Một số nghiên cứu đã chứng minh nuôi chăn thả là hình thức đưa ra cần trở lại tự nhiên, được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và không khí trong lành nên làm cho chúng cảm thấy thoải mái hơn, qua đó nâng cao hương vị của sản phẩm.
Các thí nghiệm nuôi gà thịt F1 (Lương Phượng x Ri) theo 2 phương thức chăn thả tự do và nhốt hoàn toàn từ 1 ngày tuổi đến 12 tuần tuổi được tiến hành tại trang trại chăn nuôi hộ gia đình ông Lê Định, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2013. Các phân tích thành phần hóa học của thịt gà được thực hiện tại Viện Công nghệ thực phẩm – Hà Nội.
Hình minh hoạ
Kết quả phân tích thành phần hóa học của thịt gà cho thấy: Hàm lượng protein trong cơ đùi và cơ ngực của cả gà trống và gà mái chăn thả tự do (19,02 – 23,72%) đều cao hơn đáng kể so với gà nuôi nhốt (18,27 – 22,96%). Ngược lại, hàm lượng lipit trong cơ ngực (1,96 – 1,97%) và trong cơ đùi (6,29 – 7,84) của gà chăn thả lại thấp hơn so với gà nuôi nhốt (2,26 – 2,78% và 6,52 – 8,29% tương ứng). Gà trống có hàm lượng protein trong cơ cao hơn gà mái và ngược lại hàm lượng lipit thấp hơn so với gà mái. Trong thịt ngực của gà nuôi chăn thả có 7 loại axit amin cao hơn so với gà nuôi nhốt đó là: alanin, axit aspatic, axit glutamic, histidin, leuxin, lyzin và threonin, trong đó có một số loại axit amin không thay thế quan trọng như: histidin, leuxin, lyzin. Tổng số axit béo không no trong thịt gà chăn thả đạt 46,48% cao hơn 1,79% so với gà nuôi nhốt (44,69%), trong đó có 3 loại axit béo quan trọng không bão hòa thuộc nhóm omega rất có lợi cho sức khỏe người dùng đó là: axit oleic, axit linolenic và aixt linoleic. Hàm lượng vật chất khô và tro trong thịt gà không chịu ảnh hưởng bởi phương thức chăn nuôi.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Nguyễn Duy Hoan thuộc trường Đại học Thái Nguyên.
ntbtra
Theo Tạp chí NN & PTNT (số 2, 2015)
Nguồn: TT Thông tin KH&CN Cần Thơ
- gà thả vườn li>
- gà nuôi chăn thả tự do li>
- chất lượng thịt gà li>
- giá gà hơi li>
- chăn nuôi gà li> ul>
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
Tin mới nhất
T2,18/11/2024
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
- Vietstock sẽ trở lại vào tháng 10 năm 2025
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất