaccine phòng bệnh. Phản ứng HI được thực hiện dựa vào đặc tính của một số virus có khả năng gây ngưng kết tế bào hồng cầu. Trong phản ứng này, các kháng thể có trong mẫu bệnh phẩm của gia cầm, thủy cầm sẽ kết hợp với virus chuẩn, làm cho virus không thể kết nối các hồng cầu với nhau tạo thành mạng lưới liên kết. Kết quả là các hồng cầu này sẽ lắng tụ lại thành một điểm.
Phản ứng HI trong phát hiện Tembusu được thực hiện thông qua 5 bước, được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong đánh giá miễn dịch chống lại các virus gây ngưng kết hồng cầu. Theo tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam, phản ứng HI đã được chỉ định để chẩn đoán các bệnh do virus có khả năng gây ngưng kết hồng cầu thường gặp trên gia cầm, thủy cầm như: Newcastle, cúm gia cầm, hội chứng giảm đẻ (EDS) trên gà.
Phát biểu tại hội thảo, ông Ngô Quốc Cường, Tổng Giám đốc R.E.P Biotech cho biết, Tembusu được biết đến là một bệnh diễn biến rất phức tạp gây ra những hậu quả nặng nề cho nền chăn nuôi nói chung là đặc biệt là chăn nuôi vịt nói riêng.
“Hội thảo Tembusu – Thách thức và Giải pháp được tổ chức với mục tiêu đưa ra những giải pháp mới nhất, khoa học nhất thông qua việc đánh giá kháng thể Tembusu đã được nghiên cứu và áp dụng vào thực tế, sau một thời gian dài nghiên cứu bởi Nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu-Phân tích-Xét nghiệm-Tầm soát R.E.P”, ông Ngô Quốc Cường chia sẻ.
Ông Ngô Quốc Cường, Tổng Giám đốc R.E.P Biotech
Theo ông Lê Trọng Đảm, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, ngành chăn nuôi Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, cả về số lượng, sản lượng và năng suất. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và kết quả đã đạt được, ngành chăn nuôi cũng đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, áp lực, trong đó thách thức lớn nhất là dịch bệnh ngày một phức tạp.
Một trong những giải pháp trọng tâm được lãnh đạo Bộ NN&PTNT và ngành chăn nuôi xác định để thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững, đó là ứng dụng khoa học công nghệ, chăn nuôi an toàn sinh học, giảm giá thành sản xuất, tăng tính cạnh tranh.
Chính bởi yêu cầu từ thực tiễn đó, R.E.P Biotech và Báo Nông nghiệp Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Tembusu – Thách thức và Giải pháp”.
Hội thảo nhằm công bố phương pháp mới phát hiện sớm và chính xác virus Tembusu. Từ đó, giúp người chăn nuôi vịt chủ động được các biện pháp an toàn sinh học bảo vệ đàn vật nuôi và hạn chế tối đa thiệt hại trong quá trình sản xuất do loại dịch bệnh nguy hiểm này mang lại.
Khẳng định trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp Việt
Cũng tại hội thảo, ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho rằng, việc doanh nghiệp như R.E.P Biotech nghiên cứu phát triển công nghệ ứng dụng trong chăn nuôi, thú y không chỉ khẳng định trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp Việt mà còn là tiền đề cho việc chủ động sản xuất, chủ động kiểm soát an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi tại nước ta.
“Sáng kiến tổ chức hội thảo khoa học về thách thức và giải pháp của Tembusu là rất cần thiết. Vì bệnh khá mới, trên đối tượng thủy cầm là một trong những đối tượng quan trọng của ngành, gây ảnh hưởng to lớn tới nền công nghiệp chăn nuôi vịt”, ông Đăng nhấn mạnh.
Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT)
Làm rõ hơn về dịch bệnh Tembusu, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, ở Việt Nam, bệnh do virus Tembusu mới du nhập trong 5 năm trở lại đây. Sau công bố đầu tiên vào năm 2019, Tembusu gây bệnh ở vịt đã được xác định ở nhiều tỉnh thành phố trong cả nước. Dựa vào triệu chứng, bệnh do tembusu virus trên vịt thường được gọi với tên là “hội chứng lật ngửa và giảm đẻ”.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đã trình bày các chủ đề như: Hội chứng do Tembusu-Thực trạng và thách thức; Ca bệnh thực tế: Kinh nghiệm trong chẩn đoán và phòng bệnh; Ứng dụng kỹ thuật HI trong xét nghiệm kháng thể Tembusu.
PGS.TS Lê Thanh Hiền, Trưởng bộ môn bệnh truyền nhiễm và thú y cộng đồng Khoa chăn nuôi thú y (Trường Đại học nông lâm TPHCM) cho biết, Tembusu là bệnh mới gây nên thiệt hại rất là lớn, thậm chí, tỷ lệ chết lên tới là 70-80%. Trong khi đó, kiến thức của người chăn nuôi chưa có nhiều và vaccine cũng chưa được phổ biến rộng rãi.
“Chính vì vậy, khâu chẩn đoán sớm có vai trò quan trọng để người dân có thể kiểm soát được cũng như là định hướng trong việc sử dụng vaccine. Muốn kiểm soát tốt dịch bệnh cần phải hiểu được đàn vịt của mình ở cái tình trạng như thế nào, có mang mầm bệnh hay không”, ông Hiền nhận định.
PGS. TS Lê Thanh Hiền, Trưởng bộ môn bệnh truyền nhiễm và thú y cộng đồng Khoa chăn nuôi thú y (Trường Đại học Nông lâm TPHCM)
Do đó, PGS. TS Lê Thanh Hiền cho rằng, phương pháp xét nghiệm HI của R.E.P Biotech sẽ giúp nhiều cho người chăn nuôi trong việc giám sát dịch bệnh, nắm rõ được mức độ kháng thể của trại mình để an tâm trong quá trình chăn nuôi và kiểm soát tốt virus Tembusu.
Công ty R.E.P Biotech, các diễn giả và khách tham dự chụp ảnh lưu niệm
Minh Anh
Theo Th.S Nguyễn Thị Thu Năm, Giám đốc Bệnh viện thú y, Đại học Nông Lâm TP.HCM chia sẻ, lâm sàng của Tembusu khá đa dạng, đặc biệt trên vịt thịt rất khó đoán. Có thể phòng bệnh thông qua vaccine, nếu có được nguồn vaccine chất lượng và được cấp phép của cơ quan quản lý, kiểm soát về môi trường.
“Nếu khi đã phòng ngừa vaccine thì cần tầm soát miễn dịch của đàn. Nên có hồ sơ huyết thanh học của trại để có một bức tranh tổng thể có những đánh giá rõ ràng hơn” bà Năm chia sẻ.
- R.E.P Biotech li>
- virus Tembusu li> ul>
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
Tin mới nhất
T7,21/12/2024
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất