Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực chăn nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực chăn nuôi

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng ngày 23/11/2020, tại Bắc Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT Bắc Ninh đã tổ chức thành công hội thảo “Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật mới lĩnh vực chăn nuôi”.

    Toàn cảnh hội thảo “Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực chăn nuôi” (Ảnh: Hà Ngân)

     

    Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, hiện nay, ngành chăn nuôi được đánh giá là một trong những ngành sản xuất còn nhiều tiềm năng. Tăng trưởng của ngành chăn nuôi góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội. Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2020, Bộ NN&PTNT dự báo sản lượng thịt có thể đạt 5,5 triệu tấn, trong đó thịt lợn đạt khoảng 65-67%, tăng 8,8% so với năm 2019. Một số sản phẩm chăn nuôi như trứng muối, thịt gà đã qua chế biến bước đầu đã xuất khẩu được sang những thị trường có rào cản kiểm dịch và an toàn thực phẩm cao như: thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước ASEAN.

     

    Bà Hạ Thúy Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, để đạt được các kết quả đó, một phần là nhờ vào việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT). Trong đó, hoạt động khuyến nông đã góp phần không nhỏ vào sản xuất, bao gồm các lĩnh vực như giống, thức ăn, quy trình kỹ thuật, thiết bị chăn nuôi, xử lý môi trường, chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh…

     

    Cũng theo bà  Hạ Thúy Hạnh, thông qua các hoạt động khuyến nông (xây dựng mô hình, đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền…) những mô hình tiêu biểu, có hiệu quả đã được lan tỏa, nhân rộng. Chăn nuôi trang trại, gia trại đang dần thay đổi quy mô nhỏ lẻ. Trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi được nâng lên rõ rệt, khai thác nhiều đối tượng vật nuôi, trên cơ sở phát huy tiềm năng, điều kiện từng vùng, miền để phát triển một cách bền vững, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Từ đó góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát huy lợi thế vùng miền và xây dựng nông thôn mới.

     

    Còn đại diện Viện Chăn nuôi cung cấp thông tin: trong giai đoạn 2018-2020, Viện có 21 TBKT được Bộ công nhận, trong đó có 14 TBKT về giống (gồm 02 TBKT về giống lợn, 11 TBKT về gia cầm và 01 giống Ong lai VNC) và các TBKT về dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, các quy trình nuôi dưỡng lợn, bò, các quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho trâu, các quy trình phòng và trị bệnh cho bò sữa bằng nano bạc..

    Đại diện Viện Chăn nuôi trình bày báo cáo “Giới thiệu một số tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới giai đoạn 2018-2020 của Viện Chăn nuôi”. (Ảnh: Hà Ngân)

     

    Hàng năm, các đơn vị của Viện đã cung cấp cho thị trường từ 24-16 triệu con gà giống ông bà và bố mẹ các loại; trên 2 triệu con vịt, ngan giống các loại; từ 800.000-1.000.000 liều tinh trâu, bò chất lượng cao (Chiếm trên 40% thị phần cả nước); trên 25.000 lợn giống bố mẹ (chuyển giao trực tiếp) và 100.000 con lợn bố mẹ (thông qua chuyển giao lợn giống ông bà). Các sản phẩm khoa học và công nghệ này đã làm góp phần tăng giá trị gia tăng cho người chăn nuôi ước tính khoảng trên 15 ngàn tỷ đồng mỗi năm.

     

    Còn đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh cũng cho biết, công nghệ chuồng kín với hệ thống làm mát, máng ăn, máng uống tự động được hầu hết các trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn áp dụng mang lại hiệu quả cao. Toàn tỉnh hiện có 72 trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao chuồng kín, trong đó: 46 trang trại chăn nuôi lợn, 19 trang trại chăn nuôi gia cầm, 6 trang trại nuôi thỏ và 1 trang trại nuôi chim bồ câu. Công nghệ 4.0 đã và đang được nhiều cơ sở, trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn  tỉnh áp dụng để quản lý, điều hành trong sản xuất. Nhiều cơ sở, trang trại chăn nuôi đã mạnh dạn đầu tư công nghệ hiện đại như công nghệ tự động hóa, công nghệ thông tin vào sản xuất nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, giảm chi phí lao động, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn như công ty MTV Dabaco, Công ty TNHH Delco…

     

    Cũng tại Hội thảo, các doanh nghiệp như Tập đoàn Dabaco, Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Hòa Bình, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Mebipha, Tập đoàn Quế Lâm, Công ty giống gia cầm Minh Dư… cũng đã giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật của doanh nghiệp mình. 

     

     Ông Nguyễn Văn Ngà – Đại diện Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Mebipha giới thiệu chế phẩm thay thế kháng sinh Immuno One S (Ảnh: Hà Ngân).

     

    Ông Nguyễn Văn Ngà – Đại diện Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Mebipha cho biết, những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước ban hành nhiều quy định giám sát việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, cũng như kiểm soát tồn dư trong sản phẩm. Mặt khác, thông qua truyền thông giáo dục tiêu dùng, nhận thức về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao, họ tìm mua những thương hiệu có uy tín và có xuất xứ rõ ràng. Nắm bắt điều đó, có rất nhiều trang trại đã quan tâm tìm kiểm giải pháp phù hợp để quản lý và chăm sóc sức khỏe vật nuôi nhằm thay thế cho việc lạm dụng kháng sinh để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi.

     

    Nắm bắt xu hướng thị trường, từ năm 2012, Công ty TNHH sản xuất – thương mại Mebipha đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm Immuno One S chuyên dùng cho gia cầm. Ngay từ lúc mới đưa ra thị trường, chế phẩm Immuno One S đã được đông đảo nhà chăn nuôi ủng hộ và được tin dùng vì hiệu quả tuyệt vời từ việc dùng chế phẩm này mang lại.

     

    “Chế phẩm sinh học này có thể giúp vật nuôi, đặc biệt là gia cầm non, gia tăng sức đề kháng với mầm bệnh, gia tăng sức khỏe đường ruột, đồng thời cải thiện hiệu quả trao đổi chất. Nhờ đó, gia cầm khỏe mạnh và phát triển tốt, năng suất tối ưu”, ông Nguyễn Văn Ngà khẳng định.

     

    Trong khuôn khổ hội thảo, các doanh nghiệp cũng đã trưng bày nhiều sản phẩm về thuốc thú y, chế phẩm sinh học, giống, sản phẩm chăn nuôi giới thiệu đến các đại biểu tham gia hội thảo:

    Tập đoàn Dabaco giới thiệu các sản phẩm chăn nuôi như trứng gà tươi, trứng gà chế biến, dầu ăn…(ảnh: Hà Ngân)

     

    Công ty TNHH sản xuất – thương mại Mebipha giới thiệu các sản phẩm thuốc thú y và chế phẩm sinh học tại hội thảo (Ảnh: Hà Ngân).

     

    Công ty TNHH giống gia cầm Minh Dư giới thiệu các sản phẩm gà giống (Ảnh: Hà Ngân).

     

    Hà Ngân

     

    Theo Cục Chăn nuôi, trong thời gian từ 2009 đến 2020,  đã có 104 tiến bộ kỹ thuật được công nhận trong đó, có 52 tiến bộ kỹ thuật cho các đối tượng lợn, gà, vịt, ngan, ngan lai vịt, ong tằm. Thức ăn chăn nuôi có 10 TBKT về quy trình sản xuất và chế phẩm sinh học. Môi trường chăn nuôi có 17 tiến bộ kỹ thuật về quy trình xử lí biogas  và các mẫu công trình khí sinh học. Quy trình chăn nuôi và các công nghệ khác có 25 TBKT về các công trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh.

     

    Tuy nhiên, các TBKT được ứng dụng, chuyển giao vào thực tiễn sản xuất chăn nuôi tại các vùng sinh thái khác nhau trên cả nước. Tuy nhiên, ở các vùng miền núi, khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật còn ít và còn nhiều hạn chế.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.