Mycoplasma hyopneumoniae (M. hyo) là tác nhân gây bệnh viêm phổi địa phương ở heo và là một trong những tác nhân chính của Bệnh Hô hấp Phức hợp trên heo (PRDC). M. hyo có lẽ là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thường gặp nhất trong chăn nuôi heo và nó đang tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
Hầu hết các trang trại ở các nước sản xuất chăn nuôi heo đều bị nhiễm M. hyo mãn tính. Nếu không có kiểm soát đầy đủ, hậu quả của bệnh này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế: làm giảm tăng trọng trung bình hàng ngày, tăng thời gian xuất chuồng, giảm hiệu quả thức ăn, tăng tính nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng hô hấp khác, tăng chi phí thuốc điều trị và tỷ lệ chết cao hơn.
Sự kiểm soát M. hyo là một thách thức
Nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh và làm các biện pháp can thiệp phức tạp hơn. Ngoài các nguyên tắc chung để kiểm soát tất cả dịch bệnh (quản lý, vệ sinh và an toàn sinh học), cần phải giải quyết 3 vấn đề chính dưới đây:
1. Triển khai và tiêm phòng cho heo nái tơ,
2. Xây dựng miễn dịch đàn heo nái,
3. Quản lý tình trạng sức khỏe của đàn (bao gồm các tác nhân gây bệnh thứ cấp như PRRS và cúm).
Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét là đặc điểm của vi khuẩn: M. hyo gây nhiễm trùng cục bộ trong phổi và làm nguy hại đến cơ chế kiểm soát và loại trừ mầm bệnh từ đường hô hấp.
Phổi đại diện cho cơ quan mở của cơ thể để hệ thống miễn dịch không được kích hoạt miễn là mầm bệnh ở lại trên bề mặt. Hầu hết các tác nhân gây bệnh được loại bỏ bởi “hoạt động làm sạch” của biểu mô có lông rung (xem hình 1), đường dẫn khí quản phổi, trước khi chúng có thể bắt đầu gây tổn thương: một số tế bào biểu mô tạo ra chất nhầy, trong đó mầm bệnh và các chất khác bị mắc kẹt lại và sẽ đẩy chất nhầy bị ô nhiễm này ra khỏi phổi.
Hình 1 – Biểu mô có lông rung của phổi (A: lông rung còn nguyên vẹn, B: lông rung bị hủy hoại).
Tuy nhiên, khi M. hyo xâm nhập vào đây – nó dính vào lông và phá hủy chúng, làm tổn hại chức năng làm sạch phổi.
Vắc xin M. hyo có giới hạn
Ngay khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch được kích hoạt nhanh chóng và trong trường hợp đã miễn dịch trước khi tiêm vắc xin hoặc nhiễm trùng trước đó, hệ thống miễn dịch quá nhanh, mầm bệnh thường được loại bỏ trước khi gây tổn thương. Tuy nhiên, M. hyo dẫn đến nhiễm trùng cục bộ và không được cho là xâm lấn sớm sau khi nhiễm trùng, điều này làm cho đáp ứng miễn dịch đối với heo trở nên khó khăn hơn.
Tất cả các vắc xin hiện hành chống lại M. hyo đều được tiêm bắp để kích thích hệ thống miễn dịch. Có vẻ như hệ thống miễn dịch không nhận ra M. hyo có mặt, miễn là nó vẫn còn trong chất nhờn chưa gắn với lông rung và xâm nhiễm vào cơ thể, do đó miễn dịch từ vắc xin cũng được kích hoạt sau khi có một vài tổn thương trên phổi. Vắc xin M. hyo là những công cụ quan trọng nhất để kiểm soát M. hyo – tuy nhiên, chúng không thể ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc loại bỏ các tổn thương trên phổi hoặc các dấu hiệu lâm sàng một cách hoàn toàn.
Để khắc phục những hạn chế này, tất cả các công cụ hiện hữu cần được xem xét để hỗ trợ vắc xin, nên tập trung vào tối đa hóa khả năng miễn dịch và giảm thiểu tiếp xúc với mầm bệnh. Điều này có nghĩa là cần phải có cái nhìn cận cảnh về chuỗi nhiễm M. hyo, xem Hình 2.
Hình 2 – Liên kết trong chuỗi nhiễm M. hyo.
Bảo vệ heo con bằng vắc xin (tối đa hóa miễn dịch) là bước đầu tiên và công cụ phổ biến nhất để kiểm soát M. hyo. Tầm quan trọng của sự thích nghi ở heo nái tơ là chủ đề trung tâm trong thời gian gần đây và được thảo luận rộng rãi hơn. Nhưng còn về đàn heo nái thì sao?
Cần phải phòng vắc xin trên cả đàn heo nái
Người ta biết rõ rằng sự xâm nhiễm sớm của M. hyo ở heo con chủ yếu là do sự lây nhiễm từ heo nái tơ. Tuy nhiên, miễn dịch của heo nái là một chủ đề gây tranh cãi cho các nhà khoa học về heo. Một số nhà nghiên cứu cho rằng heo nái có khả năng miễn dịch ổn định do đó chúng không bị tái nhiễm hoặc ít nhất sẽ không nhiễm M. hyosau khi tiếp xúc.
Các nhà nghiên cứu khác có thể chứng minh rằng những con heo nái già có khả năng miễn dịch nhưng không rõ liệu những con heo nái có miễn dịch rồi có thể bị tái nhiễm không. Tuy nhiên, khi vi khuẩn xâm nhiễm sớm trên heo con sẽ có thể tác động tiêu cực đến mức độ nghiêm trọng của bệnh M. hyo sau này trong đàn.
Tiêm chủng có thể ổn định đàn heo nái
Hơn mười năm trước, đã có một số báo cáo cho thấy rằng việc tiêm vắc xin cho đàn heo nái có tác động ổn định đối với nhiễm M. hyovà mức độ nhiễm ở heo con. Dữ liệu được công bố gần đây bởi Tiến sĩ Ioannis Arsenakis và đồng nghiệp từ Đại học Ghent, Bỉ đã chứng minh rằng ngoài việc tiêm vắc xin cho heo con, thì việc tiêm cho heo nái có thể làm giảm sự lây truyền M. hyo từ heo nái sang heo con và giảm tổn thương phổi liên quan đến M. hyo ở lò giết mổ.
Các nhà nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu M. hyo và đáp ứng kháng thể của heo con và lứa đẻ của nó sau khi toàn bộ heo nái được tiêm chủng trước khi sinh và các lứa đẻ của chúng được theo dõi cho đến khi giết mổ.
Ngay sau khi sinh, heo con cần phải được tiêm chủng để được bảo vệ chống lại các bệnh chính ở heo. Ảnh: Henk Riswick
Lợi ích khi cả trang trại dương tính với M.hyo?
Việc tiêm vắc xin cho heo con giúp giảm tác động đến kinh tế và tác động lâm sàng của M. hyo, là biện pháp kiểm soát bệnh quan trọng nhất có thể được áp dụng. Ảnh hưởng tích cực của việc tiêm phòng M. hyo ở heo nái đã được quan sát thấy ở các trang trại có tỷ lệ xâm nhiễm trung bình ở heo con và heo con ngay sau khi cai sữa.
Tiến sĩ Arsenakis và đồng nghiệp đã chứng minh rằng heo con được sinh từ heo nái tơ đã được tiêm vắc xin sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm thấp hơn khi cai sữa, nhưng họ không thể chứng minh được rằng việc tiêm vắc xin sẽ giảm rõ rệt số heo nái tơ loại bỏ. Mặt khác, nghiên cứu này không tính được số lượng M. hyo đã bị loại khỏi chuồng nuôi, có thể giảm số lượng đáng kể ở động vật đã được tiêm vắc xin.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này chứng minh rằng việc tiêm chủng đã làm tăng đáng kể số lượng heo có kháng thể M. hyo lúc đẻ và số heo con có kháng thể lúc cai sữa. Mặc dù các kháng thể lưu hành không tương quan trực tiếp với bảo vệ M. hyo, trong các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có vắc xin đáp ứng miễn dịch với M. hyo ở heo nái được tiêm chủng và truyền miễn dịch của heo mẹ sang heo con.
Do đó, việc tiêm vắc xin cho heo nái có thể là một lựa chọn để kiểm soát M. hyo ở các trang trại sản xuất chăn nuôi, điều này được chứng minh qua việc làm giảm tỷ lệ xâm nhiễm cao ở heo con hoặc heo ngay sau khi cai sữa hoặc có tỷ lệ biến đổi cao trong tình trạng kháng thể của heo nái.
Biên dịch: Acare VN Team (theo PigProgress)
Nguồn: Acare VN
- Mycoplasma li>
- bệnh Mycoplasma li>
- kiểm soát Mycoplasma li> ul>
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới ngày tính đến ngày 25/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất