Salmonella là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm độc thức ăn trên toàn cầu. Ở nước ta, các vụ ngộ độc thực phẩm do Salmonella xảy ra rải rác trong năm và xuất hiện chủ yếu ở phía Nam, nơi có điều kiện nóng ẩm quanh năm, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Salmonella theo thức ăn vào đường tiêu hóa sau đó đi vào hệ bạch huyết và tuần hoàn gây nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên, vi khuẩn lại ưa ở môi trường ruột nên chúng nhanh chóng trở về ruột gây viêm ruột với các triệu chứng như đau đầu, sốt, nôn mửa, tiêu chảy,… Bệnh thường có thể tự khỏi sau 1-2 ngày nhưng đối với người có hệ thống miễn dịch kém, người già và trẻ em thì bệnh có thể trở nặng và dẫn đến tử vong.
Trong số trên 2500 typ huyết thanh đã được phân lập, S. enterica serovar Enteritidis (viết tắt là S. Enteritidis) và S. entericaserovar Typhimurium (viết tắt là S. Typhimurium) là hai typ huyết thanh thông thường nhất gây ngộ độc thực phẩm cho người. Vi khuẩn này có khả năng phát triển tốt ở nhiệt độ 5-45oC, pH6-9 và có thể chịu được nồng độ muối cao 8-19%. Salmonella thường nhiễm ở gia cầm và không gây triệu chứng trên gia cầm dẫn đến hiện tượng gia cầm mang trùng ẩn. Ở trạng thái này gia cầm có cơ hội truyền S. Enteritidis và S. Typhimurium sang người qua nguồn trứng, thịt và phát tán vi khuẩn ra môi trường và các nguồn thực phẩm khác. Hiện nay, Salmonella ngày càng kháng nhiều loại kháng sinh khác nhau, làm cho việc điều trị trở nên khó khăn. Vì vậy, gây miễn dịch phòng Salmonella cho gia cầm là biện pháp hữu hiệu để giảm ngộ độc thực phẩm do Salmonella gây ra ở người.
Sự sinh trưởng của S. Typhimurium trong huyết thanh gà (n=4-7, lặp lại 2 lần)
Sự sinh trưởng của S. Enteritidis trong huyết thanh gà (n=4-7, lặp lại 2 lần)
Trong khuôn khổ đề tài hợp tác Việt Nam – Thụy Điển SIDA-SAREC, Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN đã sản xuất thành công các kháng nguyên H của S. Typhimurium (FliC, FljB) và S. Enteritidis (Gm) và kháng nguyên fimbriae SEFA của S. Enteritidis cho thử nghiệm làm vaccine dưới dạng đơn vị tái tổ hợp phòng hai typ huyết thanh Salmonella cho gia cầm. Các kháng nguyên này đã được chứng minh là có khả năng kích hoạt cả miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch thích ứng với cả hai nhánh: miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào, giúp cơ thể động vật kháng lại vi khuẩn.
Bên cạnh đó, kháng thể kháng nguyên H còn được truyền từ gà mẹ sang trứng để bảo hộ gà mới nở chống lại Salmonella. Với liều gây miễn dịch 0,05 mg kháng nguyên mỗi loại được gây miễn dịch cho gà 2 tuần tuổi và 0,1 mg kháng nguyên mỗi loại gây miễn dịch nhắc lại cho gà 8 tuần tuổi, kháng thể được tạo ra trong huyết thanh đã làm giảm khả năng sinh trưởng của S.Typhimurium 10 lần và ức chế khả năng sinh trưởng của S. Enteritidis 4 lần. Kháng thể kháng lại các kháng nguyên tái tổ hợp cũng được tìm thấy trong trứng và kháng thể trong trứng cũng có khả năng ức chế sinh trưởng S. Enteritidis khoảng 2 lần nhưng có hiệu quả thấp đối với S. Typhimurium.
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc quyền – Giải pháp hữu ích số 1085 năm 2013.
Người tổng hợp: Thanh Hà
Theo GS.Trương Nam Hải, Viện Công nghệ sinh học
Nguồn: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Quản lý giống heo và chiến lược chọn lọc heo giống (Kỳ I)
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu năm 2025
- Cúm gia cầm: Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các trang trại gia cầm
- Tác động của các loại khoáng trong nước
- Nhu cầu dinh dưỡng tối ưu của vịt đẻ trứng
Tin mới nhất
T7,19/04/2025
- Sáng kiến toàn cầu trị giá 27,4 triệu USD giảm khí methane từ chăn nuôi
- Dịch tễ học bệnh prion trong quần thể động vật nuôi và hoang dã
- Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì 3 tháng đầu năm 2025
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
Bình luận mới nhất