Từ đam mê nuôi bồ câu kiểng, ông Lê Văn Nam (xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, An Giang) đã tìm tòi, học hỏi mở rộng thành trại nuôi bồ câu thương phẩm, mỗi năm lời hàng trăm triệu đồng.
Đam mê bồ câu
Ở vùng Bảy Núi, ông Nam rất nổi tiếng vì là người đam mê và khởi xướng nuôi bồ câu thương phẩm tại địa phương. Trại bồ câu hơn 2.000 con giống được ông Nam bố trí lồng nuôi khá khoa học nên chỉ chiếm diện tích khoảng 300m2.
Ông Nam làm giàu nhờ nuôi bồ câu.
Ông Nam kể, quê ông ở miền Bắc. Những năm tháng chiến tranh, ông đi bộ đội vào Nam chiến đấu rồi thành gia lập thất, bám trụ tại vùng Bảy Núi cho đến nay. Khi còn trong quân ngũ, ông thường hay giải trí bằng cách nuôi bồ câu kiểng. Hầu hết các giống bồ câu kiểng nổi tiếng nhập từ Hà Lan, Pháp, Ý, Mỹ, ông đều đã nuôi qua. Năm 1990, ông Nam xuất ngũ về địa phương làm ruộng rồi mở nhà máy xay lúa.
Cuộc sống cứ thế trôi đi, tuy làm nhiều việc khác nhau nhưng niềm đam mê với bồ câu trong ông Nam vẫn không bao giờ thuyên giảm. Lúc nào ông cũng có vài cặp bồ câu kiểng trong nhà để giải trí, có những cặp trị giá hàng chục triệu đồng. “Lúc trong quân ngũ, tôi và anh em trong đơn vị hay mua bồ câu về nuôi làm kiểng, rồi trao đổi bồ câu với nhau để tạo phong trào nuôi cũng như có thêm chi phí phục vụ đam mê. Đến khi rời quân ngũ, tôi làm đủ thứ việc, có lúc chuyển qua nuôi ong lấy mật nhưng người ta phun xịt thuốc quá nhiều dẫn đến ong chết. Lúc này, thấy bồ câu dễ nuôi, nếu tính toán kỹ không cần diện tích lớn, lại có kinh nghiệm, nên 10 năm trước tôi bắt đầu chuyển dần qua nuôi bồ câu thương phẩm”- ông Nam kể.
Với vốn kinh nghiệm nuôi bồ câu kiểng sẵn có, ông Nam lên TP Hồ Chí Minh tìm mua những cặp bồ câu giống đầu tiên về nuôi. “Đợt đầu tương đối thành công đã tạo động lực để tôi tiếp tục nhân đàn lên vài trăm cặp. Tôi chủ yếu chọn giống bồ câu từ Hà Lan, Pháp, vì các giống này thuần chủng, nuôi trong chuồng đạt hiệu quả cao hơn”- ông Nam nói.
Khách đến tham quan mô mình nuôi bồ câu của ông Nam đều thán phục cách tính toán của ông. Đặc biệt cách nuôi của ông Nam rất khác so với nhiều mô hình nuôi bồ câu thường thấy. Mặc dù có nhiều kinh nghiệm nhưng ông Nam không sản xuất giống để nhân đàn mà chủ yếu mua giống từ nơi khác về nuôi. Ông lý giải việc nhân giống tại chỗ rất mất thời gian, hiệu quả kinh tế không cao. Do đó, ông thường gom bồ câu giống từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông về nuôi. Đây là những con giống tương đối lớn nên mau đẻ, nhanh thu hồi vốn. Khi mua về, ông Nam thường tuyển chọn lại, bỏ vô lồng, đánh số, ghi cụ thể ngày tuổi bồ câu để biết thời gian thải loại bồ câu trống mái theo đúng chu kỳ nuôi được tính toán trước.
Mở rộng sản xuất
Nhờ tận dụng đất quanh nhà cùng cách nuôi hợp lý mà ông Nam đang có trại bồ câu thuộc loại quy mô nhất tại vùng Thất Sơn. Để nuôi vừa 1 cặp bồ câu giống (gồm 1 trống, 1 mái), ông Nam thiết kế lồng theo quy cách sàn rộng 0,6×0,6 m, cao 0,6 m. Các lồng được ông chất chồng lên để không chiếm diện tích trại. Theo ông Nam, trong quá trình nuôi, cần giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, thức ăn nên chọn loại tốt (thường là loại cho gà đẻ ăn) sẽ đảm bảo dinh dưỡng, cũng không nên cho bồ câu ăn hoàn toàn bằng lúa.
Nhiều năm kinh nghiệm, ông Nam đã tính ra công thức thức ăn của bồ câu hợp lý nhất là gạo lứt cộng với thức ăn cho gà loại tốt, mỗi thứ 50%, sẽ đảm bảo có sức đề kháng tốt, ít mắc bệnh và đẻ liên tục. Trong quá trình nuôi, đặc biệt chú ý không được để chuồng dơ vì dễ phát sinh mụn cóc trên bồ câu. Khi bồ câu đẻ không nên lấy trứng ấp bằng máy mà phải cho bồ câu ấp tự nhiên. Tuy vậy, muốn bồ câu ấp hiệu quả, cần lấy cát xây để vô rổ giúp tỷ lệ nở cao. Hệ thống nước uống tự động phải được vệ sinh thường xuyên. “Bồ câu nuôi đúng quy trình, rất ít bệnh. Nếu có, chủ yếu bị bệnh ho thì tiêm thuốc 3 ngày là hết bệnh”- ông Nam chia sẻ.
Ông Nam cho biết, hiện mỗi tháng trại ông xuất bán ra thị trường hơn 800 cặp bồ câu ra ràng, chủ yếu đưa về các tỉnh, thành ĐBSCL với giá 80.000 đồng/cặp. Theo tính toán của ông Nam, chi phí thức ăn, chăm sóc chỉ tốn hơn 20.000 đồng/cặp/tháng, nên khi bán một cặp bồ câu, ông lời 60.000 đồng. Ngoài ra, nếu khách có nhu cầu bồ câu giống, ông dưỡng đến 6 tháng tuổi sẽ bán với giá hơn 250.000 đồng/cặp. Như vậy, mỗi tháng ông Nam thu nhập gần 50 triệu đồng từ bồ câu, sau khi trừ hết chi phí. Ngoài ra, bất cứ ai có yêu cầu bồ câu giống, ông Nam sẽ tuyển chọn chăm sóc, rồi hướng dẫn kỹ thuật cũng như làm đầu mối chỉ chỗ tiêu thụ trong tương lai. “Hiện thị trường bồ câu rất lớn nên không lúc nào đủ nguồn cung. Tôi sẽ mở rộng trại để nâng tổng đàn lên hơn 2.000 cặp bồ câu giống”- ông Nam cho biết.
Bài, ảnh: BÌNH NGUYÊN
Nguồn: Báo Cần Thơ
- nuôi chim bồ câu li>
- kỹ thuật nuôi chim bồ câu li>
- tỉ phú bồ câu li> ul>
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
Tin mới nhất
T6,10/01/2025
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất