[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hiện nay, trên thế giới xuất hiện khá nhiều loại vòng tẩm: CIDR, PRID, DIB, Cue-Mate, Pro-Ciclar, Sincrogest… Mỗi chế phẩm có một kiểu dáng công nghiệp khác nhau, tuy nhiên có một điểm chung ở các kiểu vòng tẩm là rất dễ thao tác và khá an toàn khi sử dụng. Khi đặt vào âm đạo bò, sử dụng súng đặt vòng (applicator) để đưa vào dễ dàng. Khi ở trong âm đạo, nó khó có thể bị rơi ra ngoài trong quá trình vận động của bò. Khi cần rút ra sẽ chỉ cần cầm dây kéo ra.Thị trường Việt Nam hiện đang lưu hành thông dụng hai loại vòng tẩm progesterone: CIDR và PRID để điều khiển sinh sản trên bò sữa.
1. Vòng CIDR (Controlled Internal Drug Release)
CIDR được cấu tạo bởi một lớp silicone dạng lỗ dày không quá 1 mm có tẩm progesterone bọc vào một khung nhựa dẻo có hình chữ T, cuối vòng có một đoạn dây nhựa cố định với vòng CIDR, đủ dài để khi đặt CIDR trong âm đạo bò, dây vẫn thò ra ngoài. Vòng CIDR được công ty AHI Plastic Moulding đăng ký sản xuất và thương mại tại Hamilton, New Zealand từ năm 1981 (CIDR S đăng ký năm 1986, CIDR G đăng ký năm 1988).
Vòng CIDR có nhiều loại và dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. Vòng CIDR dùng cho bò có 2 loại. Loại CIDR-B tẩm 1,9 gram progesterone thường dùng ở Canada (Siqueira và cs, 2009) và loại CIDR tẩm 1,38 gram progesterone thường dùng ở Mỹ (Palomares và cs, 2015; Monteiro và cs, 2014). Việt Nam hiện đang dùng loại CIDR tẩm 1,38 gram. Vòng CIDR dùng cho dê, cừu (CIDR-S và CIDR-G) tẩm 0,3 gram progesterone.
Vòng CIDR có kích thước 15 x 13,5 x 1,6 cm. Tổng diện tích bề mặt của vòng CIDR đặt cho bò nằm trong khoảng từ 120 cm2-125 cm2, diện tích tiếp xúc với niêm mạc âm đạo bò khoảng 75 cm².
Xương hình chữ T được cấu tạo bởi lớp nhựa dẻo có khả năng chịu được nhiệt độ từ 1900C -1950C, chịu được lực nén khoảng 30 tấn, có khả năng uốn dẻo khi cho vào dụng cụ đặt vòng chuyên dụng (súng đặt vòng) để đặt vào âm đạo và nó đàn hồi lại rất nhanh về trạng thái ban đầu hình chữ T khi nằm trong âm đạo bò, hai cánh chữ T sẽ cố định vòng CIDR trong âm đạo bò, không cho tuột ra ngoài.
Sau thời gian đặt vòng CIDR, vòng được lấy ra ngoài bằng cách rút đầu dây của vòng CIDR ra một cách nhẹ nhàng. Vòng CIDR có nhiều kiểu dáng khác nhau tùy thuộc vào đối tượng sử dụng.
2. Vòng PRID (Progesterone Releasing Intravaginal Device)
Vòng PRID sản xuất và phân phối bởi công ty Ceva Santé Animal-Canada. PRID có 2 dạng. Dạng vòng xoắn hình ống, lõi bằng thép bọc silicone có tẩm 1,55g progesterone, phía đầu có thiết kế khe cài thuốc để cài viên đặt estrogen, phía cuối vòng xoắn có gắn dây để rút vòng ra (O’Hara và cs, 2014). PRID DELTA là loại vòng cải tiến, có hình tam giác, có thể bóp lại để đưa vào âm đạo bằng súng đặt vòng, ở trong âm đạo, nó lại xòe ra thành hình tam giác để tiết progesterone. Một góc của PRID DELTA có đầu gắn dây, để có thể rút ra khỏi âm đạo một cách dễ dàng.
Vòng PRID sử dụng cho bò sữa cấu tạo bởi 1 lõi thép dạng vòng xoắn có kích thước 3,5 x 28,5 cm. Bọc xung quanh lõi thép là lớp silicone dạng lỗ có tẩm 1,55 gram progesterone dày 0,1 cm. Vòng PRID có bề mặt tiếp xúc với niêm mạc âm đạo lớn nên việc thải trừ progesterone vào máu khá dễ dàng khi đưa vào âm đạo bò. Phía đầu vòng PRID có gắn 1 viên thuốc đặt có thành phần là hormone estrogen. Phía cuối vòng có gắn dây để sử dụng trong trường hợp cần rút vòng ra khỏi âm đạo bò.
3. Vòng PRID DELTA
Được cấu tạo kiểu dáng tam giác nên có ít phần đầu nhọn tiếp xúc với niêm mạc âm đạo hơn, tạo cảm giác thoải mái cho bò khi đặt PRID DELTA trong âm đạo, phần xương làm bằng chất liệu nhựa polyethylene (PE) và ethyl vinyl acetate (EVA) có độ dẻo, độ chịu lực và đàn hồi tốt đủ để uốn cong khi cho vào súng đặt vòng hoặc gập lại mà không gãy, không vỡ và có thể trở lại hình dạng ban đầu nhanh chóng sau khi được đẩy ra khỏi súng đặt vòng. Bao bọc ở ngoài là lớp silicone dạng lỗ dày khoảng 1 cm chứa 1,55 gram progesterone (Van Werven và cs, 2013). Tổng diện tích bề mặt tiếp xúc là 155 cm2, lớn hơn vòng CIDR (120 cm2) vì vậy việc thải trừ progesterone vào máu thuận lợi hơn.
4. Vòng DIB (Bovine Intravaginal Device)
DIB là sản phẩm của phòng thí nghiệm Syntex-Argentina, vòng tẩm progesterone có hình chữ V, xương bằng nhựa PE, phía ngoài bọc silicon dạng lỗ chứa 1 gram progesterone (P4) (Martinez và cs, 2012), diện tích bề mặt khoảng 95 cm2, sử dụng đặt âm đạo bò. Ngoài ra DIB còn sản phẩm đặt âm đạo dê cừu cũng có hình chữ V tẩm 0,3 gram progesterone, có tên thương mại là DICO.
5. Vòng Cue-Mate
Cue-Mate được sản xuất bởi công ty TNHH Bomac Laboratories tại New Zealand. Cue- Mate cấu tạo bởi 1 xương bằng nhựa cứng hình chữ Y (Wishbone) có thể dùng đi dùng lại nhiều lần và hai “kén” silicon (treatment pod) có thể tháo lắp vào xương nhựa để tạo thành vòng Cue- Mate hoàn chỉnh chứa 1,56 gram progesterone (Butler và cs, 2011). Hai cánh có khả năng uốn cong mềm mại để khi đưa vào âm đạo bò ít gây kích ứng nhất. Phần đầu xương cấu tạo hình gờ tròn để có thể gắn và tháo lắp dễ dàng được hai “kén” silicon tẩm progesterone.Phần cuối có lỗ gắn dây để gắn đuôi trước khi đưa vào âm đạo bò, tạo thuận lợi cho việc rút vòng ra khỏi âm đạo. Phần “kén” được cấu tạo bởi silicone dạng lỗ có tẩm progesterone. Thân hình ống, phía đầu có khớp để khớp với đầu xương tạo thành thế chắc chắn không thể bị tuột. Bố trí phía thân là hai hàng lỗ khoan ngang có tác dụng xả khí và cho dịch đi qua dễ dàng. Phía ngoài “kén” được chia thành 7 đĩa (gill) silicone có tác dụng làm tăng thể tích bề mặt tiếp xúc làm tăng khả năng thải trừ progesterone ra ngoài khi đặt trong âm đạo bò. Đuôi nhựa màu xanh hình sợi có một đầu như mũ đinh và có khớp để có thể gắn vào xương nhựa dễ dàng nhưng không bị tuột ra ngoài trong quá trình sử dụng.
6. Procrear Synkroxy
Là chế phẩm của phòng thí nghiệm PROAGRO-Argentina. Sản phẩm có cấu tạo gồm 2 phần chính: Phần xương và phần vỏ silicon. Phần xương được làm bằng nhựa cứng có độ đàn hồi và độ uốn dẻo cao, hình chữ V (gần giống hình của vòng DIB). Phần vỏ silicon được cấu tạo bởi silicon trơ dạng lỗ, tẩm 0,5 g progesterone/vỏ hoặc 0,25 g progesterone tự nhiên/vỏ. Khi đặt vòng vào âm đạo bò, vòng sẽ được gắn 2 vỏ vào hai nhánh chữ V của xương và gắn đuôi nhựa vào phần gốc của xương để tiện rút ra sau khi sử dụng. Tùy theo yêu cầu đặt vòng cần nhiều hay ít progesterone khi đặt vào âm đạo bò mà chọn loại có 1 gram hay 0,5 gram progesterone/vòng.
7. Vòng Pro-Ciclar
Pro-Ciclar được nghiên cứu sản xuất và phân phối bởi công ty chuyên nghiên cứu, thí nghiệm và sản xuất sản phẩm thú y ZOOVET tại Colombia. Pro-Ciclar là thiết bị đặt âm đạo bò có hình chữ Y mềm mại, được cấu thành bởi hai bộ phận rời nhau có thể tháo lắp dễ dàng. Bộ phận thứ 1 là xương nhựa hình chữ Y có kích thước 17 x 15,5 cm như một giá đỡ cho phần thứ 2 là băng progresterone. Phần cuối của xương nhựa có gắn đuôi là một dây nhựa để dễ dàng cho việc thao tác rút vòng ra khỏi âm đạo bò. Xương nhựa có thể dùng đi dùng lại nhiều lần.
Băng progesterone là một dải băng chứa 0,75 gram progesterone hoạt động (progesterone Micronized (4-pregnane-3,20-dione) tẩm trong silicone dạng lỗ tráng trên một lớp vải hypoallergenic có tổng trọng lượng =10,5 gram để rời. Khi sử dụng sẽ gắn nó vào xương nhựa tạo thành thể thống nhất và cho vào súng đặt vòng vào âm đạo bò.
Cấu tạo vòng Pro-Ciclar
8. Vòng PRIMER
Vòng PRIMER là thiết bị tẩm progesterone đặt âm đạo bò đầu tiên được sản xuất bởi Bộ Nông nghiệp Brazil nhằm mục đích phục vụ chiến lược phát triển bò sữa tại đất nước Brazil. Cấu tạo của vòng PRIMER gồm hai phần. Xương được làm từ nhựa y tế cao cấp có hình chữ T ngắn, khá khác biệt so với các sản phẩm khác và rất tiện trong quá trình sử dụng. Bọc ngoài xương nhựa là lớp silicone có tẩm 1 gram progesterone. Phía cuối vòng tẩm có gắn đuôi nhựa màu xanh, sử dụng để rút vòng ra khỏi âm đạo sau khi điều trị. Tổng trọng lượng của vòng nặng 23,2 gram.
9. Vòng Sincrogest
Sincrogest là sản phẩm vòng tẩm progesterone đặt âm đạo bò được sản xuất bởi công ty Aurofino-Brazil, Vòng được cấu tạo hình chữ T, phần xương được làm bằng nhựa, cuối xương chữ T phình ra để gắn dây nhựa. Dây nhựa có màu xanh, đủ dài để thuận tiện rút vòng ra khỏi âm đạo bò sau khi điều trị. Bọc phía ngoài xương là một lớp silocone dạng lỗ có tẩm 1 gram progesterone. Sincrogest có thể sử dụng lại tối đa 4 lần. Mỗi lần sử dụng xong, vòng được rửa sạch trên vòi nước chảy và ngâm vào hóa chất tẩy rửa chuyên dụng, sau đó phơi khô và cất đi dùng lại. Phần đuôi nhựa được thiết kế thành 4 khớp ở phía đuôi, ngoài chức năng để rút vòng ra khỏi âm đạo, đuôi còn được dùng để đánh dấu số lần dùng lại trên bò bằng cách: Mỗi lần dùng lại, người dùng cắt bỏ đi một khớp ở phần đuôi. Khi cắt hết 4 khớp đuôi sẽ bỏ hẳn không dùng nữa.
10. Vòng Cronipres
Cronipres hoặc TRIU-B là sản phẩm của công ty Biogensis Bago-Argentina, Virbac – Ấn Độ.
Cronipres có 3 sản phẩm chính:
10.1 Cronipres/Triu-B DUO có hình hai chữ L ốp lưng vào nhau, được cấu tạo bởi hai phần. Phần xương được làm bằng nhựa cứng có khả năng đàn hồi và uốn cong tốt, bọc bên ngoài là lớp silicone dạng lỗ màu đỏ chứa 1 gram progesterone tự nhiên. Ngoài ra còn có các kén silicone để có thể gắn vào các đầu của vòng. Kén được làm bằng silicone dạng lỗ có tẩm 100 mg progesterone tự nhiên.
Một đầu cronipres có gắn dây nhựa để có thể rút vòng ra khỏi âm đạo bò dễ dàng sau khi sử dụng. Vòng có thể sử dụng 3 lần. Lần thứ 1 và thứ 2 có thể đặt nguyên vòng vào âm đạo bò. Lần thứ 3 phải gắn thêm 3 kén silicone vào 3 đầu vòng để bổ sung thêm progesterone khi đặt vào âm đạo bò.
10.2 Cronipres PODS sử dụng cho bò cái tơ 15 tháng tuổi gồm hai phần: Phần xương và phần kén silicone tẩm progesterone.
Phần xương có hình hai chữ L ốp lưng vào nhau, được cấu tạo bằng nhựa cứng, có khả năng đàn hồi và uốn cong. Ở giữa có khe gắn thuốc để có thể đặt thêm thuốc khi cần thiết. Một đầu gắn dây nhựa để có thể dễ dàng rút vòng ra khỏi âm đạo, 3 đầu còn lại có gờ giữ để gắn các kén silicone tẩm progesterone.
Phần xương có thể dùng đi dùng lại nhiều lần.Sau mỗi lần rút vòng, loại bỏ các kén silicone cũ đi và rửa sạch, khử trùng và phơi khô rồi cất đi. Khi dùng mới gắn kén silicone mới vào để đặt vào âm đạo bò.
Kén silicone được cấu tạo dạng kén làm bằng silicon dạng lỗ có tẩm 186 mg progesterone. Như vậy 1 vòng cronipres hoàn chỉnh để đưa vào âm đạo bò gắn 3 kén có lượng progesterone là 558 mg.
10.3 Cronipres CO Kích thước nhỏ hơn, chứa 40 mg progesterone trong tổng trọng lượng 1,2 gram silicone, xương có hình hai chữ L ốp lưng vào nhau, cấu tạo bằng nhựa cứng có độ đàn hồi và uốn dẻo cao. Một đầu có gắn dây nhựa màu trắng để thuận tiện trong quá trình rút vòng ra khỏi âm đạo. Các kén silicone rời có thể gắn 3 kén vào 3 đầu xương. Xương có thể sử dụng nhiều lần, mỗi lần sử dụng sẽ phải khử trùng kỹ và thay kén silicone mới.
10.3 Cronipres CO Kích thước nhỏ hơn, chứa 40 mg progesterone trong tổng trọng lượng 1,2 gram silicone, xương có hình hai chữ L ốp lưng vào nhau, cấu tạo bằng nhựa cứng có độ đàn hồi và uốn dẻo cao. Một đầu có gắn dây nhựa màu trắng để thuận tiện trong quá trình rút vòng ra khỏi âm đạo. Các kén silicone rời có thể gắn 3 kén vào 3 đầu xương. Xương có thể sử dụng nhiều lần, mỗi lần sử dụng sẽ phải khử trùng kỹ và thay kén silicone mới.
11. Vòng tẩm ProB – Việt Nam
Nhằm đáp ứng các yêu cầu trên, năm 2015, Học viện Nông nghiệp Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt chủ trì thực hiện đề tài KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu công nghệ sản xuất vòng tẩm progesterone đặt âm đạo góp phần nâng cao khả năng sinh sản ở bò sữa”. Chủ nhiệm đề tài là PGS.TS. Sử Thanh Long – giảng viên Khoa Thú y. Sau 3 năm thực hiện đề tài, các nhà khoa học của Học viện đã nghiên cứu và chế tạo thành công vòng tẩm progesterone (ProB) và được Cục Chăn nuôi công nhận Tiến bộ kỹ thuật đối với “Quy trình sử dụng vòng tẩm Progesterone do Việt Nam sản xuất” (Quyết định số 144/QĐ-CN-GSL ngày 20/04/2018); Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn hợp lệ đối với Sản phẩm đăng ký giải pháp hữu ích: Vòng tẩm progesterone đặt âm đạo bò (Quyết định số 81284/QĐ-SHTT ngày 20/11/2017).
Vòng ProB với kiểu dáng đặc trưng và công nghệ thải trừ chậm progesterone tiên tiến đã được kiểm nghiệm chất lượng trên bò cắt buồng trứng và đàn bò sữa sinh sản tại trang trại chăn nuôi bò cho kết quả rất tốt, tương đương với sản phẩm vòng nhập khẩu.
Hình dáng vòng tẩm ProB
TS Sử Thanh Long
– TS Giang Hoàng Hà
Bộ môn Ngoại – Sản, Khoa Thú y,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- vòng tẩm progesterone li>
- năng suất sinh sản li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất