Tình hình chăn nuôi và nghiên cứu con trâu tại Việt Nam - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Tình hình chăn nuôi và nghiên cứu con trâu tại Việt Nam

    Trâu Việt Nam có khối lượng nhỏ, sức sản xuất thấp, trâu đực trưởng thành nặng 357kg; trâu cái nặng 322kg; tỷ lệ thịt xẻ đạt 36-38%. Chăn nuôi trâu ảnh hưởng rất nhiều bởi việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi làm cho diện tích chăn thả cho trâu có xu hướng giảm. Trong khi nhu cầu ẩm thực hiện nay không ngừng tăng, mà con trâu vòng đời lớn, thời gian sinh sản, sinh trưởng dài chính những nguyên nhân trên đã làm số lượng trâu trong cả nước vẫn liên tục giảm trong những năm trở lại đây.

     

    Tình hình chăn nuôi tại Việt Nam

     

    Thống kê đàn trâu nước ta một số năm gần cho thấy năm 2010 là 2,88 triệu con, nhưng đến năm 2019 chỉ còn 2,35 triệu con, như vậy trung bình mỗi năm giảm 58,89 nghìn con tương ứng 2,25%.

    Trong các khu vực, trung du và miền núi phía bắc vẫn là nơi tập trung chủ đạo đàn trâu cả nước với 1,37 triệu con chiếm 56,22%; ĐBSCL là khu vực nuôi ít nhất chỉ 26,2 nghìn con; còn Tây Nguyên giữ mức trung bình thấp so với cả nước với 87,3 nghìn con, trong đó tỉnh Lâm Đồng có 14,9 nghìn con.

     

    Về tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng liên tục tăng qua các năm cụ thể, năm 2010 chỉ đạt 83,6 nghìn tấn, đến năm 2019 đã đạt 95,1 nghìn tấn, tốc độ tăng trung bình đạt 1,28 nghìn tấn/năm, tương ứng mức tăng 1,43%/năm (Tổng cục thống kê, 2019).

     

    Tình hình nghiên cứu về con trâu tại Việt Nam

     

    Trong những năm gần đây, nghiên cứu về con trâu cũng đã được Nhà nước quan tâm nên theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2019, số lượng đàn trâu bị giảm nhưng chất lượng đàn trâu của những năm gần đây tại Việt Nam có tăng lên nhờ sự tham gia của công tác nghiên cứu khoa học được thể hiện rõ trong bảng sau.

     

    Từ những năm 1970, công tác tuyển chọn trâu phục vụ nhân thuần đã bắt đầu được chú ý. Tại trại trâu Ngọc Thanh, Vĩnh Phúc họ đã chọn con có khối lượng lớn để làm giống với khối lượng sơ sinh có thể đạt 28,8kg (đực) và 27,8kg (cái). Áp dụng một số biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng tốt giúp TKL của nghé từ sơ sinh đến 6 tháng đạt 465 g/ngày.

    Khối lượng 12 tháng đạt 185,4kg (đực) và 182,6kg (cái); 24 tháng tuổi đạt 266,8kg (đực) và 254,3kg (cái); 36 tháng tuổi tương ứng 363,7 kg (đực) và 333,7kg (cái). Trâu cái trưởng thành 451,6kg. Nuôi nghé đực 18 tháng tuổi đã có khả năng truyền giống, nhưng trên 2 năm tuổi chất lượng tinh mới tốt. Nghé cái có biểu hiện động dục rõ bắt đầu vào lúc 2 năm tuổi, chukỳ động dục 22 ngày, thời gian chịu đực kéo dài 21giờ. Cho phối giống vào cuối giai đoạn chịu đực và phối kép 2 lần cách nhau 10-12 giờ cho tỷ lệ đậu thai trên 80%. Thời gian mang thai trung bình 325 ngày. Trâu sống tương đối thọ khoảng 20-22 năm, mỗi trâu cái cả đời có thể sinh 15-17 nghé con.

     

    Tuy nhiên trong thực tế sản xuất thì chỉ để trâu cái đẻ 5-6 nghé con sau đó khoảng 13-16 tuổi bà con tiến hành loại thải. Mùa sinh sản chính của trâu vào mùa thu đông chiếm 62%. Tỷ lệ nuôi sống của nghé con đạt 87%, nguyên nhân gây chết chính do ỉa chảy, thiếu sữa và chết rét (Nguyễn Đức Thạc, 1983).

     

    Khi kiểm tra 287 trâu cái trong tuổi sinh sản tại xã Tản Lĩnh (Ba Vì) và xã Tự Lập (Mê Linh) có 92 con chiếm 32% có vấn đề liên quan cơ quan sinh sản, trong số này có 60% gặp vấn đề buồng trứng, số còn lại chủ yếu viêm tử cung. Thí nghiệm trên 19 con trâu chậm sinh do buồng trứng kém phát triển được điều trị bằng PMSG + HCG cho tỷ lệ đậu thai 36,3%

     

    thấp hơn so với lô đạt PRID đạt 62,5%. Đối với trâu có buồng trứng duy trì thể vàng sử dụng PGF2α để điều trị và TTNT có kết quả đậu thai 60% ngay ở chu kỳ động dụng thứ 2, tương đương lô đặt PRID (Mai Văn Sánh, 2005).

     

    Trịnh Văn Trung và ctv (2008) nghiên cứu dinh dưỡng cho trâu bằng việc bổ sung thức ăn xanh, bột sắn, sắn khô và rỉ mật giai đoạn 7-12 tháng tuổi bổ sung 30% thức ăn tinh trong khẩu phần nghé cho TKL cao nhất (561 g/con/ngày). Bổ sung 18-25% bột lá sắn trong khẩu phần ăn của trâu tơ cho TKL 545-578 g/ con/ngày. Khi sử dụng bột sắn, bột lá sắn và rỉ mật vỗ béo trâu TKL đạt 527 g/con/ngày và tỷ lệ thịt xẻ đạt 43,6%. Vũ Duy Giảng (2009) cho biết, nuôi trâu giai đoạn 18-24 tháng tuổi đem vỗ béo trong 3 tháng có thể cho TKL 680-700 g/con/ngày.

     

    Dinh dưỡng cho khẩu phần vỗ béo cho trâu chủ yếu là thức ăn dễ kiếm, ngoài cỏ tươi có thêm một lượng nhất định cám gạo, sắn lát hay sắn tươi. Chất lượng thịt trâu ngày càng được đánh giá cao trên thị trường thế giới và được nhiều người ưa chuộng, kể cả một số nước châu âu và Mỹ vì nhiều nạc, ít mỡ, lượng cholesterol ít hơn thịt bò 41%. Tỷ lệ thịt xẻ của trâu cũng khá cao với 43-48%. Một nghiên cứu về độ ngon được tiến hành trên 28 bữa ăn với 3 loại thịt (1) thịt trâu, (2) thịt bò lai, (3) thịt bò loại 1 từ châu Âu không được cho biết trước tại Trinidad.

     

    Kết quả cho thấy có 14/28 người đánh giá thịt trâu ngon nhất, 7 người đánh giá thịt bò loại 1 nhập khẩu châu Âu ngon nhất, 5 người chọn thịt bò lai và có 2 người đánh giá thịt trâu và thịt bò lai ngon như nhau và ngon hơn thịt bò loại 1.

     

    Đặc điểm chung của trâu nội ở các địa phương nước ta là tầm vóc nhỏ, sinh trưởng chậm (khả năng tăng trọng thấp) và thành thục muộn. Trâu Việt Nam có khối lượng trưởng thành nhỏ: trâu đực 400-450 kg/con trâu cái 330-350 kg/con và tỷ lệ thịt xẻ 43-45%.

     

    Do chăn nuôi đặc biệt là công tác giống hầu như chưa được quan tâm đúng mức nên tầm vóc trâu có xu hướng giảm: Số liệu điều tra từ năm 1985 đến năm 2000 cho thấy tầm vóc của trâu đực đã giảm 11,3%: từ 476kg xuống 422,3kg và trâu cái giảm 14,6%: từ 406kgn xuống 346,5kg. Đây là vấn đề rất đáng báo động về tình trạng suy thoái trâu Việt Nam (Cục Chăn nuôi, 2010).

     

    Thời gian qua, công tác giống trâu đã được chú trọng hơn, nhưng cần phải xây dựng đàn hạt nhân nhằm tạo vùng giống trâu có năng suất, chất lượng cao để cung cấp trâu giống trong vùng và các vùng phụ cận. Một vài nghiên cứu được tiến hành để cải tạo tầm vóc đàn trâu địa phương, sử dụng trâu đực ngoại hình to làm giống.

     

    Kết quả về cải tạo tầm vóc trâu bản địa thông qua sử dụng trâu đực và cái giống KL to đã làm tăng KL sơ sinh, 3, 6, 12 và 24 tháng tuổi của nghé thế hệ 1 lên 10% so với đàn đại trà, và thế hệ 2 lên 5-7% so với thế hệ 1 (Trịnh Văn Trung và ctv, 2010). Đinh Văn Cải (2013) cho biết nghé nội sinh ra từ đực có khối lượng lớn lúc 6 và 12 tháng tuổi cao hơn 7,2% và 9,3%, TKL từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi cao hơn 10% so với đại trà.

     

    Trung tâm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Nghệ An (2016) đã tuyển chọn thông qua bình tuyển, đánh giá quần thể trâu Thanh Chương được 70 con trâu giống (20 đực và 50 cái) đưa vào đàn bảo tồn, kết quả một số chỉ tiêu đạt được như sau: Trâu cái 24-30 tháng tuổi đã bắt đầu động dục và có khả năng phối giống. Khối lượng sơ sinh nghé đực 27,79kg và nghé cái 24,7kg, KL trưởng thành của trâu đực 513,1- 541,9kg, trâu cái 439,0-482,0kg. Khoảng cách 2 lứa đẻ 14-18 tháng chiếm 50%. Tỷ lệ thịt xẻ của trâu cái là 42,83% và trâu đực là 47,6%; tỷ lệ thịt tinh của trâu cái là 31,3% và trâu đực là 32,08% (Đặng Văn Quát và ctv, 2016).

     

    Phạm Văn Giới và ctv (2017) cho biết, chăn nuôi trâu ở Việt Nam chủ yếu ở quy mô nông hộ nhỏ lẻ thường dưới 5 con/hộ, rất ít hộ nuôi trên 10 con/hộ. Trong đàn, trâu cái sinh sản chiếm 46,43-48,64%; tỷ lệ trâu đực giống trong quần thể thấp (1,81-3,58%). Phương thức nuôi bán chăn thả tận dụng các loại cây cỏ, thức ăn tự nhiên là chủ yếu, tỷ lệ các hộ trồng cỏ, dự trữ và bổ sung thức ăn cho trâu còn thấp.

     

    Khối lượng trâu trưởng thành đạt 370-385 và 430-455kg đối với trâu cái và đực. Tuổi đẻ lứa đầu 3-4 năm, khoảng cách lứa đẻ 18-24 tháng. Khi áp dụng giải pháp dinh dưỡng bổ sung mức protein thô 8,92%, xơ thô 7,81%, caxi 0,09%, photpho 0,63% và ME là 2.682,2 kcal/kg, áp dụng các biện pháp về chọn giống đã làm TKL của đàn con cao hơn 9,89%, TKL cao hơn 4,83-18,75% ở các giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở lên, khi áp dụng phối giống có kiểm soát giúp đạt khoảng cách lứa đẻ chỉ còn 15,34 tháng và trong vỗ béo nuôi trâu áp dụng phương thức nuôi nhốt cho hiệu quả kinh tế đạt cao nhất.

     

    Nguyễn Công Định và ctv (2018) đã nghiên cứu cải tiến kỹ thuật TTNT và áp dụng các kỹ thuật mới nhằm nâng cao khả năng sinh sản và KL của trâu cho biết: TTNT cho tỷ lệ chửa trên 50%, thời điểm phối giống thích hợp cho cao nhất, đó là 10-12 giờ kể từ khi trâu cái bắt đầu chịu đực và sử dụng phương pháp phối kép. Đồng thời ứng dụng đặt CIDR và tiêm PMSG cho trâu cái tơ độ tuổi 32-33 tháng tuổi cho kết quả rút ngắn tuổi động dục và phối giống lần đầu 2,6-7,4 tháng so với tự nhiên.

     

    Đối với những con bị viêm đường sinh dục, trâu cái chậm sinh khi buồng trứng kém phát triển, thể vàng tồn lưu và u nang buồng trứng dùng CIDR và tiêm các loại hooc môn PMSG, PGF2 α, HCG để điều trị cho kết quả tỷ lệ động dục trung bình 74,81%; thời gian động dục trở lại sau đẻ 144,60-157,44 ngày, tỷ lệ phối giống có chửa 54,76%. Kết hợp thụt rửa tử cung, âm đạo và bổ sung thức ăn cho trâu cái sau khi đẻ rút ngắn được thời gian động dục lại sau khiđẻ là 34,40 ngày, tỷ lệ phối giống có chửa đạt trung bình 57,14%. Cai sữa sớm cho nghé tốt nhất lúc 5 tháng tuổi. Tỷ lệ động dục lại sau đẻ 80%, thời gian động dục lại sau đẻ 5,9 tháng và tỷ lệ phối giống có chửa trung bình 2 chu kỳ phối đạt 63,63% rút ngắn khoảng cách lứa đẻ từ 1-1,6 tháng và nghé con sau cai sữa sinh trưởng phát triển bình thường. Ngoài ra, khi sử dụng trâu đực giống KL lớn ghép phối với trâu cái được tuyển chọn đã nâng cao được KL và tốc độ sinh trưởng của đời con so với đại trà 14,46-21,26% (Nguyễn Công Định và ctv, 2018).

     

    PGS TS Nguyễn Văn Đức

    Trưởng Ban Khoa học Công nghệ – Hội Chăn nuôi Việt Nam

    Nguồn: Tạp chí KHKT Chăn nuôi số tháng 1.2021

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.