Sản xuất trứng gà không sử dụng chuồng lồng - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Sản xuất trứng gà không sử dụng chuồng lồng

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sản xuất trứng gà trong mô hình không sử dụng chuồng lồng ngày càng phổ biến trên thế giới. Thay vì nuôi nhốt trong lồng, gà mái được giữ trong các hệ thống chuồng trại theo tầng có đầy đủ tiện nghi quan trọng, nhưng đơn giản, cho phép chúng thể hiện hành vi tự nhiên.

     

    Các tính năng quan trọng nhất bao gồm không gian ổ đẻ trứng, các cây sào để nghỉ ngơi và các chất độn chuồng để gà mổ, đào bới và tắm bụi. Không giống như chuồng lồng, chuồng tầng cho phép gà mái di chuyển giữa các tầng. Điều này quan trọng, vì giống như các loài chim khác, gà mái thích ngủ cao trên mặt đất vào ban đêm.

    Sản xuất trứng gà không sử dụng chuồng lồng

    Hệ thống nuôi gà không lồng

     

    Hệ thống chuồng tầng  có thể được xây dựng kèm khu vực ngoài trời hoặc không. Hệ thống này có khả năng thương mại và mở rộng, phù hợp cho các đàn gia cầm với bất kỳ kích thước nào, có những hệ thống có khả năng nuôi giữ hơn 100.000 gà mái trong mọi trại. Trứng được thu thập tự động bằng băng chuyền trứng ở mặt sau của ổ đẻ, và hầu hết phân được thu thập bằng băng chuyền trứng ở mặt sau của ổ đẻ, và hầu hết phân được thu thập bằng băng chuyền phân chạy giữa các chuồng và được đặt ở vị trí hợp lý.

     

    Hệ thống không dùng chuồng lồng đòi hỏi nhà nông phải có các kỹ năng và kiến thức tốt hơn để quản lý, nhưng các nhà sản xuất thiết bị luôn sẵn sàng cung cấp lời khuyên và các gói hỗ trợ.

     

    Trang trại nhỏ gồm 12.000 con gà mái (H&N Brown Nick) này là một ví dụ tuyệt vời của hệ thống chuồng tầng phúc lợi cao. Trong hình là đàn gà mái đạt 24 tuần tuổi và được thả ở mật độ rất thấp (6 con/m²; 1,8ft2/con). Chuồng được chia thành 3.000 con mỗi khu, vì các quy định hữu cơ Hà Lan đòi hỏi kích thước nhóm nhỏ hơn. Chuồng nuôi được cung cấp bởi Jasen Poultry Equiment, một công ty toàn cầu.

    Trang trại cũng bao gồm chương trình làm giàu môi trường, cung cấp cỏ khô (Lucerne) trong dây dẫn ăn. Gà mái kéo cỏ khô ra, tiêu thụ một ít và kết hợp phần còn lại vào chất độn chuồng bằng hành vi giãi tự nhiên của chúng. Mỗi nhóm gà mái có một khu vực ngoài trời riêng biệt, được mở cho gà mái từ khoảng 22 tuần tuổi. Giữa môi trường trong nhà và ngoài trời, gà có “vườn” có thể cung cấp lối đi bán ngoài trời, với ánh nắng tự nhiên, trong điều kiện thời tiết xấu.

     

    Tại Hoa Kỳ, chuồng lồng cũ và các cơ sở trang trại chăn nuôi được chuyển đổi sang mô hình chuồng không lồng. Trong hình là một trại nuôi 25.000 con hà đẻ Bovan với mật độ 1,2Ft2 mỗi con gà mái (khoảng 9 con/m²). Băng chuyền tự động dọn phân chạy hai lần mỗi tuần – phân được thu gom và bán cho một trang trại chăn nuôi hữu cơ. Trang  trại được chứng nhận bởi tổ chức  Humane Farm Animal Care, một chương trình kiểm toán phúc lợi động vật có sẵn ở nhiều quốc gia.

     

    Hệ thống nuôi không chuồng lồng không phải lúc nào cũng là hệ thống nuôi theo tầng. Hệ thống sàn sử dụng một phần hoặc hoàn toàn bằng gỗ hoặc thanh nhựa. Phân rơi xuống vào một hố hoặc được dọn bằng cào. Cây sào có thể được thêm vào để gà mái ngủ vào ban đêm, và nhiều hệ thống sàn được phủ chất độn chuồng hơn 1/3 diện tích sàn để gà mái có thể thực hiện hành vi tìm kiếm thức ăn tự nhiên. Trứng được thu thập tự động bằng băng tải ở phía sau ổ đẻ.

     

    Bắt đầu từ năm 2012, ủy ban EU ban hành quy định cấm nuôi gà đẻ trứng thương phẩm trong lồng và phải đảm bảo mật độ tối thiểu cho gà thịt được thực thi trong toàn khối EU và nhiều khu vực khác. Sau đó, các quy định đảm bảo phúc lợi động vật (Animal Welfare) được lan rộng ra nhiều nước trên toàn cầu, kể cả một số nước trong khối ASEAN. Việc áp dụng quy định liên quan đến phúc lợi động vật không chỉ quan tâm đến khâu giết mổ mà còn đảm bảo tiêu chí phúc lợi trong suốt quá trình chăn nuôi (từ khi gà mới nở cho đến khi vào nhà giết mổ). Chính vì vậy, muốn phát triển du lịch và xúc tiến xuất khẩu trong chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm cần phải quan tâm đến vấn đề này một cách đúng mức. Đảm bảo phúc lợi động vật với vật nuôi, không chỉ là “nhân đạo” với vật nuôi (như nhiều người vẫn nghĩ), mà thực sự đó là thương mại, kinh tế, thậm chí liên quan tới xã hội.

     

    PV Tổng hợp

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.