Gà tây vốn có thân xác lớn hơn gà ta gấp ba bốn lần nên thức ăn dành nuôi chúng cũng gấp nhiều lần hơn. Vì vậy, nếu có điều kiện để chăn thả sẽ đem lại mức lợi cao hơn, nhất là khu vực chăn thả lại có sẵn thức ăn dồi dào. Nếu nuôi gà tây với số lượng lớn thì cách tốt nhất là nên tạo nguồn thức ăn để nuôi chúng cho đỡ tốn kém. Đây là việc mà bất cứ người chăn nuôi nào cũng phải nghĩ tới và cố thực hiện cho bằng được.
Trồng rau cỏ
So với nhiều loại gia cầm khác, trừ đà điểu và ngỗng, gà tây là loài thích ăn cỏ nhất. Mỗi ngày chúng tiêu thụ một lượng rau cỏ khá nhiều, chiếm khoảng 40% khối lượng thức ăn để sống. Vì vậy, nuôi gà tây không thể thiếu rau cỏ. Nếu này ngào cũng phải bỏ một số tiền ra mua thức ăn xanh này để nuôi gà tây, tính ra một năm con số đó cũng không phải là nhỏ! Nhưng rau cỏ lại là thứ dễ trồng, chỉ cần có đất còn công sức bỏ ra để tưới bón không nhiều, người già và trẻ con đều làm được.
Cần tận dụng hết đất đai trong sân vườn chăn thả gà để trồng các loại rau cỏ. Nếu đất đai chăn thả rộng, ta nên chia ra từng khu vực để trồng cỏ. Khi đàn gà ăn trụi hết khu vực cỏ trồng này, ta lùa chúng sang ăn tiếp khu vục khác, và lo chăm sóc tưới bón lại nơi đàn gà vừa “thu hoạch” xong để dành cho chúng ăn lần sau.
Nếu khu vực chăn thả hẹp, không đủ cỏ cho gà ăn thì nên tìm đất bên ngoài để trồng cỏ. Gà tây có thể ăn được các giống cỏ hoà thảo có thân lá mềm như cỏ Xả, cỏ Ruzi, cỏ Andro hoặc các giống cỏ họ đậu.
Gà tây cũng ăn được nhiều thứ cỏ mọc hoang, ở ngoài đồng, ngoài ruộng như cỏ cú, cỏ chỉ, cỏ gà, rau cải trời. Những cỏ mọc hoang này chỉ cần mất công thu cắt, có điều không phải hiện nay vùng nào cũng có nhiều vì đất đai nông nghiệp càng ngày càng bị thu hẹp dần. Lại do nhiều nơi đang có xu hướng đô thị hoá nên không còn nhiều đất trồng nữa.
Ngoài cỏ ra, ta có thể trồng rau muống, vốn là thức ăn gà tây cũng ưa thích.
Chăn thả ngoài vườn, hễ gặp đám cỏ là cả đàn gà tây kéo đến. Chúng dùng cái mỏ vừa mạnh, vừa bén rút tỉa những lá non của từng bụi cỏ lên ăn, nhưng khi cắt rau cỏ về nhà thì trước khi cho vào máng ăn của gà nên rửa sạch để trôi hết những tạp chất như đất cát và nhiều chất độc hại khác, như vậy khỏi hại đến sức khoẻ của gà.
Khai thác tổ mối
Gà tây mọi lứa tuổi, nhất là gà tây con rất thích ăn con mối. Con mối cung cấp cho gà tây nhiều chất đạm và chất béo rất cần cho sự sinh trưởng của gà tây nên cho gà ăn nhiều mối rất tốt. Tại nước ta, nhiều vùng có rất nhiều ổ mối, nhất là các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ.
Khai thác tổ mối làm thức ăn cho gà tây
Khi gặp ổ mối, ta có thể lùa gà ra nơi đó rồi tìm cách làm cho mối động ổ mà chui ra từng đàn, từng đàn hằng hà sa số cho gà mặc sức mà ăn. Hoặc xắn ổ mối thành những tảng lớn, đem về nhà đập vỡ ra khiến mối không còn nơi trú ẩn mà chạy hết ra ngoài cho gà tha hồ nhặt ăn.
Nuôi trùn, nuôi dòi
Trùn đất và dòi là nguồn thức ăn bổ dưỡng chứa nhiều đạm chất dùng để nuôi các giống gia súc gia cầm, gà tây cũng thích ăn.
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, việc nuôi trùn, nuôi dòi đã được thực hiện từ hàng trăm năm nay, và đã tiến lên công nghiệp hoá, được coi là ngành nghề làm ăn phát đạt. Đây là mặt hàng xuất khẩu mang lại nhiều ngoại tệ cho nhiều nước, trong đó có Mỹ, Nhật …
Từ xa xưa, ông cha ta cũng đã biết con trùn, con dòi là thức ăn khoái khẩu của các giống gia cầm nên các cụ cũng đã từng nuôi, nhưng nuôi theo phương pháp xưa cũ bằng cách ủ từng đống phân trâu bò hay phân rác để lâu ngày cho hoại mục, vừa dùng làm phân bón, vừa gạn trùn ra để nuôi gà vịt. Vẫn biết trùn gặp đống phân trâu bò thì sinh sôi nẩy nở rất nhanh, nhưng nuôi theo cách đó số trùn thu hoạch không được nhiều.
Nuôi trùn, dòi làm thức ăn cho gà tây
Ngày nay nông dân ta biết cách đào hố để nuôi dòi, cũng bằng vật liệu là rơm rạ với phân bò, để tạo thêm nguồn thức ăn bổ dưỡng đê nuôi gà vịt, trong đó có gà tây.
Trùn, dòi, ngoài việc cho gà tây ăn tươi, số dư ra có thể sấy khô rồi nghiền thành bột để dành cho ăn lâu ngày cũng tốt.
Tóm lại, nếu tạo được nguồn thức ăn tươi thì sẽ mang lại cho người chăn nuôi nhiều nguồn lợi. Trong chăn nuôi, chi phí về thức ăn còn lớn hơn gấp nhiều lần chi phí mua con giống. Ai sớm giải quyết được điều này thì coi như nhẹ được mối lo.
Nguồn: Farmvia
- Nuôi gà Tây li>
- Nuôi gà Tây tự động li>
- Thức ăn nuôi gà tây li>
- kỹ thuật nuôi gà tây li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất