[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhập khẩu nhóm hàng TACN&NL về Việt Nam trong năm 2022 ước đạt 10 triệu tấn, trị giá 5,45 tỷ USD, giảm 3,9% về lượng nhưng tăng 10,5% về trị giá so với năm 2021.
- Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ ngày 06-14/12/2022
- Nhập khẩu thức ăn gia súc 11 tháng năm 2022 đạt gần 5,02 tỷ USD
- Xuất khẩu thức ăn gia súc 11 tháng năm 2022 đạt gần 1,04 tỷ USD
1. Thế giới:
USDA đã đưa ra dự báo mới nhất về cung cầu khô hạt có dầu toàn cầu trong niên vụ 2022/23, theo đó, sản lượng đạt 365,4 triệu tấn, giảm 0,4 triệu tấn so với dự báo trước nhưng tăng 15,2 triệu tấn so với niên vụ 2021/22.
Trong đó, sản lượng khô hạt có dầu tại Trung Quốc đạt mức cao nhất là 95,24 triệu tấn, tương đương với dự báo trước và tăng 6,7 triệu tấn so với niên vụ 2020/21.
Sản lượng khô hạt có dầu của Mỹ đạt 50,5 triệu tấn, tăng nhẹ so với dự báo trước và tăng 1,2 triệu tấn so với niên vụ trước.
Sản lượng khô hạt có dầu của Braxin và Achentina lần lượt đạt 42,3 triệu tấn và 32,7 triệu tấn, tăng 0,8 triệu tấn và 0,9 triệu tấn so với niên vụ trước.
Sản lượng khô hạt có dầu của EU đạt 31,6 triệu tấn, tăng 0,8 triệu tấn so với niên vụ trước.
Lượng khô hạt có dầu tồn kho cuối kỳ toàn cầu niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 19 triệu tấn, giảm 0,1 triệu tấn so với dự báo trước nhưng tăng 1,3 triệu tấn so với niên vụ trước. Trong đó, tồn kho khô hạt có dầu của Achentina đạt 3 triệu tấn, tăng nhẹ so với niên vụ trước; Tồn kho của Braxin đạt 3,95 triệu tấn, tăng 0,3 triệu tấn so với niên vụ trước…
Dự kiến nhu cầu nhập khẩu khô hạt có dầu của thế giới niên vụ 2022/23 đạt 92 triệu tấn, tăng 0,6 triệu tấn so với dự báo trước và so với niên vụ trước. Trong đó, EU nhập khẩu 21,1 triệu tấn, tăng 0,6 triệu tấn so với niên vụ trước; Trung Quốc nhập khẩu 6,5 triệu tấn, giảm 0,7 triệu tấn; Việt Nam nhập khẩu 6,2 triệu tấn, tăng 0,3 triệu tấn so với niên vụ trước…
Lượng xuất khẩu khô hạt có dầu của thế giới đạt 97,6 triệu tấn, giảm 0,1 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 1,9 triệu tấn so với niên vụ 2021/22. Trong đó, Achentina xuất khẩu 28,6 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với niên vụ trước; Braxin xuất khẩu 19,6 triệu tấn, giảm 0,6 triệu tấn; Mỹ xuất khẩu 12,7 triệu tấn, tăng 0,2 triệu tấn so với niên vụ trước…
Dự kiến nhu cầu tiêu thụ khô hạt có dầu của thế giới niên vụ 2022/23 đạt 358,5 triệu tấn, tăng 0,5 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 12,3 triệu tấn so với niên vụ trước do nhu cầu tiêu thụ làm thức ăn chăn nuôi tại Trung Quốc, Mỹ, Braxin… tăng 2.
2. Trong nước:
Theo số liệu thống kê sơ bộ, lượng nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam trong tháng 11/2022 đạt 927,7 nghìn tấn, trị giá 509 triệu USD, tăng 23,7% về lượng và tăng 26,6% về trị giá so với tháng trước, tăng 14,7% về lượng và tăng 40% về trị giá so với tháng 11/2021. Tính chung 11 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu TACN&NL đạt 9,2 triệu tấn, trị giá 5,02 tỷ USD, giảm 3,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Nhập khẩu nhóm hàng TACN&NL về Việt Nam trong năm 2022 ước đạt 10 triệu tấn, trị giá 5,45 tỷ USD, giảm 3,9% về lượng nhưng tăng 10,5% về trị giá so với năm 2021.
Trong tháng 11/2022, Việt Nam nhập khẩu 27 chủng loại TACN&NL, tăng 1 chủng loại so với tháng trước. Lượng nhập khẩu một số chủng loại chính tăng mạnh so với tháng trước như: Khô đậu tương, DDGS, bột gia cầm, bột cá, bột lông vũ… Trong khi đó, lượng nhập khẩu một số chủng loại giảm mạnh so với tháng trước như: Chất tổng hợp, bột gan mực, bột huyết tương, bột bánh mỳ…
Giá nhập khẩu trung bình nhiều mặt hàng TACN&NL trong tháng 11/2022 giảm so với tháng trước như: Khô đậu tương, DDGS, bột thịt xương, cám gạo, cám mỳ, khô hạt cải, bột lông vũ, bột gia cầm… Giá nhập khẩu một số chủng loại tăng so với tháng trước như: Cám ngô, khô dầu cọ, khô dầu dừa, bột huyết tương…
+ Nhóm khô hạt có dầu:
Mặt hàng khô đậu tương:
Lượng nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam trong tháng 11/2022 tăng mạnh, đạt 444,5 nghìn tấn, trị giá 250,1 triệu USD, tăng 44,5% về lượng và tăng 38,4% về trị giá so với tháng trước, tăng 34,8% về lượng và tăng 57% về trị giá so với tháng 11/2021. Tính chung 11 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam đạt 4,38 triệu tấn, trị giá 2,45 tỷ USD, giảm 4% về lượng nhưng tăng 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 47,6% về lượng và 49,2% về trị giá trong tổng nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam.
Thị trường cung cấp chính khô đậu tương là Nam Mỹ và Mỹ. Giá nhập khẩu trung bình khô đậu tương trong tháng 11/2022 ở mức 563 USD/tấn, giảm 4,2% so với tháng trước nhưng tăng 16,5% so với tháng 11/2021.
Lượng nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam trong năm 2022 ước đạt 4,75 triệu tấn, trị giá 2,65 tỷ USD, giảm 5,4% về lượng nhưng tăng 6% về trị giá so với năm 2021.
Khô dầu cọ:
Lượng nhập khẩu khô dầu cọ trong tháng 11/2022 đạt 63,9 nghìn tấn, trị giá 11 triệu USD, tăng 4,5% về lượng và tăng 5,1% về trị giá so với tháng trước, nhưng giảm 17,3% về lượng và giảm 30,6% về trị giá so với tháng 11/2021. Giá nhập khẩu trong tháng 11/2022 đạt 172 USD/tấn, tăng 0,5% so với tháng trước nhưng giảm 16,1% so với tháng 11/2021. Tính chung 11 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu mặt hàng khô dầu cọ đạt 533,3 nghìn tấn, trị giá 112,1 triệu USD, giảm 9,4% về lượng nhưng tăng 1,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường cung cấp chính mặt hàng khô dầu cọ là Indonesia (đạt 483,9 nghìn tấn) và Malaysia (đạt 27,4 nghìn tấn).
Mặt hàng khô hạt cải:
Lượng nhập khẩu khô hạt cải trong tháng 11/2022 đạt 28,6 nghìn tấn, trị giá 9,2 triệu USD, tăng 29,4% về lượng và tăng 29,1% về trị giá so với tháng trước, tăng 79,7% về lượng và tăng 55,5% về trị giá so với tháng 11/2021. Giá nhập khẩu trong tháng 11/2022 đạt 321 USD/tấn, giảm 0,2% so với tháng trước và giảm 13,5% so với tháng 11/2021. Tính chung 11 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu mặt hàng khô hạt cải đạt 244,1 nghìn tấn, trị giá 92,2 triệu USD, giảm 10,2% về lượng và giảm 3,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường cung cấp chính mặt hàng khô hạt cải là Ấn Độ, UAE, Pakixtan…
+ Nhóm bột protein thực vật:
Trong tháng 11/2022, lượng nhập khẩu DDGS đạt 143,5 nghìn tấn, trị giá 52,5 triệu USD, tăng 21,3% về lượng và tăng 20,4% về trị giá so với tháng trước, giảm 4,2% về lượng nhưng tăng 10,9% về trị giá so với tháng 11/2021. Giá nhập khẩu trung bình DDGS trong tháng 11/2022 ở mức 366 USD/tấn, giảm 0,8% so với tháng trước nhưng tăng 15,8% so với tháng 11/2021. Tính chung 11 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu mặt hàng DDGS đạt 1,26 triệu tấn, trị giá 471 triệu USD, tăng 0,2% về lượng và tăng 19,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Nhập khẩu DDGS trong 11 tháng năm 2022 chiếm 13,7% về lượng và 9,4% về trị giá trong tổng lượng TACN&NL nhập khẩu về Việt Nam. Thị trường cung cấp chính là Mỹ
Trong tháng 11/2022, lượng nhập khẩu cám gạo đạt 27,9 nghìn tấn, trị giá 6,6 triệu USD, tăng 15,9% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với tháng trước, giảm 49,1% về lượng và giảm 38,9% về trị giá so với tháng 11/2021. Giá nhập khẩu trung bình cám gạo trong tháng 11/2022 ở mức 236 USD/tấn, giảm 2,1% so với tháng trước nhưng tăng 20% so với tháng 11/2021. Tính chung 11 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu mặt hàng cám gạo đạt 501,8 nghìn tấn, trị giá 108,4 triệu USD, giảm 3,5% về lượng nhưng tăng 16% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường cung cấp chính mặt hàng này là Ấn Độ.
Lượng nhập khẩu cám ngô trong tháng 11/2022 đạt 23 nghìn tấn, trị giá 6,2 triệu USD, tăng 14,3% về lượng và tăng 25% về trị giá so với tháng trước, tăng 165,7% về lượng và tăng 147,6% về trị giá so với tháng 11/2021. Giá trung bình cám ngô nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 11/2022 đạt 267 USD/tấn, tăng 9,4% so với tháng trước nhưng giảm 6,8% so với tháng 11/2021. Tính chung 11 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu mặt hàng cám ngô đạt 151,8 nghìn tấn, trị giá 45,1 triệu USD, tăng 10,9% về lượng và tăng 25,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường cung cấp chính là Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong tháng 11/2022, lượng nhập khẩu cám mỳ đạt 30 nghìn tấn, giảm 10,1% so với tháng trước và giảm 20,2% so với tháng 11/2021. Giá nhập khẩu trung bình cám mỳ trong tháng 11/2022 ở mức 288 USD/tấn, giảm 0,1% so với tháng trước nhưng tăng 15,7% so với tháng 11/2021. Tính chung 11 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu mặt hàng cám mỳ đạt 352,2 nghìn tấn, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường cung cấp chính mặt hàng này là Tanzania, Indonesia…
+ Nhóm bột protein động vật:
Trong tháng 11/2022, lượng nhập khẩu bột thịt xương đạt 66 nghìn tấn, trị giá 35,3 triệu USD, tăng 10,8% về lượng và tăng 5% về trị giá so với tháng trước, tăng 29,3% về lượng và tăng 33,1% về trị giá so với tháng 11/2021. Giá nhập khẩu trung bình bột thịt xương trong tháng 11/2022 ở mức 535 USD/tấn, giảm 5,2% so với tháng trước nhưng tăng 3% so với tháng 11/2021. Tính chung 11 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu mặt hàng bột thịt xương đạt 723 nghìn tấn, trị giá 398,9 nghìn tấn, tăng 17,9% về lượng và tăng 33,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường chính cung cấp bột thịt xương là Mỹ và EU.
Nhập khẩu bột gia cầm trong tháng 11/2022 đạt 21,7 nghìn tấn, trị giá 20,4 triệu USD, tăng 6,9% về lượng và tăng 4,6% về trị giá so với tháng trước, tăng 142,5% về lượng và tăng 420,3% về trị giá so với tháng 11/2021. Giá nhập khẩu trung bình bột gia cầm trong tháng 11/2022 ở mức 937 USD/tấn, giảm 1,1% so với tháng trước nhưng tăng 72,3% so với tháng 11/2021. Tính chung 11 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu mặt hàng bột gia cầm đạt 214,1 nghìn tấn, trị giá 203,7 triệu USD, tăng 11,5% về lượng và tăng 23,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường cung cấp chính mặt hàng này là Mỹ, Braxin, Ả Rập Xê Út…
Nhập khẩu bột cá trong tháng 11/2022 đạt 14,8 nghìn tấn, tăng 38,3% so với tháng trước và tăng 217% về trị giá so với tháng 11/2021. Giá nhập khẩu trung bình bột cá trong tháng 11/2022 ở mức 1.500 USD/tấn, giảm 1,4% so với tháng trước nhưng tăng 18,1% so với tháng 11/2021. Tính chung 11 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu mặt hàng bột cá đạt 115,4 nghìn tấn, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường cung cấp chính mặt hàng này là Ấn Độ, Ôman, Pêru…
+ Nhóm chất tổng hợp và bổ trợ (CTH&BT):
Trong tháng 11/2022, kim ngạch nhập khẩu nhóm CTH&BT đạt 42,9 triệu USD, giảm 13,5% so với tháng trước và giảm 10,7% so với tháng 11/2021. Tính chung 11 tháng năm 2022, nhập khẩu CTH&BT đạt 501,8 triệu USD, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường cung cấp chính là Châu Á (Trung Quốc, Thái Lan…).
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất