[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sản xuất trứng gà trong mô hình không sử dụng chuồng lồng ngày càng phổ biến trên thế giới. Thay vì nuôi nhốt trong lồng, gà mái được giữ trong các hệ thống chuồng trại theo tầng có đầy đủ tiện nghi quan trọng, nhưng đơn giản, cho phép chúng thể hiện hành vi tự nhiên.
Các tính năng quan trọng nhất bao gồm không gian ổ đẻ trứng, các cây sào để nghỉ ngơi và các chất độn chuồng để gà mổ, đào bới và tắm bụi. Không giống như chuồng lồng, chuồng tầng cho phép gà mái di chuyển giữa các tầng. Điều này quan trọng, vì giống như các loài chim khác, gà mái thích ngủ cao trên mặt đất vào ban đêm.
Hệ thống nuôi gà không lồng
Hệ thống chuồng tầng có thể được xây dựng kèm khu vực ngoài trời hoặc không. Hệ thống này có khả năng thương mại và mở rộng, phù hợp cho các đàn gia cầm với bất kỳ kích thước nào, có những hệ thống có khả năng nuôi giữ hơn 100.000 gà mái trong mọi trại. Trứng được thu thập tự động bằng băng chuyền trứng ở mặt sau của ổ đẻ, và hầu hết phân được thu thập bằng băng chuyền trứng ở mặt sau của ổ đẻ, và hầu hết phân được thu thập bằng băng chuyền phân chạy giữa các chuồng và được đặt ở vị trí hợp lý.
Hệ thống không dùng chuồng lồng đòi hỏi nhà nông phải có các kỹ năng và kiến thức tốt hơn để quản lý, nhưng các nhà sản xuất thiết bị luôn sẵn sàng cung cấp lời khuyên và các gói hỗ trợ.
Trang trại nhỏ gồm 12.000 con gà mái (H&N Brown Nick) này là một ví dụ tuyệt vời của hệ thống chuồng tầng phúc lợi cao. Trong hình là đàn gà mái đạt 24 tuần tuổi và được thả ở mật độ rất thấp (6 con/m²; 1,8ft2/con). Chuồng được chia thành 3.000 con mỗi khu, vì các quy định hữu cơ Hà Lan đòi hỏi kích thước nhóm nhỏ hơn. Chuồng nuôi được cung cấp bởi Jasen Poultry Equiment, một công ty toàn cầu.
Trang trại cũng bao gồm chương trình làm giàu môi trường, cung cấp cỏ khô (Lucerne) trong dây dẫn ăn. Gà mái kéo cỏ khô ra, tiêu thụ một ít và kết hợp phần còn lại vào chất độn chuồng bằng hành vi giãi tự nhiên của chúng. Mỗi nhóm gà mái có một khu vực ngoài trời riêng biệt, được mở cho gà mái từ khoảng 22 tuần tuổi. Giữa môi trường trong nhà và ngoài trời, gà có “vườn” có thể cung cấp lối đi bán ngoài trời, với ánh nắng tự nhiên, trong điều kiện thời tiết xấu.
Tại Hoa Kỳ, chuồng lồng cũ và các cơ sở trang trại chăn nuôi được chuyển đổi sang mô hình chuồng không lồng. Trong hình là một trại nuôi 25.000 con hà đẻ Bovan với mật độ 1,2Ft2 mỗi con gà mái (khoảng 9 con/m²). Băng chuyền tự động dọn phân chạy hai lần mỗi tuần – phân được thu gom và bán cho một trang trại chăn nuôi hữu cơ. Trang trại được chứng nhận bởi tổ chức Humane Farm Animal Care, một chương trình kiểm toán phúc lợi động vật có sẵn ở nhiều quốc gia.
Hệ thống nuôi không chuồng lồng không phải lúc nào cũng là hệ thống nuôi theo tầng. Hệ thống sàn sử dụng một phần hoặc hoàn toàn bằng gỗ hoặc thanh nhựa. Phân rơi xuống vào một hố hoặc được dọn bằng cào. Cây sào có thể được thêm vào để gà mái ngủ vào ban đêm, và nhiều hệ thống sàn được phủ chất độn chuồng hơn 1/3 diện tích sàn để gà mái có thể thực hiện hành vi tìm kiếm thức ăn tự nhiên. Trứng được thu thập tự động bằng băng tải ở phía sau ổ đẻ.
Bắt đầu từ năm 2012, ủy ban EU ban hành quy định cấm nuôi gà đẻ trứng thương phẩm trong lồng và phải đảm bảo mật độ tối thiểu cho gà thịt được thực thi trong toàn khối EU và nhiều khu vực khác. Sau đó, các quy định đảm bảo phúc lợi động vật (Animal Welfare) được lan rộng ra nhiều nước trên toàn cầu, kể cả một số nước trong khối ASEAN. Việc áp dụng quy định liên quan đến phúc lợi động vật không chỉ quan tâm đến khâu giết mổ mà còn đảm bảo tiêu chí phúc lợi trong suốt quá trình chăn nuôi (từ khi gà mới nở cho đến khi vào nhà giết mổ). Chính vì vậy, muốn phát triển du lịch và xúc tiến xuất khẩu trong chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm cần phải quan tâm đến vấn đề này một cách đúng mức. Đảm bảo phúc lợi động vật với vật nuôi, không chỉ là “nhân đạo” với vật nuôi (như nhiều người vẫn nghĩ), mà thực sự đó là thương mại, kinh tế, thậm chí liên quan tới xã hội.
PV Tổng hợp
- trứng gà li>
- sản xuất trứng gà li>
- không lồng li>
- chuồng lồng li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất