[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nghiên cứu của ThS Vương Nam Trung, Phạm Sỹ Tiệp và Lê Hoàng Bảo Vi, Trần Công Luận đã chỉ ra chế phẩm Diterpen Lacton (DL) chiết xuất từ cây Xuyên tâm liên (Andrograpis panicultata) có khả năng thay thế kháng sinh trong khẩu phần lợn, gà, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Cây xuyên tâm liên
Vấn đề sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi với mục đích kích thích sinh trưởng và phòng bệnh tật ngày càng được kiểm soát nghiêm ngặt và hướng tới xóa bỏ hoàn toàn, đồng thời nghiên cứu các giải pháp thay thế kháng sinh được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng hoạt chất DL từ cây xuyên tâm liên bổ sung trong thức ăn chăn nuôi heo, gà công nghiệp. Chế phẩm DL bào chế từ cây xuyên tâm liên có tính ổn định cao và đạt các tiêu chuẩn cơ sở. Quy trình chiết tách hoạt chất diterpen lacton từ cây xuyên tâm liên có công suất 20 kg nguyên liệu/mẻ.
0,45% DL giúp gà tăng trọng 7,5 – 8%
Kết quả thử nghiệm cho thấy sử dụng bột xuyên tâm liên và bột diterpen lacton trong thức ăn của gà đã giúp gà tăng trọng đáng kể, tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ chết. Mức bổ sung là 0,45% giúp gà tăng trọng 7,5 – 8%; giảm 3,6 – 5,9% tỷ lệ chết. Kết quả cũng đạt được như vậy với heo. Mức bổ sung 0,3% bột xuyên tâm liên và bột DL đã giúp heo cải thiện 7 – 9% tăng trọng, giảm 5,5 – 5,6% tỷ lệ chết (so với không bổ sung). Nhóm nghiên cứu cho rằng bột xuyên tâm liên và bột DL hoàn toàn có thể thay thế cho việc sử dụng kháng sinh trong khẩu phần thức ăn của gia súc, vừa giúp không còn tình trạng tồn dư kháng sinh trong thịt gà, heo; mà gà, heo vẫn tăng trọng, tỷ lệ chết cũng giảm.
0,30% DL cải thiện 6,17% tăng trọng ở lợn
Để đánh giá hiệu quả sử dụng của chế phẩm DL thay thế kháng sinh trong điều kiện Việt Nam. Để đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm DL thay thế kháng sinh trong khẩu phần lợn thịt được tiến hành trên 160 con lợn con sau cai sữa (60 ngày tuổi), thỏa mãn tính đồng đều và được phân ngẫu nhiên vào 4 nghiệm thức:
T1: Đối chứng, không có sản phẩm DL;
T2,T2,T4 không sử dụng kháng sinh, có sử dụng DL ở mức 01,15; 0,3 và 0,45% trong khẩu phần ăn; 10 lợn/ô; 4 ô/nghiệm thức (4×10×4).
Khẩu phần cơ sở là như nhau ở tất cả các nghiệm thức và đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng cho lợn (NRC, 2012). Các chỉ tiêu theo dõi là trọng lượng cơ thể, lượng thức ăn có hại trong phân lợn, dư lượng kháng sinh trong thịt và gan lợn. Kết quả cho thấy sử dụng chế phẩm DL trong khẩu phần lợn thịt không những cải thiện tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm tỷ lệ tử vong mà còn có thể thay thế hoàn toàn kháng sinh như là chất kích thích tăng trưởng trong khẩu phần ăn.
Nghiệm thức tốt nhất ở mức 0,30% DL trong khẩu phần ăn đã cải thiện 6,17% tăng trọng; 5,59% hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm hàm lượng E.Coli và coliform trong phân cũng như giảm tỷ lệ hao hụt so với khẩu phần đối chứng có kháng sinh. Việc sử dụng chế phẩm DL trong khẩu phần không có ảnh hưởng đáng kể tới các chỉ tiêu chất lượng thịt và các chỉ tiêu sinh hóa ngoại trừ hàm lượng glucose trong máu có xu hướng giảm khi tăng hàm lượng chế phẩm DL trong khẩu phần.
H.N (Tổng hợp)
Theo nhóm nghiên cứu, Diterpen Lacton là nhóm hoạt chất chính trong cây xuyên tâm liên, nhóm hoạt chất này có khả năng tăng cường miễn dịch, sức đề kháng: ngăn ngừa tiêu chảy, chống viêm nhiễm đường hô hấp, trị cảm cúm… và hầu như không có tác dụng phụ.
- thay thế kháng sinh li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất