Suy nghĩ về phát triển bò thịt trong nước thời gian qua và trong những năm tới             - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Suy nghĩ về phát triển bò thịt trong nước thời gian qua và trong những năm tới            

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Khi dịch tả lợn Châu Phi đang cản trở lớn cho việc tái đàn, phát triển đàn lợn ở nước ta, chăn nuôi bò thịt là hướng đi tổng hợp nhất có thể giải quyết đồng thời nhiều vấn đề trong đời sống của người chăn nuôi.

     

    Đặt vấn đề

     

     Chăn nuôi bò không những cung cấp thịt, sức kéo, phân bón mà còn cung cấp nguyên liệu cho một số ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò thực chất là tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho người nông dân, song song với nó là cung cấp thịt đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng cao của người tiêu dùng. Đặc biệt khi dịch tả lợn Châu Phi đang cản trở lớn cho việc tái đàn, phát triển đàn lợn ở nước ta, chăn nuôi bò thịt là hướng đi tổng hợp nhất có thể giải quyết đồng thời nhiều vấn đề trong đời sống của người chăn nuôi. Bài viết này nêu lên những suy nghĩ về vấn đề phát triển đàn bò thịt trong nước thời gian qua và những năm tới đồng thời nêu lên những bước đi tạo giống bò thịt cho Việt Nam tron tương lai.

    Chăn nuôi bò thịt tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi (Ảnh: Thu Phượng)

    Phát triển đàn bò từ năm 2014 đến năm 2019

     

    Theo số liệu của TCTK,đàn bò của nước ta năm 2001 có 3,8997 triệu con, đàn bò tăng liên tục trong những năm tiếp theo và đạt 6,7247 triệu con năm 2007. Sự tăng liên tục này đã ghi dấu ấn trong chiến lược phát chiển chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020 được Chính Phủ ký phê duyệt ngày 16/01/2008 (Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg).

     

    Do một số chính sách thay đổi, đất được giao cho các Công ty hoặc tư nhân, hộ gia đình để sử dụng, quản lý nên diện tích trồng cỏ, diện tích bãi chăn thu hẹp, thậm chí không có bãi chăn chung nên tỷ lệ sinh sản đàn bò giảm, chăn nuôi bò trong thời gian này không hấp dẫn như chăn nuôi lợn, gia cầm vì thế đàn bò không những không phát triển mà giảm liên tục từ năm 2008 đến năm 2013, đàn bò chỉ còn 5.156.727 con.(TCTK,2008 – 2014). Năm 2013, 2014, 2015 và những năm sau, nhu cầu tiêu thụ thịt bò tăng mạnh, nước ta phải nhập khẩu một lượnglớn trâu bò sống từ Úc, Thái Lan, Lào và Cam Phu Chia về giết thịt cung cấp cho người tiêu thụ  trong nước (Năm 2015, nhập khẩu 419.952 trâu bò sống, thịt trâu bò không xương là 854 tấn, thịt trâu bò có xương là 4.845 tấn, TCHQ, 01/2016). Chính vào thời gian này, người chăn nuôi quay lại đầu tư, chú ý đến phát triển đàn bò và cũng từ năm 2014 cho đến nay, năm 2020 đàn bò liên tục tăng. Năm 2014, đàn bò toàn quốc là 5.234.298 con cho đến nay, đạt  6.060.024 con, năm 2019 (TCTK. 01.01.2020).Số liệu đàn bò thể hiện  bảng 1 dưới đây.

     

    Bảng 1:  Số lượng đàn bò Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2019

    Địa phương

    2014

    2015

    2016

    2017

    2018

    2019*

     

     

     

     

     

     

     

     

    Toàn quốc               –   (con)

                                       –   (%)

    5.234.298

    100,00

    5.367.078

    100,00

    5.496.557

    100.00

    5.654.901

    100.00

    5.802.907

    100.00

    6.060.024

    100.00

     

     

     

     

     

     

     

     

    ĐBSH       

     – (con)

                                        –   (%)

    492.695

    9,41

    496.670

    9,25

    493.069

    8,97

    490.670

    8,68

    499.912

    8,61

    496.562

    8,19

     

     

     

     

     

     

     

     

    TDMNPB

       –  (con)

                                        –   (%)

    909.038

    17,38

    943.007

    17,57

    958.084

    17,43

    990.141

    17,50

    1.022.704

    17,62

    1.081.577

    17,85

     

     

     

     

     

     

     

     

    Bắc TB & DHMT       –  (con)

                                        –   (%)

    2.119.611

    40,49

    2.185.673

    40.72

    2.238.384

    40,72

    2.303.160

    40,73

    2.365.879

    40,77

    2.380331

    39,28

     

     

     

     

     

     

     

     

    Tây Nguyên               –  (con)

                                         –   (%)

    673.695

    12,87

    685.582

    12,77

    717.744

    13,06

    754.679

    13,35

    771.078

    13,29

    831.450

    13,72

     

     

     

     

     

     

     

     

    Đông Nam Bộ           –  (con)

                                         –   (%)

    361.306

    6,90

    367.135

    6,84

    377.361

    6,87

    389.460

    6,89

    394.907

    6,81

    420.462

    6,94

     

     

     

     

     

     

     

     

    ĐB. Sông Cửu Long –  (con)

                                         –   (%)

    677.873

    12,95

    703.744

    13,11

     

    711.915

    12,95

    726.791

    12,85

    748.427

    12,90

    849.642

    14,02

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    • Theo TCTK, 01.01.2020

     

    Như vậy, từ năm 2014 cho đến năm 2019, đàn bò Việt Nam liên tục tăng. Sự tăng giảm của đàn bò tại các vùng sinh thái khác nhau ít ảnh hưởng đến cơ cấu đàn bò trong nước tại các vùng. Vùng chăn nuôi bò nhiều nhất ở nước ta là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung, tỷ lệ đàn bò của vùng này luôn chiếm khoảng 40% (39,28 – 40,77%) đàn bò trong toàn quốc. Vùng đứng thứ hai là miền Núi và Trung Du phía Bắc,  đàn bò của vùng nay luôn chiếm tỷ lệ trên 17% (17,38 – 17,85%) tổng đàn bò trong toàn quốc. Vùng có tỷ trọng đàn bò thấp so với toàn quốc là vùng Đông Nam Bộ, đàn bò chỉ chiếm từ 6,81 đến 6,94% và vùng Đồng bằng Sông Hồng, đàn bò chiếm 8,19 đến 9,41% tổng đàn bò trong toàn quốc. Các vùng còn lại: Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Cửu Long, có tỷ lệ đàn bò gần giống nhau, chiếm từ 12,77 – 14,02% đàn bò cả nước.

     

    Theo số liệu thống kê, hai tỉnh có số lượng đàn bò nuôi nhiều nhất và luôn luôn chiếm  vị trí ổn định số 1 và số 2 là Nghệ An và Gia Lai. Số thứ tự còn lại 3, 4, 5 và 6 là Quảng Ngãi, Bình Định, Thanh Hóa vàSơn La. Nhưng đến năm 2017, thứ tự của các tỉnh này có những thay đổi, theo bảng 2 dưới đây.

     

    Qua bảng 2, chúng tôi thấy:

     

    – Trong sáu năm qua, từ 2014 -2019, 6 tỉnh nêu trên vẫn là 6 tỉnh có số lượng đàn bò nhiều nhất so với các tỉnh còn lại trong toàn quốc. Số lượng đàn bò các tỉnh trên đều tăng trưởng qua các năm, trừ tỉnh Quảng Ngãi, số lượng đầu bò có tăng, giảm chút ít không đáng kể.

     

    – Trật tự xếp hạng có sự thay đổi giữa các tỉnh căn cứ vào số lượng đàn bò có mặt ở thời điểm thống kê. Sự thay đổi này phản ánh chính sách trong tỉnh, điều kiện môi trường chăn nuôi của các tỉnh đó.

     

    – Số trong ngoặc () là số thứ tự, lấy mốc từ năm 2014.

     

    T. tự

    Địa phương

    2014

    2015

    2016

    2017

    2018

    2019*

    1

    Cả nước

    5,234.298

    5,367,078

    5,496,557

    5,654.901

    5,802.907

    6,060.024

    2

    Nghệ An

    391.190

    412.782

    426.422

    434.658(1)

    450.389(1)

    471.904(1)

    3

    Gia Lai

    355.050

    357.875

    375.948

    390.000(2)

    384.652(2)

    395.051(2)

    4

    Quảng Ngãi

    274.318

    278.883

    277.101

    277.350(4)

    277.797(4)

    277.333(4)

    5

    Bình Định

    252.441

    266.031

    271.713

    284.717(3)

    290.584(3)

    292.525(3)

    6

    Thanh Hóa

    216.039

    224.063

    231.026

    233.804(6)

    247.947(6)

    256.440(6)

    7

    Sơn La

    205.165

    217.340

    225.556

    238.549(5)

    252.149(5)

    283.723(5)

    Bảng 2: Số lượng đàn bò của 6 tỉnh nuôi nhiều, giai đoạn 2014 – 2019, TCTK,01/01/2020.

     

    Số lượng đàn bò lai trong đàn bò

     

    Trước khi nói đến số lượng đàn bò lai ở nước ta, người chăn nuôi  phải biết rằng: Rất nhiều giống bò thịt nhiệt đới, bò thịt ôn đới, giống bò chuyên thịt nổi tiếng trên thế giới đã có mặt ở nước ta, bao gồm cả con giống và tinh đông lạnh nhập khẩu, chủ yếu là tinh đông lạnh (hình ảnh các giống bò bên dưới). Sự phát triển của đàn bò lai ở nước ta không giống nhau qua các giai đoạn phát triển của đất nước và phụ thuộc rất nhiều yếu tố.

    Để phát triển đàn bò thịt cần nhiều giải pháp căn cơ (Ảnh: Trần Ngân)

     

    1.Giai đoạn đầu thế kỷ 20 đến khi năm 1954

     

    Giống bò Sind hay bò Redsindhi, bò Ongle đã được nhập vào nước ta từ những năm 20, 30 của thế kỷ 20; sau đó Bò Sahiwal, bò Thapara, bòHaryanacũng đã được nhập vào từ những năm 30, 40 của thế kỷ 20. Những giống này nhập vào với mục tiêu sản xuất sữa, sau đó tạo con lai giữa các giống trên với nhau và giữa các giống này với đàn bò vàng Việt Nam. Các con lai nói trên được sử dụng để sản xuất sữa cung cấp cho người pháp và người giàu có ở thành thị. Chúng được nuôi ở các đồn điền hoặc ven thành phố.

     

    2. Giai đoạn sau năm 1954 đến năm 1975

     

    Qua một thời gian dài, những giống bò trên được nhập vào Việt Nam, xung quanh những nơi chăn nuôi chúng, xuất hiện các con lai giữa các giống này với bò vàng Việt Nam. Việc lai giống và con lai xuất hiên một cách tự phát, lẻ tẻ và thường bó hẹp trong phạm vi nhỏ, xung quanh các đồn điền, trang trại cũ. Theo dõi đàn bò lai trên thực tế, kết hợp với những nghiên cứu, thí nghiệm, Viện Chăn nuôi đã có những  kết luận đánh giá về đàn bò lai. Các con lai này, đặc biệt bò lai Sind có ưu việt về tầm vóc, khả năng cày kéo và cho thịt. Sau khi tổng kết, đánh giá hiệu quả chăn nuôi của con lai, ngành chăn nuôi đã phát động phong trào “Sin hóa”, “U hóa” và sau này cho đến bây giờ là “ZEBU hóa” đàn bò nội Việt Nam trước khi phục vụ cho mục tiêu phát triển bò sữa và bò thịt trong nước. Mục tiêu của các phong trào trên là cải tiến đàn bò nội  Việt Nam bằng các giống bò U (Redsindhi, Sahiwal và Brahman) để nâng cao tầm vóc, khả năng cho thịt, khả năng cho sữa của chúng. Trên cơ sở đàn cái lai cải tiến sẽ đi theo hai hướng (-) Đi hướng sữa: Sử dụng tinh bò Holstein Frisian phối với đàn bò cái cải tiến tạo các con lai F1, F2, F3….nuôi vắt sữa. (-) Đi theo hướng thịt: Sử dụng tinh các giống bò thịt nhiệt đới, ôn đới phối với đàn bò cái cải tiến cho con lai nuôi lấy thịt. Tuy vậy, trên thực tế, phong trào trên chưa triển khai được nhiều, được rộng trong giai đoạn này.

     

    3. Giai đoạn năm 1975 đến năm 2000

     

    Sau khi thống nhất đất nước, được sự giúp đỡ của Chính phủ CuBa, Trung tâm nuôi dưỡng bò đực giống và sản xuất tinh bò đông lạnh Moncada được xây dựng. Kết hợp với việc nhập khẩu thêm đàn giống Red Sindhi, Sahiwal từ Pakistan, đàn giống Brahman từ Cu Ba, phong trào cải tạo đàn bò nội mới được triển khai trong toàn quốc.Song song với phong trào trên, Viện Chăn nuôi cũng đã  tiến hành thăm dò cho lai tạo giữa cái lai cải tiến với các giống bò chuyên thịt như Charolais, Santa Gertrudis, Limousine. Việc nghiên cứu các cặp lai với các giống bò siêu thịt ở mức độ sâu hơn, rộng hơn trên cơ sở thực hiện đề tài cấp nhà nước  KN02 do GS. Nguyễn Văn Thưởng chủ trì; sự hỗ trợ của Dự án UNDP VIE/86/008 và sau này  là Dự án Phục hồi Nông nghiệp – Cr.256 – VN với chương trình cải tạo đàn bò nội (1995-1998) được Worlbank hỗ trợ. Trong thời gian này, một lượng lớn tinh trùng đông lạnhcủa các giống bò thịt nổi tiếng thế giớiđã nhập về, kết hợp với đàn bò giống sẵn trong nước chương trình “Sind hóa”, “ZEBU hóa” cải tạo đàn bò nội đã được triển khai mạnh mẽ trong toàn quốc. Bên cạnh đó các tổ hợp lai giữa tinh các giống bò chuyên thịt với bò cái nền Việt Nam cải tiếnđã được nghiên cứu, triển khai ở nhiều  nông trường, trạm trại. Mặc dù vậy, đàn bò lai ở giai đoạn này cũng chỉ chiếm khoảng 20-25% tổng đàn bò trong toàn quốc.

    4. Giai đoạn năm 2000 đến nay.

     

      Trên thực tế, người chăn nuôi rất thích bò lai để nuôi thịt và thị trường thiếu thịt bò do nhu cầu tiêu thụ loại thịt này ngày một tăng. Trước yêu cầu của thị trường, đồng thời với việc khuyến khích, hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò thịt thông qua một số chương trình, dự án đã thúc đẩy đàn bò lai trong nước tăng nhanh. Không những thế, một số công ty, doanh nghiệp đã đầu tư nhậpkhẩu các giống chuyên thịt về nuôi ngay trong nước. Vì vậy, tỷ lệ đàn bò lai, bò thịt ở nước ta ngày càng tăng, phong trào chăn nuôi bò thịt phát triển nhiều ở tất cả các tỉnh trong toàn quốc. Bò lai trong giai đoạn này có thể hai máu, có thể ba máu, kể cả F1, F2 và F3. Do khâu quản lý yếu và khó nên không xác định đúng số lượng các loại vàđộ máu của các giống tham gia. Bảng 3 dưới đây thể hiện rõ đàn bò lai và các giống bò khác nuôi thịt trong những năm quá.

     

    Bảng 3:  Số lượng đàn đàn lai Việt Nam từ 2014 – 2019 (Tổng cục TK, 01/10 hàng năm)

     

    Địa Phương

    2014

    2015

    2016

    2017

    2018

    2019*

    Toàn Quốc   – (con)

                           – %

    2.717.986

    51,92

    3.040.577

    56,65

    3.147.942

    57,27

    3.575.860

    63,23

    3.395.050

    58,51

    5.742.295

    94,76

    Đồng bằng    – (con)

     Sông Hồng   ­- %                 

        366.941

    74,48

        387.971

    78,11

    394.981

    80,11

    416.563

    84,90

    405.871

    81,19

    461.335

         92,91

    MN &TD        – (con)

    phía Bắc        – %

        162.694

    17,90

        180.494

    19,14

    204.195

         21,31

    254.843

    25,74

    261.804

          25,60

    1.051.485

    97,22

    Bắc TB &       – (con)

    DHMT            – %  

    1.039.834

    49,06

      1131.671

    51,78

    1.282.604

        57,30

    1.366.205

    59,32

      1.414.151

    59,77

    2.303.125

    96,76

    Tây Nguyên  – (con)

                          –  %

        194.734

    28,91

        287.995

    42,01

    324.174

    45,17

    304.379

    40,33

    274.946

    35,66

    804.469

    96,75

    Đ. Nam Bộ   –  (con)

                          – %

        333.884

    92,41

        348.702

    94,98

    328.563

    87,07

    362.554

    90,69

    362.611

    91,82

    312.926

    74,42

    Đ.Bằng         –   (con)

    S.Cửu Long  – %

        619.899

    91,45

       689.011

    97,91            

     

    613.425

    86,17

    671.316

    92,37

    675.667

    90,28

    808.955

    95,21

     

    *Số liệu TCTK, 01/01/2020; không tính cụ thể số lượng bò lai.

    Qua bảng 3 nhận thấy:

    – Tỷ lệ bò lai tăng nhanh, năm 2014 chiếm 51,92% trong tổng số đàn bò đến năm 2017 đạt 63,23% và năm 2018 là 58,51%.

    – Các vùng khác nhau, tỷ lệ bò lai không giống nhau. Các vùng Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long đàn bò lai luôn luôn chiếm tỷ lệ cao trong đàn bò, thường trên 90% tổng số đàn bò của vùng. Vùng Đồng bằng Sông Hồng, tỷ lệ đàn bò lai trong đàn bò đạt 80-90%.

    – Vùng Trung Du và miền núi phía Bắc, tỷ lệ đàn bò lai thấp chỉ đạt 20-25%. Vùng Tây Nguyên tỷ lệ này cao hơn và đạt 35-45%. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung, tỷ lệ đàn bò lai nằm ở vị trí trung bình giữa các vùng, đạt 57- 59,77%.

     

    Khả năng cho thịt của đàn bò

     

    Tương ứng với số lượng đàn bò nuôi là số lượng thịt hơi của đàn bò sản xuất, cung cấp cho thị trường và khối lượng bình quân khi giết thịt ở một bò (bảng 4).

     

    Qua bảng 4, chúng tôi có nhận xét:

     

    – Khối lượng thịt bò hơi sản xuất trong toàn quốc được tăng lên, năm 2014  đạt 292.901,0 tấn, đến năm 2019 đạt 355.288,0 tấn. Sự tăng khối lượng thịt bò hơi được diễn ra ở tất cả các vùng cho dù sự tăng này không giống nhau ở các vùng khác nhau.

     

    – Bình quân khối lượng bò hơi giết thịt không cao, thấp nhất là  170 – 180 kg/conở vùng Trung Du và miền Núi phía Bắc đến cao nhất là 220 -250 kg/con ở vùng Đông Nam Bộ. Các vùng khác bình quân khối lượng bò giết mổ chỉ đạt 190 -200 kg/con.

     

    – Bình quân khối lượng bò hơi giết thịt ở các vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long cao hơn các vùng khác được lý giải: Tỷ lệ bò lai trong các vùng này bao giờ cũng cao hơn các vùng khác vì bò lai có khối lượng lớn hơn bò Vàng ở cùng độ tuổi, vì thế khối lượng bình quân khi giết thịt sẽ cao hơn.

     

    – Bình quân khối lượng bò hơi giết thịt vùng Tây Nguyên tương đương trong toàn quốc mặc dù tỷ lệ bò lai ở vùng này ít hơn được lý giải  do có nhiều bò sống từ  Úc, Thái Lan, Campuchia nhập nuôi vỗ béo trước khi giết thịt ở vùng này. Thứ nữa ở đây có một số trang trại nuôi bò thịt ngoại thuần, hàng năm xuất bán giết mổ  tới hàng ngàn con.

     

                                 Bảng 4: Sản lượng thịt bò hơi sản xuất qua các năm

     

    Địa phương

    2014

    2015

    2016

    2017

    2018

    2019

    Toàn quốc    – SLG thịt (con)

    – SL thịt (tấn)

    – KL.TB/con (kg)

    1.537.714

    292.901

    190,48

    1.567.420

    299.324

    190,97

    1.603.790

    308.608,0

    192,42

    1.652.128

    321.666,0

    194,70

    1.716.399

    334.472

    194,87

    1.794.421

    355.288,0

    198,00

    ĐB Sông Hồng– SLG thịt (con)

    ­-             – SL thịt (tấn)

    – KL.TB/con (kg)

    163.630

    33.340

    203,75

    162.536

    32.995

    203,00

    165.299

    33.658,9

    206,51

    170.193

    34.714,0

    203,97

    182.162

    35.700,0

    195,98

    188.692

    36.441,0

    193,12

    MN &TD   – SLG thịt (con)

    – SL thịt (tấn)

    – KL.TB/con (kg)

    170.983

    30.104

    176,06

    169.821

    30.363

    178,79

    170.864

    30.536,7

    178,72

    175.811

    31.619,0

    179,85

    190.016

    34.037,0

    179,13

    211.203

    37.086,0

    175,59

    Bắc TB &  – SLG thịt (con)

    DHMT       – SL thịt (tấn)

    – KL.TB/con (kg)

    668.507

    126.093

    188,62

    681.167

    128.687

    188,92

    696.004

    131.069,1

    188,32

    711.471

    136.552,0

    191,93

    734.762

    141.858,0

    193,07

    772.361

    149.716,0

    193,84

    T. Nguyên – SLG thịt (con)

    – SL thịt (tấn)

    – KL.TB/con (kg)

    193.634

    34.469

    178,01

    190.132

    36.366

    191,27

    200.097

    38.618,3

    193,00

    210.719

    40.444,0

    191,93

    206.747

    39.800,0

    192,51

    229.706

    46.166,0

    200,98

    ĐNB           – SLG thịt (con)

    – SL thịt (tấn)

    – KL.TB/con (kg)

    105.613

    24.172

    228,87

    109.908

    24.265

    220,78

    115.343

    25.335,8

    219,66

    120.516

    26.034,0

    216,02

    124.171

    26.431,0

    212,86,00

    100.073

    25.808,0

    257,89

    ĐB-SCL      –  SLG thịt (con)

    –  SL thịt (tấn)

    – KL.TB/con (kg)

    235.347

    44.721

    190,02

    254.856

    46.648

    183,04.

    256.183

    49.389,4

    192,79

    263.417

    52.302,0

    198,55

    278.541

    56.645,0

    203,36

    292.386

    60.071,0

    205,45

     

    Những mặt mạnh, yếu và hướng phát triển trong những năm tới

     

    Những mặt mạnh

     

    – Nhiều giống bò thịt nổi tiếng trên thế giới đã được nhập vào nước ta. Một số tổ hợp lai giữa các giống đã hình thành và đang được phổ biến,phát huy trong thực tế sản xuất.

     

    – Chúng ta đã có phong trào cải tạo đàn bò Vàng nội theo con đường “Sind hóa”, “U hóa”, “Zebu hóa”. Phong trào này đã  đã được triển khai trên diện rộng, đã thu được những kết quả tốt không những trên thực tế mà cả trong nhận thức của người chăn nuôi. Người nông dân thích nuôi những bò lai này để bán, giết thịt.

     

    – Đã đào tạo được đội ngũ kỹ thuật trong công tác phổ biến chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò cho người chăn nuôi, đặc biệt đội ngũ dẫn tinh viên và thú y cơ sở.

     

    – Đã du nhập, chọn tạo một số giống cỏ tốt đáp ứng nhu cầu thức ăn thô xanh cho đàn bò.

     

    – Chính phủ đã có một số chính sách, hỗ trợ đối với người chăn nuôi, cho công tác phát triển giống, phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi. Nhiều tiến bộ KHKT đã được phổ biến và chuyển giao trong sản xuất.

     

    Những mặt chưa tốt (yếu) trong chăn nuôi bò thịt

     

    – Các chính sách của nhà nước không liên tục, không toàn diện, không mang tính lâu dài theo chuỗi hay hệ thống. Chưa có chính sách để tạo giống bò thịt cho nước nhà.

     

    -Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất không tạo thành sức mạnh, đôi khi mang tính chặt khúc, phân đoạn.Con giống không đi với thức ăn, tách rời với thú y, phòng chống dịch bệnh. Người chăn nuôi đôi khi xem nhẹ và không tuân thủ quy trình kỹ thuật.

     

    Hướng phát triển trong thời gian tới

     

    – Tiếp tục cải tạo đàn bò nội (Vàng) theo con đường “Zebu hóa” theo hai con đường hoặc cho đực giống được chọn lọc nhảy phối giống trực tiếp cho bò ở vùng sâu, xa hoặc Thụ tinh nhân tạo (TTNT) tại các địa bàn bò cái tập trung và có điều kiện.

     

    – Tạo các tổ hợp lai giữa các giống có thể hai máu, ba máu, bốn máu. Có thể ở một đời, hai đời, ba đời hoặc hơn (F1, F2, F3…) phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. Trên cơ sở kết quả theo dõi, chọn một, hai hoặc nhiều tổ hợp tốt, có nhiều ưu điểm đặc biệt chú ý đến đặc tính tăng trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn ít, thích ứng tốt với điều kiện môi trường nhiệt đới nóng ẩm ở nước ta. Cho các tổ hợp lai được chọn lọc với nhưng ưu điểm nêu trên tự giao để cố định các đặc tính tốt và đưa vào chương trình chọn lọc, hình thành giống mới trong điều kiện thực tế của nước ta. Hy vọng trên nền hiện có, 20 – 25 năm sau chúng ta sẽ có giống bò thịt mới riêng cho Việt Nam.

     

    – Tạo nguồn thức ăn thô xanh phong phú, đa dạng và phù hợp với mùa vụ, vùng sinh thái kết hợp với việu xây dựng tiêu chuẩn, khẩu phần ăn theo từng giai đoạn sinh lý của vật nuôi.

     

    – Thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng dịch với phương châm phòng là chính, trị là bất đắc dĩ.

     

    – Đào tạo nguồn nhân lực từ cán bộ quản lý, kỹ thuật đến công nhân kỹ thuật đến người làm trực tiếp tai trang trại và người nông dân trực tiếp chăn nuôi bò.

     

    – Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Khi chuyển giao phải toàn diện từ A đến Z lấy phương châm cầm tay chỉ việc sẽ cho hiệu quả tốt nhất.

     

    – Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp để người quản lý, người kỹ thuật ở trên cũng như người kỹ thuật dưới cơ sở và người nông dân dễ thực hiện và thống nhất./.

     

    Một số giống bò thịt nổi tiếng trên thế giới đã có mặt ở nước ta, bao gồm: con giống, tinh, phôi.

     Tài liệu tham khảo:

    1. Niên giám Thống kê năm 2005 đến  2020, Tổng cục thống kê.
    2. Lịch sử Nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, 1994.
    3. Tài liệu Hội nghị “Phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ” 5/2019.
    4. Báo cáo trong Hội nghị phát triển Chăn nuôi bò thịt Việt Nam, 2008.
    5. Chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020.
    6. Chăn nuôi Việt Nam, Trang chủ: channuoi vietnam.com./.

     

    PGS. TS. Hoàng Kim Giao và

    PGS. TS. Lê Thị Thúy

     

    1 Comment

    1. Trương Ngọc

      Vấn đề đầu ra không thấy đề cập để dân phát triển.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.