Tìm hiểu về trường hợp tổn thương xương lưỡi hái ở gà đẻ - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Tìm hiểu về trường hợp tổn thương xương lưỡi hái ở gà đẻ

    Những yêu cầu hiện đại đối với gà đẻ đã tạo ra một “lý do hoàn hảo” dẫn đến những nguyên nhân gây tổn thương cho xương lưỡi hái; tiến sĩ Mike Toscano – một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu đã cảnh báo về vấn đề này. “Ngày nay, chúng ta có thể thấy gà có biểu hiện xương yếu và dễ gãy ngày một tăng, nhưng chúng lại sống trong môi trường chuồng nuôi khá phức tạp và nguy hiểm”, ý kiến của tiến sĩ Mike Toscano từ trường đại học Bern, Thụy Sĩ.

     

    Trong cuộc họp mùa xuân mới đây của WPSA tại Chester, tiến sĩ Toscano cho biết: “Giai đoạn sản xuất trứng cao độ sẽ làm thay đổi cấu trúc tổng thể của xương, trong khi cuộc cách mạng nuôi thả trong chuồng thay thế cho kiểu lồng nuôi truyền thống đã tạo ra những thách thức buộc gà phải thích nghi trong chính môi trường sống của chúng. Vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay có liên quan đến sức khỏe của xương chính là tình trạng nứt, gãy xương lưỡi hái. Đến cuối giai đoạn sản xuất trứng, có đến hơn 50% gà trong hệ thống có biểu hiện tổn thương xương lưỡi hái ở mức độ nhất định. Đây thật sự là một vấn đề nghiêm trọng”.

    Tìm hiểu về trường hợp tổn thương xương lưỡi hái ở gà đẻ

    Tình trạng nứt, gãy xương được ghi nhận ở tất cả các hệ thống chuồng nuôi và trên cả mọi giống di truyền, và dữ liệu tương tự cũng đã được ghi nhận từ Anh, Hà Lan, Bỉ, Thụy Sĩ và Canada.

     

    Nhu cầu can xi

     

    Nhu cầu canxi trong vỏ trứng là một yếu tố quan trọng. “Với 40% lượng canxi trong vỏ trứng được huy động từ xương xuyên suốt giai đoạn sản xuất trứng kéo dài, các bạn sẽ thấy tình trạng xương bị mất khoáng chất và gà có khuynh hướng bị gãy xương. Kết quả gãy xương được cho là phát sinh từ sự va chạm nội lực bên trong cấu trúc ống xương, mặc dù hệ thống những vết nứt không giống cơ chế va chạm cơ học.”

     

    Những vấn đề về xương khác bao gồm tình trạng xương lưỡi hái bị cong vẹo xuất hiện khi gà bay lên xuống, bị chấn thương khi vận chuyển gà hậu bị và gà già.

     

    Có ý kiến cho rằng nhu cầu canxi cần cho sản xuất trứng ngày nay và khi gà bước vào giai đoạn sản xuất cao độ là nguyên nhân gây nứt, gãy xương lưỡi hái, nhưng những bằng chứng gần đây cho thấy nguyên nhân cuối cùng phức tạp hơn. Mặc dù sản lượng trứng sản xuất vẫn còn tương đối cao, và có thể kéo dài vượt quá 55 tuần tuổi, tỷ lệ xuất hiện nứt gãy xương mới giảm dần và thậm chí giảm khi gà dưới 45 tuần tuổi. Nguồn gốc của sự tổn thương hiện đang là một “câu hỏi lớn”, điều mà ông vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời ngay lúc này. “Như vậy, trong khi chúng ta đã nhận thức được vấn đề tồn tại nhưng nguyên nhân gốc rễ vẫn chưa được tìm ra, và làm thế nào để giải quyết tận gốc những vấn đề liên quan đến sức khỏe của xương?”

     

    “Mặc dù chúng tôi tin rằng gà bị ngã và va chạm là nguyên nhân chính, ngay cả ở những nơi mà chúng tôi nghĩ rằng ít có khả năng xảy các va chạm cơ học như trong chuồng lồng kín thì tỷ lệ gà bị tổn thương ghi nhận được vẫn ở tỷ lệ khoảng 38%. Dường như gà có thể gặp vấn đề gì đó khiến chúng trở nên sợ hãi, hoảng loạn và chạy va vào vật gì đó.”

     

    Ông cũng nghĩ rằng có thể có những nguyên nhân khác, ví dụ khi gà vỗ cánh có thể gây ra các vết nứt gãy.

     

    Các vết nứt gãy giảm dần ở giai đoạn 40 tuần tuổi

     

    Có một khía cạnh không giải thích được ở đây là tỷ lệ nứt, gãy xương giảm dần sau giai đoạn 45 – 50 tuần tuổi.

     

    “Có lẽ chúng ta dự đoán rằng, tỷ lệ gãy xương sẽ tăng dần theo thời gian. Gà mái vẫn còn sản xuất nhiều trứng ở giai đoạn 45 – 50 tuần tuổi, nhưng thực tế thì tỷ lệ nứt gãy xương không còn tăng nữa. Người ta cho rằng sự thay đổi hành vi và tập tính sống của gà có thể giải thích cho hiện tượng này; khi được 40 tuần tuổi, gà đã tự tìm ra cách để di chuyển xung quanh hệ thống chuồng nuôi. Gà có thể đã thích nghi với điều kiện ít nguy hiểm, hoặc đơn giản là khi càng lớn thì gà càng có xu hướng giảm hoạt động.”

     

    Để phân tích riêng lẻ những tác động hành vi lên đặc tính của xương, một loạt những bài kiểm tra va chạm đã được thực hiện, trong đó các nhà khoa học đã thực hiện một loạt các va chạm có kiểm soát với mức độ khác nhau lên cơ thể gà vừa được gây chết. Thí nghiệm khảo sát xương lưỡi hái đã thực sự phản ánh được các trường hợp và mức độ gãy xương quan sát thấy ở các trang trại. Thử nghiệm cũng đã phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa độ tuổi của gà, mức độ va chạm và khả năng gãy xương.

     

    Tiến sĩ Toscano nói: “Điều này phù hợp với những gì chúng tôi dự đoán”. Nhưng ở tuần thứ 40, mức độ này đã giảm xuống và sau đó dường như có khuynh hướng giảm xuống thấp hơn, giống với những gì đang diễn ra trong các trang trại; điều này có xu hướng loại trừ bất kỳ hành vi thích ứng nào của gà mái.

     

    Khả năng khác là do sự thay đổi trong cấu trúc tổng thể của xương lưỡi hái của gà ở giai đoạn này. ”Mặc dù nó khá nhẹ, bạn sẽ thấy có sự gia tăng dần độ cứng chắc của xương lưỡi hái, điều này trái ngược với những gì bạn thấy ở các xương dài.”

     

    Cũng có thể sự trưởng thành của các liên kết chéo trong xương theo độ tuổi, làm cho xương lưỡi hái rắn chắc hơn.

     

    “Vì vậy, tôi nghĩ loãng xương chắc chắn góp phần vào tần suất tổn thương, nhưng vì chưa có lời giải thích đầy đủ cụ thể, và tôi cho rằng nó có vai trò chủ đạo trong trường hợp này cho đến giai đoạn 40 tuần tuổi.”

     

    3 lĩnh vực can thiệp

     

    Chúng ta có thể can thiệp để giảm tổn thương xương lưỡi hái ở 3 mặt: dinh dưỡng, di truyền giống và quản lý chuồng nuôi. Về mặt dinh dưỡng, khó có thể làm tăng thêm khả năng hấp thu canxi của gà mái.

     

    “Có thể cho rằng chúng ta đã đạt đến giới hạn về khả năng này.”

     

    Một biện pháp khả thi là bổ sung axit béo omega 3 vào khẩu phần dinh dưỡng, những axit béo này có tác động quan trọng đối với sinh lý xương.

     

    Các nghiên cứu thực hiện tại Bristol cho thấy chúng đã có tác động “thật sự mạnh mẽ”. Ông cung cấp thêm thông tin về một thử nghiệm sử dụng khẩu phần có bổ sung omega-3 chuỗi ngắn giúp làm giảm tỷ lệ nứt gãy xương lưỡi hái từ 60% xuống còn 20%.

     

    “Đây là một số liệu đáng kinh ngạc, và khi chúng tôi trao đổi với người trong ngành, họ đã không tin được khả năng đó.”

     

    Trong dinh dưỡng của người, axit N-3 chuỗi dài được cho là lý tưởng, nhưng trong một khẩu phần thức ăn thử nghiệm với 60% loại axit này, kết quả thu được thật đáng thất vọng, với tỷ lệ nứt gãy xương cao hơn nhiều hơn so với khẩu phần đối chứng. Sản lượng và chất lượng trứng cũng tệ hơn.

     

    “Có thể kết quả thử nghiệm ở gà với axit chuỗi dài hơi áp đảo, nhưng với nhóm được bổ sung omega-3 chuỗi ngắn đã cho kết quả rất tốt, tỷ lệ nứt gãy xương giảm đến 40%. Kết quả này hứa hẹn rất nhiều tiềm năng cho tương lai.”

     

    Trong nghiên cứu về mặt di truyền, 5 giống gà di truyền khác nhau từ Hendrix đã được lựa chọn, tất cả đều được nuôi dưỡng trong cùng điều kiện. Các thử nghiệm kiểm tra va chạm đã được tiến hành vào lúc 27 tuần tuổi. Có một giống di truyền có tỷ lệ gà không bị nứt gãy xương là 84%, trong khi đó, ở một giống gà khác tỷ lệ này chỉ dừng lại ở con số 5%.

     

    “Vì một vài lý do nào đó, một dòng di truyền kháng tốt với tình trạng nứt gãy xương, nhưng những khác biệt này không thể hiện tính thương mại. Kết quả này cho thấy có sự ảnh hưởng của tiềm năng di truyền, nhưng bị áp đảo bởi những tác động môi trường lên các trang trại. Di truyền học không phải là viên đạn bạc quy định những việc sẽ xảy ra, và tồn tại những giới hạn mà chúng ta có thể can thiệp được.”

     

    Mối nguy hiểm từ trong chuồng nuôi

     

    Lĩnh vực tiếp cận thứ ba, thiết kế chuồng nuôi là việc làm cần thiết để hạn chế những hành vi và hoạt động nguy hiểm của gà, và giảm thiểu các yếu tố gây va chạm. Một thử nghiệm cho thấy tỷ lệ nứt, gãy xương gia tăng cùng với cấu trúc phức tạp của chuồng nuôi. Một phát hiện khác chứng minh việc thiết kế đường dốc từ các tầng ở phía trên hạn chế được những kích hoạt động và hành vi nguy hiểm ở gà, và giảm số lượng vết nứt gãy xương. Người ta sử dụng các máy gia tốc kế để đo giá trị năng lượng từ các chuyển động chính của gà trong chuồng nuôi. Những gà trong khu vực từ nền chuồng đến tầng kế tiếp có giá trị năng lượng ghi nhận thấp, trong khi những gà nhảy từ các tầng trên xuống thường gặp tai nạn có giá trị năng lượng va chạm cao hơn đáng kể.

    Biên dịch: Ecovet Team (theo Poultryworld)

    Nguồn: Ecovet

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.