[Chăn nuôi Việt Nam] – Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được lên men (Fermented Total Mixed Ration – FTMR) thực chất là thức ăn TMR được lên men nhằm kéo dài thời gian sử dụng sau khi đã tạo ra (sử dụng sau khi ủ 2-3 tuần, thời gian bảo quản kéo dài 3-6 tháng). Xuất phát từ thực tế, nhiều nguồn thức ăn thô có tính thời vụ (phụ phẩm cây trồng, cỏ trồng, ngô sinh khối, … ), đồng thời hạn chế của thức ăn TMR là chỉ sử dụng ngay trong ngày, vì thế FTMR là giải pháp hữu hiệu để đảm bảo nguồn thức ăn thường xuyên cho bò.
Công nghệ này dựa trên nguyên lý sự lên men của vi sinh vật (lên men tự nhiên hoặc lên men có sử dụng chế phẩm vi sinh vật) và chuyển hóa các chất trong điều kiện yếm khí. Giữ vai trò chính trong quá trình lên men là các vi khuẩn lên men lactic có sẵn trong các loại thức ăn xanh, ngoài ra có thể tác động bằng cách bổ sung vi khuẩn lên men acid lactic từ bên ngoài.
Ở Việt Nam, nhóm tác giả Nguyễn Hữu Văn và cộng sự (2015) đã công bố kết quả nghiên cứu đã cho thấy tính khả thi của việc chế biến và bảo quản thức ăn dạng FTMR từ các nguồn phụ phẩm nông công nghiệp. Kết quả thử nghiệm dùng FTMR để vỗ béo bò vàng Việt Nam cho tăng trọng đạt cao, tiêu tốn thức ăn trên 1 kg tăng trọng thấp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rõ ràng so với hình thức chăn thả tự do trên đồng cỏ tự nhiên ở miền Trung. Nhóm tác giả cũng khuyến nghị ứng dụng các kết quả đề tài này vào sản xuất để góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt thức ăn thô xơ và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt ở nước ta.
Trên cơ sở danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2021 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt, ngày 8 tháng 9 năm 2021 Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi đã ký hợp đồng đặt hàng Công ty TNHH Trường Anh Thư triển khai thực hiện dự án: “Ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh từ nguồn nguyên liệu ở địa phương để phát triển chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Quảng Ngãi”. Thời gian thực hiện dự án là 3 năm (2021-2024) với sự hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật của Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.
Trong khuôn khổ dự án có một số nội dung như: Hoàn thiện các qui trình sản xuất thức ăn hỗn hợp dùng cho bò thịt; và xây dựng và hoàn thiện qui trình kỹ thuật chăn nuôi bò thịt bằng thức ăn hỗn hợp. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh lên men (FTMR) cho bò thịt từ các nguồn nguyên liệu sẵn có tại Quảng Ngãi đã được thực hiện thành công và áp dụng vào thực tiễn. Theo đó dự án đã tổ chức thực hiện và xây dựng hướng dẫn ứng dụng công nghệ khả thi, tiện lợi, linh hoạt có thể áp dụng ở trang trại qui mô vừa và sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có để chế biến, dự trữ thức ăn cho bò thịt ở Quảng Ngãi.
1. Phương pháp chế biến, bảo quản và sử dụng
1.1. Nguyên liệu
– Thức ăn tinh: cám gạo, bột ngô, bột sắn,…
– Thức ăn thô: cỏ voi, ngô sinh khối, phụ phẩm nông-công nghiệp (rơm lúa, thân lá lạc, ngọn lá mía, bã bia, bã đậu nành, khô dầu lạc, rỉ mật,…)
– Thức ăn bổ sung: muối, premix-khoáng,…
1.2. Thiết bị, dụng cụ
– Máy nghiền thức ăn tinh
– Máy băm cỏ, băm rơm
– Xẻng, cào dùng để xúc và trộn
– Máy trộn thức ăn (hoặc trộn thủ công)
– Túi ủ, thùng ủ (ủ thủ công) hoặc máy cuộn bánh đảm bảo môi trường yếm khí
1.3. Quy trình chế biến, bảo quản và sử dụng
* Nguyên liệu thức ăn phải được kiểm tra kỹ để đảm bảo chất lượng và an toàn. Đặc biệt lưu ý việc phơi héo các loại cây cỏ hoặc phụ phẩm cây trồng có hàm lượng nước cao để làm giảm ẩm độ của sản phẩm.
* Thức ăn tinh và thức ăn bổ sung (nếu có) được trộn đều trước, sau đó mới trộn với thức ăn thô đã được băm ngắn. Có thể dùng máy để trộn hoặc trộn thủ công.
* Thức ăn sau khi phối trộn xong thì ủ yếm khí bằng máy cuộn thành bánh, hoặc bằng cách nén chặt – buộc/đậy kín trong túi ni lon, thùng phuy.
* Sau khi ủ khoảng 21 ngày thì có thể lấy cho bò ăn. Thức ăn được ủ có thể được bảo quản trong vòng 3-6 tháng ở nơi thoáng mát.
* Sản phẩm sau khi ủ chất lượng tốt thì có màu vàng rơm, mùi thơm thoảng hương cồn, vị hơi chua, ẩm độ tối đa 70%, không bị mốc hoặc thâm đen thì có thể dùng cho bò ăn. Không sử dụng sản phẩm bị mốc hoặc có mùi khác thường.
* Bò có thể được cho ăn 100% thức ăn dạng FTMR mà không cần cho ăn thêm các loại thức ăn khác.
* Có thể cho ăn thỏa mãn hoặc khống chế lượng cho ăn mỗi ngày tùy theo từng loại bò.
1.4. Giới thiệu một số nguyên liệu và công thức phối trộn
Tùy thuộc vào các nguồn nguyên liệu sẵn có và giá cả, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu, và nhu cầu của bò mà sử dụng các nguyên liệu và công thức phối trộn khác nhau. Sau đây là 03 công thức đã được áp dụng.
Bảng 1: Công thức FTMR cho bò lai chuyên thịt giai đoạn 7-12 tháng tuổi
TT |
Nguyên liệu |
Tính theo vật chất khô (%) |
Tính theo nguyên trạng (trộn 200 kg/mẻ) |
Ghi chú |
1 |
Cây ngô sinh khối/cỏ voi |
50 |
103 |
Phơi héo * |
2 |
Bã bia ướt/bã đậu nành ướt |
20 |
76 |
|
3 |
Bã bia khô/khô dầu lạc |
10 |
7 |
Đã nghiền |
4 |
Cám gạo/bột ngô |
9 |
6 |
|
5 |
Rơm/vỏ lạc |
10 |
7 |
|
6 |
Rỉ mật |
1 |
1 |
|
Giá trị dinh dưỡng |
||||
1 |
Vật chất khô, DM (%) |
> 30 |
|
|
2 |
Năng lượng trao đổi, ME (Kcal/kgDM) |
~2.400 |
|
|
3 |
Protein thô, CP (%) |
~ 17 |
|
|
Bảng 2: Công thức FTMR cho bò lai chuyên thịt giai đoạn 13-18 tháng tuổi
TT |
Nguyên liệu |
Tính theo vật chất khô (%) |
Tính theo nguyên trạng (trộn 200 kg/mẻ) |
Ghi chú |
1 |
Cây ngô sinh khối/cỏ voi |
50 |
103 |
Phơi héo * |
2 |
Bã bia ướt/bã đậu nành ướt |
20 |
76 |
|
3 |
Bã bia khô/khô dầu lạc |
5 |
3 |
Đã nghiền |
4 |
Cám gạo/bột ngô |
14 |
9 |
|
5 |
Rơm/vỏ lạc |
10 |
7 |
|
6 |
Rỉ mật |
1 |
1 |
|
Giá trị dinh dưỡng |
||||
1 |
Vật chất khô, DM (%) |
> 30 |
|
|
2 |
Năng lượng trao đổi, ME (Kcal/kgDM) |
~ 2.450 |
|
|
3 |
Protein thô, CP (%) |
~ 15 |
|
|
Bảng 3: Công thức FTMR cho bò lai chuyên thịt giai đoạn 19-21 tháng tuổi
TT |
Nguyên liệu |
Tính theo vật chất khô (%) |
Tính theo nguyên trạng (trộn 200 kg/mẻ) |
Ghi chú |
1 |
Cây ngô sinh khối/cỏ voi |
50 |
103 |
Phơi héo * |
2 |
Bã bia ướt/bã đậu nành ướt |
20 |
76 |
|
3 |
Cám gạo/bột ngô |
19 |
13 |
|
4 |
Rơm/vỏ lạc |
10 |
7 |
|
5 |
Rỉ mật |
1 |
1 |
|
Giá trị dinh dưỡng |
||||
1 |
Vật chất khô, DM (%) |
> 30 |
|
|
2 |
Năng lượng trao đổi, ME (Kcal/kgDM) |
~ 2.500 |
|
|
3 |
Protein thô, CP (%) |
~ 13 |
|
|
Lưu ý:
– (*) Cây ngô sinh khối hoặc cỏ voi, tuỳ theo thời tiết mà CẦN PHƠI HÉO trong thời gian khoảng 1 buổi đến 1 ngày. Khối lượng sau khi phơi héo giảm từ 103 kg xuống còn dưới 90 kg thì mới đưa vào phối trộn để đảm bảo ẩm độ của khối ủ lớn hơn 30%.
– Các nguyên liệu sau dấu (/) ở trong các bảng 1, 2, 3 là cùng nhóm nên có thể tính toán thay thế cho nhau theo mùa vụ sẵn có tại địa phương. Như vậy cột “tính theo vật chất khô” vẫn được giữ nguyên nhưng cột “tính theo nguyên trạng” sẽ có thể được thay đổi..
– Có thể bổ sung men vi sinh để thúc đẩy tốc độ lên men.
2. Hiệu quả kinh tế – kỹ thuật
Năm 2024, giá thành thức ăn FTMR khoảng 2.200 đồng/kg. Trong khi đó trên thị trường giá thức ăn tinh dạng viên cho bò thịt khoảng 10.000 đồng/kg, cỏ tươi 1.000 đồng/kg, rơm khô 2.000 đồng/kg.
Sử dụng khẩu phần 100% thức ăn FTMR được sản xuất theo các công thức trên nuôi bò lai BBB trong các mô hình của dự án cho kết quả tiêu tốn và chi phí thức ăn qua các giai đoạn tuổi bò như sau:
– Giai đoạn 7-12 tháng tuổi: 50.000 – 55.000 đồng/kg tăng khối lượng bò.
– Giai đoạn 13-18 tháng tuổi: 60.000 – 65.000 đồng/kg tăng khối lượng bò.
– Giai đoạn 19-21 tháng tuổi: 70.000 – 75.000 đồng/kg tăng khối lượng bò.
Máy băm cỏ
Máy trộn
Máy cuộn FTMR
Thành phẩm FTMR
Giới thiệu sản phẩm
Nuôi bò lai BBB bằng FTMR
Nguyễn Hữu Văn1, Đinh Văn Dũng1, Trần Quốc Tuấn2, La Quang Còn3
1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
2 Công ty Công ty TNHH Kỹ thuật công nghệ Tuấn Phát TPT
3 Công ty TNHH Trường Anh Thư
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Quản lý giống heo và chiến lược chọn lọc heo giống (Kỳ I)
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu năm 2025
- Cúm gia cầm: Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các trang trại gia cầm
- Tác động của các loại khoáng trong nước
- Nhu cầu dinh dưỡng tối ưu của vịt đẻ trứng
- Biện pháp dinh dưỡng ngăn ngừa bệnh lỵ ở heo con
Tin mới nhất
CN,13/04/2025
- Hệ thống công ty Avet – Apharma – Abio: Ghi dấu chặng đường đồng hành và hợp tác
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu thịt, sữa ngoại trong 3 tháng
- Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án chăn nuôi quy mô lớn
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
- Nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm
- Tổng Thống Trump áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày hơn 75 nước
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất